Tên đề tài: “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long ”.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu An, Khóa: 2014

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Võ Thị Thanh Lộc - Công ty TNHH Hiệp Chí

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án nhằm giúp các nhà quản lý địa phương cũng như các tác nhân tham gia chuỗi hiểu rõ hơn thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cũng như yêu cầu thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm ớt. Từ đó có những chiến lược và giải pháp nâng cấp phù hợp góp phần phát triển ổn định ngành hàng ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Với mục tiêu trên, 389 quan sát mẫu được phỏng vấn bao gồm các tác nhân, nhà hỗ trợ và các bên tham gia trong chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân trồng ớt, thương lái, chủ vựa, công ty xuất khẩu, cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt, nhà bán lẻ, nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi và hợp tác xã/tổ hợp tác. Ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang có diện tích và sản lượng ớt lớn nhất vùng, đặc biệt là ớt Chỉ Thiên (đại diện 90% diện tích và 91,4% sản lượng ớt của vùng) cũng như có vùng chuyên canh ớt lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long được chọn làm địa bàn nghiên cứu. Qua lược khảo tổng quan và lược khảo chi tiết các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản nói chung và ớt nói riêng, khung nghiên cứu được đề xuất. Các nghiên cứu định tính và định lượng lần lượt được sử dụng để giải quyết các mục tiêu của luận án cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Các phương pháp phân tích chính được ứng dụng trong nghiên cứu bao gồm: phân tích và nâng cấp chuỗi giá trị bằng bộ công cụ của GTZ (2007), mô hình màng bao dữ liệu (DEA), hàm Tobit và phân tích hiệu quả tài chính.

Một số kết quả chính của nghiên cứu bao gồm: Sản phẩm ớt được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Châu Á và Châu Âu với yêu cầu chất lượng không giống nhau. Thị trường tiêu thụ chính sản phẩm ớt của vùng là Trung Quốc bao gồm ớt tươi và ớt khô. Ngoài ra, độ tập trung thị trường ở ba khâu trong chuỗi có sự khác biệt: người trồng ớt phân tán không tập trung và gần như không có rào cản về mặt tài chính và kỹ thuật. Ngược lại, khâu trung gian gồm hai tác nhân tham gia là thương lái, chủ vựa thì có độ tập trung cao hơn, thị trường tiêu thụ ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long mang tính độc quyền tương đối, đòi hỏi thương lái, chủ vựa phải có vốn, kinh nghiệm mua bán mới tham gia được thị trường này. Hơn nữa, trong sản xuất ớt, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí còn ở mức thấp, do còn lãng phí nhiều yếu tố đầu vào mặc dù hiệu quả qui mô ở mức khá hợp lý. Chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long còn qua nhiều tác nhân trung gian nên giá trị gia tăng của mỗi tác nhân còn thấp, chất lượng còn hạn chế dẫn đến hiệu quả thị trường chưa cao.

Từ các vấn đề còn tồn tại qua phân tích thị trường, độ tập trung thị trường, thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt và qua phân tích chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL, hai chiến lược được chọn để nâng cấp chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long đó là chiến lược nâng cao chất lượng và chiến lược đầu tư công nghệ với 8 nhóm giải pháp chiến lược từ phân tích ma trận SWOT.

(1) Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm ớt: Mục tiêu của chiến lược này nhằm cải thiện đổi mới chất lượng ớt tốt hơn, đây là cơ sở tăng giá trị sản phẩm ớt và thâm nhập thị trường mới. Chiến lược này bao gồm các nhóm giải pháp có liên quan đến phát triển các liên kết kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ ớt bằng cách thành lập hoặc củng cố các liên kết ngang để sản xuất ớt qui mô lớn theo hướng an toàn và đạt tiêu chuẩn GAP, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả sản xuất tối ưu để mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại.

(2) Chiến lược đầu tư công nghệ: Mục tiêu của chiến lược này nhằm sản xuất theo qui mô: giảm chi phí, tăng sản lượng, chất lượng đồng nhất, đa dạng hóa sản phẩm và giá cạnh tranh về lâu dài. Chiến lược này bao gồm các giải pháp liên quan đến tăng cường đầu tư công nghệ để sản xuất, chế biến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng cường sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt.

Từ khóa: Chiến lược, chuỗi giá trị, ớt

  1. Những kết quả mới của luận án:

Có nhiều nghiên cứu có liên quan đến CGT nông sản nhưng rất ít nghiên cứu về CGT ớt có kết hợp cả phương pháp tiếp cận CGT, phương pháp bao phủ dữ liệu (DEA), phân tích hồi qui và phân tích độ tập trung thị trường. Vì vậy, đây là một trong những công trình có những đóng góp nhất định vào cách tiếp cận mới liên quan đến phân tích CGT có kết hợp với các phương pháp phân tích định lượng khác (DEA, Hàm Tobit, độ tập trung của thị trường).

Các hàm ý quản trị chính liên quan đến khâu sản xuất bao gồm thay đổi tư duy trong sản xuất ớt theo hướng chất lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường tốt hơn bằng cách phát triển các liên kết kinh doanh. Trong khâu chế biến cần đầu tư công nghệ cao và tăng cường quản lý theo chuẩn chất lượng. Trong khâu tiêu thụ: các tác nhân thương mại cần tăng cường đầu tư vùng nguyên liệu ớt, đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu, thâm nhập và phát triển thị trường mới. Ngoài ra, các nhà hỗ trợ chuỗi (chính quyền địa phương các cấp) cần thay đổi tư duy quản lý – có trách nhiệm đến cùng trong liên kết kinh doanh, hỗ trợ khâu tổ chức sản xuất cũng như xúc tiến thương mại.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu của luận án giúp các nhà quản lý địa phương, các tác nhân tham gia chuỗi hiểu rõ hơn thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cũng như yêu cầu thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm ớt để thấy được cần phải thực hiện những chiến lược và giải pháp chiến lược phù hợp góp phần phát triển ổn định ngành hàng ớt.

  1. Research summary

This thesis was conducted to enable local managers as well as chain stakeholders better understanding the status quo of chili production, processing and distribution as well as chili market requirements in order to propose suitable strategies and managemental solutions for upgrading chili value chain in the Mekong Delta. Based on findings and follow-up proposed solutions, the chain stakeholders and facilitators can plan and manage the chili value chain better for customers’ demand.

With such goals, 389 sample observations were interviewed including chain actors, stakeholders and facilitators: Farmer, collector, wholesaler, company, processing factory, retailer, local facilitator and cooperation/coop.group. The three provinces of Dong Thap, An Giang and Tien Giang were chosen for the research sites, where the area and production as well as specialized region of chili are biggest in the Mekong Delta (representative 90% of total chili area and 91,4% of total production in the Mekong Delta). Through an overview of the agricultural value chain in general and chili in particular, the research framework was proposed for the study. Qualitative and quantitative researches are applied to address objectives of the thesis, to answer the research questions. The main methods of analysis include descriptive statistics, value chain approach and upgrading strategies of GTZ tools (2007), model of DEA, Tobit regression and financial efficiency.

Main results of the study including: Main markets for chili distribution are in Asia and Europe with different requirements of chili quality. Particularly, China is key market of chili in the Mekong Delta including fresh and dried chili. In addition, market structure of three stages of chili value chain is different: farmers are decentralized and have almost no financial and technical barriers. In contrast, the intermediary stage consisting of the collector and wholesaler has a higher concentration, the chili market in the Mekong Delta is relatively monopolistic, requiring traders and wholesalers to have capital experience for participating in the market. In chili production, the technical efficiency, the efficiency of resource allocation and cost-effectiveness are still low because many inputs are wasted although efficiency of scale is quite reasonable. The chili value chain in the Mekong Delta still has many actors, so the added value of each actor is low, quality is limited, these are leading to low market efficiency.

From existing problems through market analysis, market concentration, current status of chili production, processing and consumption, and through chili value chain analysis in the Mekong Delta, two strategies have been chosen to upgrade the chili value chain in the Mekong Delta, namely the quality improvement strategy and the technology investment strategy with 9 groups of strategic solutions from the SWOT matrix analysis. Firstly, chili quality improvement strategy: The goal of this strategy is to improve better chili quality, which is the basis of increasing the value of chili product and entering new markets. This strategy includes a set of solutions that relate to developing business linkages in chili production and distribution by establishing or consolidating horizontal linkages for large-scale chili production towards safety and meeting GAP standards; application of scientific and technical advances to achieve optimal production efficiency in order to expand export markets. Secondly, technology investment strategy: The objective of this strategy is economy of scale: cost reduction, increase in output, uniform quality, chili product diversification and competitive prices in the long run. This strategy includes solutions related to increased investment in technology to produce high-tech products, ensuring food hygiene and safety and increasing production of value-added products from chili.

Keywords: Chili, strategy, value chain

  1. Research Creativeness

There are many studies related to the agricultural value chain, but lacking of research on the chili value chain that combines both value chain approach, model of DEA, Tobit regression, market concentration. Therefore, this is one of the scientific research works that contributions to the new approach related to value chain analysis combined with other quantitative analysis methods.

The main governance implications in chili production include changing the mindset in chili production towards quality to meet market requirements better by developing business linkages. In the processing stage, it is necessary to invest in high technology and strengthen management according to quality standards. In the distribution stage: commercial actors need to increase investment in chili material areas, register trademarks and develop brands in order to penetrate and develop new markets for chili products. In addition, the chain facilitators and supporters (local authorities at all levels) need to change their management mindset – being responsibility to the end in business linkages, support in production organization as well as trade promotion.

  1. The applications/potential applications in mud crab farming, and the perspectives of this study

Results of the thesis help local managers, chain stakeholders better understanding the status quo of chili production, processing and distribution, chili market requirements in order to propose suitable strategies and management solutions for upgrading the chili value chain in the Mekong Delta, so then they find and follow-up strategies as well as strategic solutions for the developing chili industry in the Mekong Delta.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20058736
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
1188
18331
345347
20058736
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x