Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng keo lai và đất rừng tràm về mặt kinh tế và môi trường tại U Minh Hạ, Cà Mau”

Tác giả: Nguyễn Văn Út Bé, Khóa: 2015

Chuyên ngành: Quản lý đất đai; Mã số: 62850103. Nhóm ngành: Môi trường và bảo vệ môi trường.

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Tấn Lợi - Trường Đại học Cần Thơ.

 1. Tóm tắt nội dung luận án

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường sử dụng đất trồng cây Keo lai (Acacia hybrid) và Tràm (Melaleuca cajuputi Powell), làm cơ sở đề xuất những giải pháp quản lý và phát triển rừng hiệu quả và bền vững cho vùng U Minh Hạ, Cà Mau. cây keo lai đạt sản lượng gỗ và hiệu quả kinh tế tối ưu với chu kì canh tác 5 năm. Hiệu quả kinh tế gỗ keo lai cao hơn 2,4 lần so với tràm. Hiệu quả kinh tế cá đồng kiểu sử dụng đất trồng keo lai gần tương đương so với tràm và hiệu quả kinh tế mật ong kiểu sử dụng đất trồng tràm cao hơn 2,2 lần so với keo lai. Tổng hiệu quả kinh tế kiểu sử dụng đất trồng tràm cao hơn 1,3 lần so với keo lai. Các chỉ tiêu môi trường đất, nước đất phèn nông và phèn sâu vùng trồng keo lai đang bị ô nhiễm, đa dạng sinh học động vật thủy sinh thấp. Tuy nhiên, chất lượng môi trường đất nước vùng đất phèn nông vùng trồng keo lai sẽ được cải thiện trong thời gian tới khi chuyển sang trồng tràm. Bên cạnh đó, chất lượng môi trường đất nước đất phèn sâu vùng trồng keo lai được cải thiện khi người dân áp dụng kỹ thuật kê liếp, thuật ém phèn. Các chỉ tiêu môi trường đất phèn nông và sâu vùng trồng tràm đang bị ô nhiễm, nước ô nhiễm thấp, đa dạng sinh học động vật thủy sinh thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng môi trường đất nước đất phèn nông vùng trồng tràm ổn định, do cây tràm thích nghi với đất loại đất này. Tuy nhiên, khi chuyển sang trồng keo lai tại khu vực đất phèn sâu, sẽ giúp giữ ổn định môi trường đất nước trong thời gian tới. Sử dụng đất phèn tiềm tàng sâu trồng keo lai để vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa giảm thiểu tác động môi trường thấp nhất. Khảo sát độ sâu xuất hiện tầng phèn để khi lên liếp ít bị tác động đến tầng phèn. Áp dụng kỹ thuật ém phèn khi lên liếp để hạn chế đưa tầng phèn lên bề mặt. Sử dụng đất phèn tiềm tàng nông trồng tràm, vừa làm lớp phủ ém phèn, vừa bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả tổng hợp kinh tế lâu dài.

  1. Những kết quả mới của luận án

Tính thứ nhất: Đây là nghiên cứu mới nhất mà tác giả nghiên cứu cơ sở khoa học  về các thành phần môi trường đất, nước trong nôi trường trồng keo lai và trồng tràm trên đất phèn tiềm tàng trong các mô hình nông hộ vùng U Minh Hạ, Cà Mau.

Tính mới hai: Đây là lần đầu tiên tác giả đánh giá có cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế mô hình nông hộ khai thác tổng hợp hiệu quả kinh tế từ trồng keo lai và trồng tràm trong các mô hình nông hộ trên đất phèn tiềm tàng vùng U Minh Hạ, Cà Mau.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Đưa ra mô hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện đất phèn tiềm tàng…..

Cung cấp thông tin khoa học và tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật tham khảo để xây dựng quy hoạch, đề án, phương án trồng rừng trong tương lai và có thể mở rộng vận dụng cho những nơi khác có điều kiện tương tự tại U Minh Hạ, Cà Mau.

 

 

1.   Summary

The study is focused to evaluate the economic and environmental efficiency of land use types for planting Acacia hybrid and Melaleuca cajuputi, serving as a basis for proposing effective and sustainable forest management and development solutions for the U Minh Ha region, Ca Mau. Acacia hybrid achieves optimal wood yield and economic efficiency with a 5-year farming cycle. The economic efficiency of Acacia hybrid is 2.4 times higher than Melaleuca cajuputi. The economic efficiency of the freshwater fish species on Acacia hybrid zone is similar to Melaleuca cajuputi and the honey economic efficiency of the Melaleuca cajuputi cultivating land-use type is

2.2 times higher than  Acacia  hybrid. The total  economic efficiency of the  Melaleuca   cajuputi

plantations is 1.3 times higher than Acacia hybrid.

The environmental indicators of soil and water in shallow and deep acid sulfate soil where Acacia hybrid farming are polluted, aquatic animal biodiversity is low. However, the quality of water and soil environment in shallow acid sulfate soil where Acacia hybrid farming will be improved in the future when converted to Melaleuca cajuputi cultivation. Besides, the environmental quality of water and soil environment in deep acid sulfate soil where Acacia hybrid farming is improved when farmers apply soil preparation and acid sulfate soil prevention techniques.

The environmental indicators of shallow and deep acid sulfate soil for Melaleuca cajuputi cultivation are polluted, polluted-water, aquatic animal biodiversity is low. Research results show that the environmental quality of water and soil environment will be stable, because Melaleuca cajuputi prefer adaptable for this soil type. However, when applying Acacia hybrid planting techniques in deep acid sulfate soil for Melaleuca cajuputi, it will help to stabilize the water and soil environment soon.

Using deep acid sulfate soil for planting Acacia hybrid can bring both economic efficiencies and minimize environmental impacts. There is a need to investigate the depth of alum level so that the alum layer is less affected when preparing the soil for planting. Implementing acid sulfate soil prevention techniques helps to keep acid sulfate soil not exposed to the air. Using shallow acid sulfate soil for farming Melaleuca cajuputi as the layer covers the acid sulfate soil, protects the environment, and provide the long-term economic outcome.

2.   The novel aspects of the thesis

The first: This is the latest scientific research about the soil and water environmental components in the Acacia hybrid and Melaleuca cajuputi growing zone on acid sulfate soil (Proto-Thionic Fluvisols) in cropping systems in U Minh Ha zone, Ca Mau province.

 

The second: This is the first time the author has scientifically evaluated the economic efficiency of Acacia hybrid and Melaleuca cajuputi cultivation in the other cropping systems on acid sulfate soil in U Minh Ha zone, Ca Mau province.

3.   Applications prospects and suggestions  for further study

Propose a land-use model suitable for acid sulfate soil conditions.

Provide scientific information and reference materials for managers and technicians in order to develop plans, schemes, and options for afforestation in the future and can be expanded to apply to other places that have similar conditions like U Minh Ha zone, Ca Mau province.

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20054129
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
13724
113349
340740
20054129
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x