Tên đề tài: “Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre: Thực tiễn và bài học kinh nghiệm”.

Tác giả: Lâm Văn Lĩnh, Khóa: 2015

Chuyên ngành: Phát triển nông thôn; Mã số: 62620116. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Người hướng dẫn chính: GS.TS. Hà Thanh Toàn - Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Duy Cần - Trường Đại học Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Bến Tre là tỉnh chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, hạn mặn, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân. Do vậy, chủ trương về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tỉnh đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện nhằm mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Theo đó, các huyện thực hiện cơ cấu lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo kế hoạch, gắn với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở nhiều địa phương chưa nhận ra được lợi thế sinh thái của từng địa bàn, chưa xác định được các mô hình sản xuất chủ đạo để phát triển và nhân rộng, chưa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, môi trường sản xuất ngày càng khó khăn do diễn biến thời tiết phức tạp, tình hình hạn, mặn, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi thường xuyên xảy ra và ngày càng phức tạp đã gây thiệt hại khá lớn về kinh tế và tâm lý không an tâm đầu tư sản xuất của người dân.

Để giải quyết những khó khăn nêu trên, luận án nhằm đánh giá thực tiễn triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre từ số liệu thu thập về thực tiễn tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, phân tích, đánh giá về bối cảnh, tình hình nông nghiệp trước và sau tái cơ cấu của tỉnh theo từng lĩnh vực. Nghiên cứu dựa vào phỏng vấn trực tiếp 540 hộ nông dân có sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) tại 03 huyện: Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, để đánh giá thực trạng tái cơ cấu tại vùng nghiên cứu, bao gồm phân tích, đánh giá về tiến trình TCCNN (phương pháp tiếp cận, phương pháp lập kế hoạch, quy hoạch, triển khai thực hiện, các chính sách); các nguồn lực thực hiện TCCNN (nguồn lực nhà nước và nguồn lực người dân; các yếu tố liên kết hỗ trợ TCCNN (xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp, HTX); sự thay đổi cây trồng, vật nuôi sau khi thực hiện TCCNN. Qua đó, đánh giá kết quả và tác động của TCCNN, việc phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp thích ứng BĐKH, gắn với thị trường, việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất gắn với tiêu thụ đầu ra sản phẩm nhằm đạt được giá trị gia tăng cao.

Các phương pháp sử dụng là phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu nông nghiệp tại các vùng sinh thái, bao gồm: Phân tích, so sánh sự khác biệt trước và tại thời điểm đánh giá (trước – sau) tái cơ cấu nông nghiệp tại vùng nghiên cứu (theo các lĩnh vực sản xuất chủ yếu của tỉnh); Phân tích tiến trình, nguồn lực, chính sách và các yếu tố liên kết đến hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp tại vùng nghiên cứu; Phân tích sự tác động của tái cơ cấu nông nghiệp theo 3 lĩnh vực trọng tâm của tỉnh (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản). Cuối cùng thực hiện phân tích, so sánh kết quả tái cơ cấu nông nghiệp giữa 3 địa bàn nghiên cứu (vùng sinh thái ngọt, vùng sinh thái ngọt-lợ và vùng sinh thái mặn-lợ).

Từ những cơ sở lý thuyết, những công trình nghiên cứu liên quan đề tài, kết quả phân tích SWOT, kết quả phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic. Đề tài đề xuất các giải pháp hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp tại 03 vùng sinh thái: ngọt, ngọt-lợ, mặn-lợ. Trong đó, TCCNN cần quan tâm các yếu tố ảnh hưởng theo kết quả phân tích, theo từng vùng sinh thái chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển như vùng sinh thái ngọt phát triển dừa, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt; vùng sinh thái ngọt-lợ phát triển cây dừa, nhóm cây có múi (bưởi da xanh, chanh); vùng sinh thái mặn phát triển nuôi thủy sản và mô hình tôm-lúa; Đồng thời phát triển các HTX, các mô hình đặc trưng có hiệu quả cao nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

  1. Những kết quả mới của luận án

- Ý nghĩa khoa học

   Nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở khoa học để đánh giá tiến trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, phát hiện ra những hạn chế trong việc triển khai kế hoạch tái cơ cấu cũng như khoảng trống các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, hạn chế quy hoạch sản xuất nông nghiệp, sự thay đổi mô hình canh tác phù hợp với điều kiện vùng sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu, thị trường liên kết. Luận án đã phát hiện sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp tại các vùng sinh thái đại diện cho tỉnh Bến Tre như vùng ngọt (huyện Mỏ Cày Bắc), vùng ngọt-lợ (huyện Giồng Trôm) và vùng mặn-lợ (huyện Thạnh Phú) để bố trí việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp; nghiên cứu xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Bến Tre, đưa ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cho tỉnh.

- Ý nghĩa thực tiễn

Luận án sử dụng phương pháp điều tra kết hợp với phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu nông nghiệp tại các vùng sinh thái, kết hợp phân tích SWOT nhằm đánh giá thực trạng về mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức tác động đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại các vùng nghiên cứu và đề xuất giải pháp thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp cho tỉnh. Trong đó, các hộ dân cần chủ động, linh hoạt để có những biện pháp phù hợp trong sản xuất, thích ứng với điều kiện BĐKH ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Trong đó, nghiên cứu đề xuất thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo vùng sinh thái, cụ thể: Vùng sinh thái ngọt tập trung phát triển Cây trồng đặc sản dừa, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, chăn nuôi tập trung; vùng sinh thái ngọt - lợ phát triển cây trồng khả năng thích ứng BĐKH như cây dừa, nhóm cây ăn trái có múi, chăn nuôi tập trung, dừa - tôm càng xanh; vùng sinh thái mặn – lợ thích hợp nuôi thủy sản, mô hình tôm - lúa. 

- Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ dừng lại với mục tiêu nghiên cứu thực trạng chuyển đổi và xây dựng giải pháp. Do vậy, để phân tích sâu hơn về quá trình TCCNN, một số nghiên cứu tiếp theo được đề xuất như sau: Nghiên cứu tiếp theo cần đề xuất vùng quy hoạch cụ thể gắn với quy hoạch chung của tỉnh, của vùng có cùng điều kiện sản xuất để có quy hoạch sản xuất cho vùng; tiếp tục nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại các huyện còn lại, các vùng sinh thái các tỉnh tương tự tại vùng Đồng bằng Cửu Long để so sánh đánh giá đề ra giải pháp hiệu quả TCCNN cho vùng. Nghiên cứu yêu cầu rào cản kỹ thuật sản phẩm đáp ứng thị trường và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm để người dân có định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, đáp ứng yêu cầu thị trường góp phần nâng cao giá trị sản xuất của nông sản. Dự báo tình hình biến đổi khí hậu, mức độ ảnh hưởng theo từng vùng sinh thái cụ thể, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để có kế hoạch phòng tránh, bố trí cây trồng thích ứng.

  1. Summary

- The thesis was implemented from January 2018 to September 2020. The results were as follows:

Ben Tre is a province directly affected by climate change, drought, agricultural production, and people's income. Therefore, agricultural restructuring policy is particularly interested in implementing the region to increase added value and develop sustainably to minimize climate change impacts. Accordingly, localities in the area will restructure production, transform the structure of crops and animals to suit the development advantages of each region, associated with market demand. However, the implementation of agricultural restructuring in many localities was not recognized each region's ecological benefits and has not identified the main production models to focus on development and replication. Production schools were getting more difficult due to complicated weather, drought, saltwater intrusion, epidemics on plants and animals, frequently occurring and increasingly complicated, causing significant economic losses psychology of people not feel secure in investment and production.

To solve the above difficulties, the thesis aimed to evaluate the practical implementation of agricultural restructuring in Ben Tre province; The research was based on direct interviews with 540 farmer households engaged in agricultural production (cultivation, husbandry, aquaculture) in 3 districts: Mo Cay Bac, Giong Trom, Thanh Phu, Ben Tre province, to assess the restructuring in the study area, including analysis and assessment of the agricultural restructuring process (approaches, planning methods, planning, implementation of the agricultural restructuring, implementation policies); agricultural restructuring resources (state resources and project mobilization and people); linkage factors to support state-owned enterprises (building a new countryside, businesses, cooperatives); the changes of crops and animals after the implementation of agricultural technical standards, including: analysis and comparison of differences before and at the time of assessment (before - after) of agricultural restructuring in the study area; to compare the results of agricultural restructuring among the three study areas (sweet agriculture, sweet-brackish agriculture, salty-brackish agriculture). At the same time, analyze the impact of agricultural restructuring in three focus areas of the province (Cultivation, Livestock, Fisheries) to maximize potentials and advantages in climate change adaptive agricultural production; associated with the market, the application of science and technology, the presentation related to the consumption of the product's output to achieve added value. The thesis was used descriptive statistical analysis, Binary Logistic binary regression analysis to identify factors affecting agricultural restructuring in ecological regions, to have solutions to promote influential factors. They were contributing to improving production efficiency for environmental regions.

From the assessment results, the above analysis combines SWOT analysis to assess strengths, weaknesses, opportunities, and threats affecting the restructuring of the agricultural sector in the study areas and proposing solutions to agricultural structure for the province, contributing to limiting production risks and increasing income for people, contributing to the successful implementation of agricultural restructuring. In particular, according to each ecological region, the agricultural structure should pay attention to the influencing factors according to the analysis results to choose the structure of plants and animals suitable for development. For example, the sweet eco-region needs to develop coconut, rambutan, durian, mangosteen. The sweet-brackish ecological zones need to develop coconut trees, a group of citrus trees (green-skinned pomelo, lemon); The saline ecological area needs to develop an aquaculture and shrimp-rice model. At the same time, build cooperatives and highly effective specific models to increase people's income.

  1. New contributions of the dissertation

- Scientific significance

The research of the thesis was based on science to evaluate the implementation of agricultural restructuring in the province, uncover the limitations in the performance of the restructuring plan, and the gaps in supporting policies. Agricultural production, restricting agricultural production planning, changing the farming model to suit ecological region conditions, adapting to climate change, associated market. The thesis has discovered the changes in agricultural structure in the environmental regions representing Ben Tre provinces, such as the fresh area (Mo Cay Bac), the fresh-brackish area (Giong Trom district), and the salt-brackish area (Thanh Phu district) to accommodate suitable plant or animal conversion; The study identifies factors affecting agricultural restructuring in Ben Tre province, gives lessons learned and recommends solutions to promote agricultural restructuring for the region.

- Practical significance

The thesis assessed the current status of strengths, weaknesses, opportunities, and challenges affecting the agricultural sector's restructuring in the researched areas and proposing solutions to implement agricultural restructuring for the province. In particular, households needed to be proactive and flexible to take appropriate production measures to adapt to increasingly complex and severe climate change conditions. The research results proposed changing the structure of crops and animals according to ecological regions, specifically: The new environmental part focuses on developing coconut specialty crops, rambutan, durian, mangosteen, concentrated husbandry; new - brackish ecological areas for the development of climate change resilient crops such as coconut trees, a group of citrus trees, robust agriculture, coconut - crayfish; brackish-salt ecological region suitable for aquaculture, shrimp-rice model. 

- Further research

In the research scope, the thesis just stopped to study the status of conversion and building solutions. Therefore, to analyze the agricultural restructuring process more deeply, it will be necessary to have research to propose specific planning areas associated with the general planning of the province and the Mekong Delta. They are researching the requirement of technical product barriers to meet the market and market demand for the product so that people have the orientation to change the appropriate crop structure to meet market requirements, contributing to enhancing the value for agricultural products.

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19546414
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
11954
62353
321174
19546414
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x