• Tên đề tài: “Đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long”.
  • Tác giả: Nguyễn Văn Hòa,  Khóa: 2015
  • Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
  • Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Mai Văn Nam – Trường đại học Cần Thơ

1 Tóm tắt nội dung luận án

Cây Bần chua có tên khoa học là Sonneratia caseolaris L. thuộc họ Bần (Sonneratiaceae), Bần là loại cây tự mọc và được trồng nhiều ven các con sông, cửa biển, trên các bãi bồi và là một quần thể không thể thiếu của rừng ngập mặn ven biển nước ta; với chiều cao to lớn của cây và hệ thống rễ phát triển cây bần có khả năng chắn sóng, chống xói mòn và gió (Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004).

Nghiên cứu nhằm xác định giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long. Địa bàn nghiên cứu gồm ba huyện thuộc hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, với tổng diện tích rừng bần gần 3.170 ha, với 1.741 hộ dân được giao khoán rừng.

Thực hiện nghiên cứu này áp dụng cả 3 cách tiếp cận chủ yếu để đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long là đánh giá tổng thể, đánh giá từng phần và đánh giá phân tích tác động. Các phương pháp đánh giá được chia thành 4 nhóm là dựa trên thị trường thực, dựa trên thị trường thay thế, dựa trên thị trường giả định và phân tích chi phí - lợi ích mở rộng. Mỗi phương pháp phù hợp với việc đánh giá một hay nhiều nhóm giá trị cụ thể. Đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long là một quy trình gồm nhiều bước, mang tính liên ngành, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia và các nhóm xã hội. Lượng thông tin về giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều ứng dụng trong quản lý rừng bần ngập mặn. Các ứng dụng quan trọng sử dụng thông tin về giá trị kinh tế gồm (1) xây dựng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng bần ngập mặn, (2) đề xuất các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế trong quản lý rừng bầngập mặn, (3) thiết kế và thực hiện các cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long, (4) bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long, (5) thiết kế các chương trình giáo dục và truyền thông về bảo tồn và quản lý bền vững rừng bần ngập mặn.Thông qua việc phân tích giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp, kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị kinh tế của rừng bần hàng năm mang lại tổng số tiền trên 445,6 tỷ đồng; trong đó giá trị trực tiếp trên 384,9 tỷ đồng, chiếm 86,38%; giá trị gián tiếp của rừng bần phòng hộ trên 60,7 tỷ đồng, chiếm 13,62% tổng giá trị kinh tế.

Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long; Giá trị kinh tế; Sản phẩm rừng bần; Rừng bần ngập mặn.

2 Những kết quả mới của luận án

  1. Nghiên cứu đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề quan trọng liên quan đến rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long theo 04 chức năng: Cung cấp, hỗ trợ, điều tiết và văn hóa của rừng bần. Các chức năng này có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho các nghiên cứu tiếp theo có cái nhìn bao quát và chọn đúng hướng nghiên cứu.

    Đã xây dựng được mô hình đánh giá việc tạo thu nhập thông qua chỉ tiêu đặc trưng của hộ dân, thu hoạch những sản phẩm từ rừng bần tạo nên; thiết lập đường cầu du lịch để tính chi phí khách du lịch đến tham quan rừng bần và dùng phương pháp thống kê để tính giá trị của rừng bần phòng hộ. Các kết quả thống kê thứ cấp, kết quả điều tra, các mô hình lý thuyết được vận dụng vào việc tính toán, kiểm định đảm bảo về độ tin cậy của các thành phần cấu thành nên thu nhập hộ gia đình, giá trị du lịch và giá trị phòng hộ. Đồng thời, kết quả kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu góp phần khẳng định là cần có sự tồn tại giá trị của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long.

    Để minh chứng cho giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần trong nghiên cứu so với một số nghiên cứu về giá trị kinh tế rừng ngập mặn khác; cụ thể (1) nghiên cứu của Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2000) đánh giá rừng ngập mặn ở vùng cửa sông Cửu Long có thể đạt được là 3.099,36 USD/ha/năm (tương đương 71,3 triệu đồng/ha/năm); (2) nghiên cứu của Ngô Văn Ngọc và cộng sự (2015) với diện tích 5.030 ha, tổng giá trị Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An là 1,844 tỷ đồng/năm (tương đương 0,37 triệu đồng/ha/năm); (3) nghiên cứu Nguyễn Thị Hoài Thương và Hoàng Thị Huê (2018) trên diện tích rừng ngập mặn 327,03 ha thuộc xã Nam Hưng, Tiền Hải, Thái Bình có tổng giá trị kinh tế là 69,504 tỷ đồng/năm (tương đương 212,5 triệu đồng/ha/năm); (4) kết quả nghiên cứu của luận án với diện tích rừng bần là 3.169,8 ha, mang lại tổng giá trị kinh tế là 445,673 tỷ đồng/năm (tương đương 140,6 triệu đồng/ha/năm). So sánh các nghiên cứu, giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần có giá trị khá cao so với các nghiên cứu rừng ngập mặn khác.

    Kết quả nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa giá trị kinh tế của sản phẩm từ rừng bần thông qua đánh giá chỉ tiêu thu nhập hộ, với sự đa dạng hóa sản phẩm rừng bần tạo ra; phát triển du lịch sinh thái, cũng như mức độ đóng góp của rừng bần đối với việc ngăn ngừa bão, lũ, triều cường xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long. Những khám phá mới từ kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực rừng ngập mặn trong phạm vi toàn quốc.

    1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

    3.1. Ứng dụng về mặt khoa học

    Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề quan trọng liên quan đến rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long với 04 chức năng: Cung cấp, hỗ trợ, điều tiết và văn hóa của rừng bần; các chức năng này có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho các nghiên cứu tiếp theo có cách nhìn bao quát và chọn đúng hướng nghiên cứu.

    Thứ hai, luận án đã xây dựng được mô hình đánh giá việc tạo thu nhập thông qua chỉ tiêu đặc trưng của hộ dân, thu hoạch những sản phẩm từ rừng bần tạo nên; thiết lập đường cầu du lịch để tính chi phí khách du lịch đến tham quan rừng bần và dùng phương pháp thống kê để tính giá trị của rừng bần phòng hộ. Các kết quả thống kê thứ cấp, kết quả điều tra, các mô hình lý thuyết được vận dụng vào việc tính toán, kiểm định, đảm bảo về độ tin cậy của các thành phần cấu thành nên thu nhập hộ gia đình, giá trị du lịch và giá trị phòng hộ. Đồng thời, kết quả kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu góp phần khẳng định là cần có sự tồn tại giá trị của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long.

    Thứ ba, kết quả nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa giá trị kinh tế của sản phẩm từ rừng bần thông qua đánh giá chỉ tiêu thu nhập hộ, với sự đa dạng hóa sản phẩm rừng bần tạo ra; phát triển du lịch sinh thái, cũng như mức độ đóng góp của rừng bần đối với việc ngăn ngừa bão, lũ, triều cường xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long.

    Thứ tư, những khám phá mới từ kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực rừng ngập mặn trong phạm vi toàn quốc.  

    3.2. Ứng dụng về mặt thực tiễn

    Nghiên cứu đã chỉ ra tiềm năng phát triển kinh tế của sản phẩm  rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long, thông qua phương pháp thống kê mô tả, đo lường các biến quan sát và ước lượng mô hình nghiên cứu trong luận án.

    Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học, thực tiễn khách quan giúp cho các nhà quản lý rừng ngập mặn (các nhà hoạch định chính sách về rừng ngập mặn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục Kiểm lâm, chính quyền địa phương…) thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo tồn, khai thác và phát triển rừng ngập mặn hợp lý và bền vững.

    Đây là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các Trường đào tạo bộ môn Kinh tế Nông nghiệp, bộ môn Tài nguyên Môi trường về việc khai thác, phát triển sản phẩm từ rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long, khắc phục những hạn chế mà từ trước đến nay chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt là chú trọng đến việc khai thác, phát triển rừng bần hợp lý, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay. 

    Đề xuất một số kiến nghị đối với các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có cách nhìn đầy đủ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của rừng bần, góp phần gia tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm của rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long.

    3.3 Tính mới của luận án

    Việc ước tính giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần dựa trên giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value = DUV) và giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value = IUV). Cụ thể: Giá trị sử dụng trực tiếp được tính qua các thông số về thu nhập của hộ dân từ việc khai thác các sản phẩm của rừng (kể cả thu nhập từ nguồn kinh phí nhận khoán rừng của Chính phủ) và giá trị tham quan du lịch; giá trị sử dụng gián tiếp được ước tính trên cơ sở những thiệt hại hay những phí tổn về kinh tế có thể tránh hay tiết kiệm được nếu như bảo tồn, phát triển rừng bần (chi phí thay thế).

    Áp dụng tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value = TEV) vào tính giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần gắn với thu nhập của hộ dân, phát triển kinh tế du lịch, bảo vệ đê biển tạo cơ hội tốt cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn nghiên cứu.

    3.4 Các vấn đề tiếp tục nghiên cứu

    Thứ nhất, nghiên cứu này cần tiếp tục thực hiện với phạm vi nghiên cứu rộng hơn đối với các giá trị sử dụng và phi sử dụng của rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long và nên có mở rộng nghiên cứu cho lĩnh vực rừng ngập mặn nói chung ở Việt Nam để làm cơ sở tham khảo tốt hơn.  

    Thứ hai, nghiên cứu khám phá thêm các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu nhập cho những hộ dân làm dịch vụ từ các sản phẩm từ rừng bần để phân tích chuỗi giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần; từ đó có cơ sở vững chắc đề xuất những hàm ý chính sách, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần nói riêng và giá trị kinh tế của rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long nói chung.                       

  1. Dissertation abstract

Sonneratia has a self-supporting growth form and is planted commonly along rivers, estuaries, on alluvial soils, representing an indispensable population of sonneratia forests along the coast of our country. With the great height and tangled root system, sonneratia is capable of mitigating influence of waves, erosion and winds (Do Huy Bich et al., 2004).

This study aims to evaluate the economic values of sonneratia forest products in the Mekong Delta (MD). The study area consists of three districts in the two provinces of Soc Trang and Tra Vinh, with a total area of nearly 3,170 ha of sonneratia forest, contracted to 1,741 households.

This study applies three main approaches to evaluate the economic values of sonneratia forest products in MD, namely general total valuation, partial valuation and impact analysis. The evaluation methods are divided into 4 groups: actual market-based, alternative-market-based, hypothetical market-based and extended cost-benefit analysis. Each method is suitable for evaluating one or more specific sets of values. Evaluation of the economic values of sonneratia forest products in Mekong Delta is an interdisciplinary process that involves multiple steps and many experts and social groups. Information on the economic values of sonneratia forest products in the Mekong Delta can be useful for many purposes in sonneratia mangrove management. Important uses of information about economic values include (1) development of master plans and plans for using sonneratia mangrove forests, (2) proposal of legal and economic instruments in the management of sonneratia mangrove forests, (3) design and delivery of payment mechanisms for environmental services to conserve sonneratia forest products in MD, (4) supplement and refining of the database serving the management of sonneratia forest products in MD, (5) design of education and communication programs on conservation and sustainable management of sonneratia mangrove forests.

Through the analysis of direct and indirect values, the research findings show that the annual economic values of sonneratia forest total over VND 445.6 billion; including over VND 384.9 billion of direct values (or 86.38%) and over VND 60.7 billion of indirect values (or 13.62%).

Key words: Mekong Delta (MD); Economic values; Products of sonneratia forests; Sonneratia mangrove forests.

  1. New elements of the dissertation

The study has further systematized and clarified important issues related to sonneratia forests in MD across 04 functions, namely supply, support, regulation and culture of the sonneratia forests. These functions are essential to guide further studies with comprehensive and sound research directions;

A model to evaluate income generation has been developed based on typical household criteria and harvested products from the sonneratia forests. In addition, a tourism demand curve has been established to calculate revenues from tourists visiting the sonneratia forests and use statistical methods to calculate the value of the protection sonneratia forests. Secondary statistics, survey results, theoretical models are applied to the calculation and validation of the components constituting household income, tourism values and protection values. In addition, validation results of the research hypotheses also confirm values of sonneratia forest products in the MD;

To demonstrate the economic value of sonneratia forest products, the study also compared with some other studies on the economic values of mangroves, namely (1) the study by Mai Trong Nhuan et al. (2000) estimated potential values of mangroves in the Mekong estuary can reach USD 3,099.36/ha/year (equivalent to VND 71.3 million/ha/year); (2) the study by Ngo Van Ngoc et al. (2015) across an area of 5,030 hectares estimated total values of of Lang Sen Wetland Reserve, Long An province is VND 1,844 billion/year (equivalent to VND 0.37 million/ha/year); (3) the study by Nguyen Thi Hoai Thuong and Hoang Thi Hue (2018) on an area of 327.03 ha of sonneratia forest in Nam Hung commune, Tien Hai, Thai Binh estimated a total economic value of VND 69.504 billion/year (equivalent to VND 212.5 million/ha/year); (4) according to the research findings of this dissertation, an area 3,169.8 ha sonneratia forests brings the total economic value of VND 445,673 billion/year (equivalent to VND 140.6 million/ha/year). It can be seen that the economic values of sonneratia forest products found by this study are higher compared to other studies on mangrove forests.

The research findings show the correlation between the economic values of sonneratia forest products as indicated by household incomes, and the diversity of products from sonneratia forests, ecotourism development, and contribution of sonneratia forests to the prevention of storms, floods, high tides, and saline intrusion in the MD. New findings of the dissertation will contribute to the scientific grounds for further studies on mangroves nationwide.  

  1. Practical applications and issues that need further research

The research findings have shown the potential for economic development of products from sonneratia forests in MD, through statistics, descriptive statistics, model estimation, and measurement of observed variables in the dissertation;

The research findings serve as an objective scientific and practical grounds to help sonneratia forest managers (mangrove forest policy makers, Departments of Agriculture and Rural Development, Forest Protection Departments, local authorities, among others) better conserve, exploit and develop sonneratia forests in a reasonable and sustainable manner;

This is a useful reference for the institutions offering courses in Agricultural Economics, Natural Resources and Environment in exploiting and developing products from the sonneratia forest in MD, addressing limitations of previous studies; thereby better focusing on the rational exploitation and development of sonneratia forests, contributing to current environmental protection and climate change response efforts; 

In addition, the study has made a number of recommendations for managers and policy makers to better visualize the important role of sonneratia forests and leverage economic values from sonneratia forest products in MD.

Issues that need further research:

First, this study needs to further expand the scope of research on the use and non-use values of sonneratia forest in MD and it is advisable to scale up for broader mangroves in Vietnam to better serve as reference grounds.  

Second, the study needs to explore more factors affecting incomes of households providing services from sonneratia forest products to analyze the economic value chain of sonneratia forests, thereby better proposing policy implications, contributing to improving the economic values of sonneratia forest products in particular and the economic values of mangroves in MD in general.      

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15652852
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
4883
19326
201196
15652852
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x