Tên đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam”.

Tác giả: Lý Phương Thùy, Khóa: 2015

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng; Mã số: 62340201; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Vương Quốc Duy, Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Phạm Lê Thông, Trường Đại học Cần Thơ

 

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Mục tiêu chung của luận án là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, đặc biệt là ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016. Trên cơ sở kết quả ước lượng, luận án đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận án có các mục tiêu cụ thể như sau: (i) Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016; (ii) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam; (iii) Phân tích mối quan hệ tương tác 2 chiều giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam; (iv) Đề xuất khuyến nghị thích hợp và thực tiễn để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu dạng bảng gồm 33.410 quan sát của 19.451 doanh nghiệp được trích từ bộ số liệu Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam do Tổng cục Thống Kê thực hiện giai đoạn 2010 – 2017.

Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng của các doanh nghiệp ngành nông, lâm, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng và bất động sản giai đoạn 2009 – 2016. Để ước lượng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận tham số biên ngẫu nhiên (SFA – Stochastic Frontier Approach) được phát triển bởi Aigner và cộng sự (1977); Meeusen và Van den Broeck (1977). Việc tồn tại mối quan hệ đồng thời giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động có thể làm cho các ước lượng trong các phương trình riêng lẻ bị chệch, kém hiệu quả và không vững. Vì thế, để có được kết quả ước lượng vững và hiệu quả hơn, luận án sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất 3 giai đoạn (3SLS – 3 Stage Least Square) với hệ phương trình đồng thời (Wooldridge, 2010) giữa hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và mối quan hệ tương tác 2 chiều giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức hiệu quả hoạt động trung bình của các doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2016 đạt được là 74,09%. Bên cạnh đó, luận án đã xác định được các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bao gồm: cấu trúc vốn, tỷ lệ tài sản hữu hình, tốc độ tăng trưởng tài sản, thời gian hoạt động, quy mô, hình thức sở hữu. Đồng thời, luận án cũng tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn bao gồm: hiệu quả hoạt động, tỷ lệ tài sản hữu hình, tốc độ tăng trưởng tài sản, đặc điểm riêng của tài sản, lá chắn thuế phi nợ vay, quy mô, hình thức sở hữu và thời gian hoạt động.

  1. Những kết quả mới của luận án:

          Thông qua việc ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas, luận án tìm ra được mức hiệu quả hoạt động trung bình của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2009 – 2016 là 74,09%. Trong đó, hiệu quả hoạt động trung bình của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt cao nhất với 74,37%; thấp nhất là ngành nông, lâm, thủy sản với 71,46%; mức hiệu quả của ngành xây dựng đứng thứ 2 (73,61%), sau đó là ngành bất động sản với mức hiệu quả đạt 73,07%.

          Luận án đã sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất ba bước (3SLS) với hiệu ứng cố định để khắc phục hiện tượng nội sinh và khẳng định có mối quan hệ tương tác qua lại giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. (i) Ở phương trình xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động, kết quả ước lượng đã cung cấp thêm bằng chứng ủng hộ lý thuyết chi phí đại diện của Jensen và Meckling (1976) khi tìm ra được mối quan hệ phi tuyến có dạng ∩ (hình chữ U ngược) giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Từ đó, nghiên cứu xác định được ngưỡng cấu trúc vốn tối ưu để doanh nghiệp đạt hiệu quả hoạt động cao nhất là 57,28% (Mô hình EFF), nghĩa là khi tỷ lệ nợ dưới mức 57,28% thì quyết định sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho hoạt động giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí đại diện của việc sử dụng vốn chủ sở hữu, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động, khi tỷ lệ nợ vượt quá 57,28% thì lúc tăng mức nợ vay lên sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì lúc này sự gia tăng của chi phí đại diện lớn hơn lợi ích thu được từ mức nợ tăng thêm. Tương tự, nghiên cứu cũng xác định được ngưỡng cấu trúc vốn tối ưu với ROA của các doanh nghiệp ở 4 ngành được nghiên cứu là 24,40%. Thêm vào đó, luận án cũng ước lượng được ngưỡng nợ vay tối ưu đối với EFF của 4 ngành được khảo sát, cụ thể là: 52,09% ở ngành nông lâm thủy sản; 56,75% ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; 59,82% ở ngành xây dựng và 54,36% ở ngành bất động sản. (ii) Ở phương trình cấu trúc vốn là biến phụ thuộc, kết quả ước lượng đã cung cấp thêm bằng chứng ủng hộ giả thuyết hiệu quả – rủi ro của Berger và di Patti (2006) khi tìm ra tác động cùng chiều của hiệu quả hoạt động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

          Kết quả nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thông qua chỉ số EFF của các doanh nghiệp thuộc 4 ngành được khảo sát, trong đó yếu tố cấu trúc vốn đều có tác động phi tuyến dạng hình ∩ lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Ngoài cấu trúc vốn, các yếu tố khác tác động đến hiệu quả hoạt động của từng ngành cụ thể như sau: (i) Đối với ngành nông lâm thủy sản: doanh nghiệp quy mô nhỏ có hiệu quả hoạt động cao hơn doanh nghiệp vừa và lớn, tài sản hữu hình có tác động thuận chiều, hiệu quả hoạt động giảm dần theo số năm hoạt động; (ii) Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: thời gian hoạt động có tác động phi tuyến theo hình chữ U đến hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp quy mô nhỏ hoạt động hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp vừa và lớn; (iii) Đối với ngành xây dựng: tốc độ tăng trưởng tài sản có tác động tích cực; quy mô DN có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuổi hoạt động ảnh hưởng phi tuyến theo dạng hình chữ U đến hiệu quả hoạt động; (iv) Đối với ngành bất động sản: tỷ lệ TSHH, tốc độ tăng trưởng tài sản, sở hữu nước ngoài tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp quy mô nhỏ hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp vừa và lớn.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu với quy mô lớn và độ tin cậy cao để ước lượng hiệu quả hoạt động và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành nông, lâm, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng và bất động sản. Thêm vào đó, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng phù hợp với đặc điểm của bộ số liệu và các biến số giúp cho kết quả ước lượng có độ tin cậy cao. Vì thế, luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cho các doanh nghiệp cùng các Sở, ban, ngành, nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư thông qua việc góp phần làm tăng sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp cùng các nhà hoạch định và tư vấn chính sách có thể vận dụng vào thực tế để đưa ra giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triễn bền vững của nền kinh tế nước Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, luận án sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Do hạn chế về thời gian nên phạm vi không gian trong luận án chỉ dừng lại ở việc phân tích hiệu quả hoạt động của ngành nông lâm thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng và bất động sản nên kết quả nghiên cứu chưa bao quát được hết các doanh nghiệp tại Việt Nam. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu thêm các ngành khác trong danh mục ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ nhằm tăng tính tổng quát cho mô hình.

  1. Abstract of the dissertation content

The general objective of the thesis is to analyze factors affecting the firm performance, especially the impact of capital structure on the performance of enterprises, in Vietnam in the period of 2009 - 2016. Based on the findings of the thesis, solutions to improve the performance of enterprises in Vietnam are proposed. The thesis has the following specific objectives: (i) Investigating the operation situation of Vietnamese enterprises in the period 2009 - 2016; (ii) Examining factors affecting the performance of Vietnamese enterprises; (iii) Analysing the bilateral relationship between capital structure and performance of Vietnamese enterprises; (iv) Proposing appropriate and practical recommendations to improve the performance of Vietnamese enterprises. The data used in the study are panel data including 33,410 observations of 19,451 enterprises extracted from the Vietnam Enterprise Survey conducted by the General Statistics Office for the period 2010 - 2017.

The thesis uses descriptive statistics to describe the current situation of the operation of firms in agriculture, forestry and fishery; manufacturing and processing industry; construction and real estate during the period 2009 - 2016. To estimate the firm efficiency, the thesis uses the Stochastic Frontier Approach (SFA) developed by Aigner et al (1977); and Meeusen and Van den Broeck (1977). The existence of a simultaneous relationship between capital structure and performance may cause bias, inefficient, and inconsistent estimates in individual equations for firm efficiency and capital structure. Therefore, in order to obtain more consistent and efficient estimates, the thesis uses the 3SLS with the system of simultaneous equations (Wooldridge, 2010) to identify factors affecting firm efficiency and allow for the interaction between capital structure and firm's performance. Estimation results show that the mean efficiency of enterprises in the period 2009 - 2016 is 74.09%. In addition, the thesis has identified factors affecting firm performance, including: capital structure, tangible asset ratio, asset growth rate, duration of operation, scale and ownership. At the same time, the thesis also finds the factors affecting the capital structure, including: firm efficiency, tangible asset ratio, growth rate of assets, specific characteristics of assets, non-debt tax shield, firm size, ownership type and duration of operation.

 

  1. The new findings of the thesis

Based on the estimation results of Cobb-Douglas stochastic production frontier function, the thesis found that the mean firm efficiency in the period 2009 - 2016 was 74.09%. In which, the mean firm efficiency of the processing and manufacturing industry reached the highest level of 74.37%; the lowest is the agriculture, forestry and fishery sector with 71.46%. The efficiency level of the construction industry is ranked at the second (73.61%), followed by the real estate industry with an efficiency level of 73.07%.

The thesis applies the 3SLS estimation associated with fixed effects to control for the endogeneity and the bilateral relationship between capital structure and firm efficiency. (i) In the equation for firm performance, the estimation results provide more evidence to support the hypothesis of agency cost of Jensen and Meckling (1976) when finding the non-linear relationship between leverage and efficiency. In particular, the relationship takes the form of inverted U-shape (∩). Thereby, the optimal capital structure threshold for the highest efficiency is estimated at 57.28% in the EFF model, which means when the debt ratio is below 57.28%, using more debt to finance the operation helps firm reduce the agency cost of using equity, thereby increasing efficiency. However, when the debt ratio exceeds 57.28%, an increase in the use of debt reduces efficiency because the increase in agency costs outweighs the benefits of the additional debt. Similarly, the study also identifies the optimal capital structure threshold with ROA as 24.40%. In addition, the optimal debt ratio thresholds for the highest EFF in agriculture, forestry and fisheries, processing and manufacturing industries, construction and real estate are estimated at 52.09%; 56.75%; 59.82% and 54.36%, respectively. (ii) In the capital structure equation, the estimation results provide more evidence to support the risk-efficiency hypothesis of Berger and di Patti (2006) when finding the positive effect of the firm performance on the capital structure.

The research results have also found the factors affecting firm efficiency in 4 industries. Capital structure has a non-linear relationship with the firm performance. In addition to capital structure, other factors affecting the performance of each industry are as follows: (i) For agriculture, forestry and fishery firms: small-scale firms have higher performance than medium and large firms; tangible assets have a positive impact on firm performance; firm efficiency declines with the number of years of operation; (ii) For processing and manufacturing firms: operation time has a nonlinear U-shaped impact on performance, foreign and state-owned enterprises operate more efficiently than private firms do. State-owned enterprises, small-scale enterprises operate more efficiently than medium and large enterprises; (iii) For the construction firms: asset growth has a positive impact; firm size has a negative impact on firm performance, operating age has a nonlinear effect in the U-shaped shape on firm efficiency; (iv) For the real estate firms: the ratio of assets, growth of assets, foreign ownership has a positive impact on efficiency, small-scale firms operate more efficiently than medium and large firms.

  1. The practical applications, the issue needs further research

The study uses data from a large sample and highly reliable database to estimate firm efficiency and find out factors affecting the performance of firms in agriculture, forestry and fishery; manufacturing and processing; construction and real estate industry. In addition, the study develops the 3SLS associated with time-demeaned variables to allow for not only the simultaneous relationship between firm efficiency and capital structure but also the firm fixed effects tha are evidenced from the estimation results. Therefore, the thesis is a valuable reference for the next research.

The research results have practical implications for firms, departments, and sectors, especially the Department of Planning and Investment, by contributing to increasing understanding of factors affecting firm efficiency and capital structure. Thereby, firms together with policy makers can apply in practice to come up with suitable solutions to improve firm performance, contributing to the sustainable development and stability of the Vietnamese economy.

Despite considerable effort, the thesis may expose to certain limitations. Due to time constraints, the thesis only examines the performance of firms in agriculture, forestry and fishery sector; manufacturing and processing industry; construction and real estate. Then, the research results do not cover all businesses in Vietnam. Further studies may expand the scope of research to add other industries and service sectors to increase the generality of the model.

 

 

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15848379
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
14667
36888
14667
15848379
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x