Dữ liệu được thu thập ngẫu nhiên từ 505 nông hộ trồng lúa tại 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang và Đồng Tháp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và dữ liệu năng suất lúa một số huyện đại diện cho các tỉnh. Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, luận án sử dụng phương pháp lý thuyết tin cậy Bayes để tính phí bảo hiểm chỉ số năng suất vùng cho cây lúa vùng ĐBSCL và phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định mức sẵn lòng trả phí bảo hiểm của nông hộ và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả.
Kết quả đã tính được các chỉ tiêu quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm chỉ số (BHCS) năng suất vùng như năng suất ngưỡng, mức bồi thường, tỷ lệ phí thuần và tỷ lệ phí thương mại. Cụ thể tỷ lệ phí bảo hiểm thương mại tỉnh An Giang (0,5%) thấp nhất trong các tỉnh. Các tỉnh khác có tỷ lệ phí cao hơn so với tỷ lệ phí ở An Giang, trong đó huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có tỷ lệ cao nhất (2,1%). Có 463 nông hộ ở tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang và Đồng Tháp đồng ý tham gia chương trình bảo hiểm khi được giới thiệu. Luận án kiểm tra sự phản ứng của nông hộ đối với các mức phí bảo hiểm đầu tiên, kết quả cho thấy phản ứng này phù hợp với lý thuyết cầu. Phương pháp định giá ngẫu nhiên được áp dụng dưới dạng lựa chọn nhị phân kép (DBDC) để xác định mức sẵn lòng trả phí bảo hiểm và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của nông hộ.
Kết quả cho thấy 47,5% cá nhân trả lời đồng ý mức phí đầu tiên và mức phí cao hơn tiếp theo khi được đề nghị, 17,1% cá nhân không đồng ý cho cả hai mức phí mặc dù mức phí thứ hai được đề nghị thấp hơn và 35,4% các trường hợp khác. Mức sẵn lòng trả trung bình ước tính là 68.633đ/1000m2/vụ và mức phí ước tính này tương đồng với kết quả một số nghiên cứu trước đây. Kết quả ước lượng cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của nông hộ trồng lúa như: trình độ học vấn, chi phí sản xuất trung bình, đê bao, vay vốn, thu nhập khác và thái độ đối với rủi ro.
Từ các kết quả tính phí bảo hiểm, tình hình sản xuất lúa và thực trạng bảo hiểm cây lúa (BHCL) ở Đồng bằng sông Cửu Long, luận án xác định 5 vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến BHCL như sau: (i) Hiện tượng thông tin bất đối xứng và lựa chọn sai lầm trong bảo hiểm, (ii) rủi ro cơ bản của sản phẩm BHCS năng suất vùng, (iii) các đặc điểm sản xuất và cá nhân của nông hộ, (iv) nhận thức của nông hộ về rủi ro và BHCL và (v) sự hỗ trợ từ Chính phủ. Do đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ bảo hiểm cây lúa ở ĐBSCL trong thời gian tới.
Thứ nhất, dựa trên cơ sở lý thuyết hệ số tin cậy Bayes và khung thực hiện tính phí của mNAIS, luận án đã xây dựng các bước tính tỷ lệ phí sản phẩm BHCS năng suất vùng cho cây lúa phù hợp với đặc điểm sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL.
Thứ hai, luận án là nghiên cứu đầu tiên áp dụng lý thuyết hệ số tin cậy Bayes để tính phí BHCS năng suất vùng cho cây lúa ở nước ta (Khía cạnh cung). Ngoài ra, luận án còn áp dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định WTP cho BHCL của nông hộ và các yếu tố ảnh hưởng đến WTP (Khía cạnh cầu). Do đó, kết quả nghiên cứu đã phản ánh khá đầy đủ và toàn diện hơn về hành vi của cả bên mua và bên bán về bảo hiểm cây lúa.
Thứ ba, ĐBSCL là vùng có những yếu tố thuận lợi như hệ thống sông ngòi, đất đai phù sa, thời tiết ôn hòa và là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước. Tuy nhiên, ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng bởi xâm ngập mặn và khô hạn do sự biến đổi khí hậu, trình độ học vấn nông dân thấp, quy mô sản xuất nhỏ và một số đặc điểm khác. Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận án là những cơ sở khoa học có tính đặc thù của vùng miền khá cao.
3.1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp về khía cạnh lý thuyết và giá trị thực tiễn cụ thể như sau:
Đóng góp về mặt lý thuyết: Luận án đã xây dựng các bước tính tỷ lệ phí sản phẩm BHCS năng suất vùng cho cây lúa phù hợp với đặc điểm sản xuất của nông hộ ở ĐBSCL. Là nghiên cứu đầu tiên áp dụng lý thuyết hệ số tin cậy Bayes để tính phí BHCS năng suất vùng cho cây lúa ở nước ta và phân tích đầy đủ cả hai khái cạnh cung-cầu về BHCL ở vùng ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu của luận án mang tính đặc thù của vùng miền khá cao. Do đó, các kết quả trên sẽ góp phần cũng cố thêm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu sau này.
Đóng góp về mặt thực tiễn: Các kết quả của luận án đã cho thấy rõ các điểm nghẽn dẫn đến thất bại trong thực hiện BHCL ở nước ta; sự e ngại tham gia của các DNBH và sự hỗ trợ từ Chính phủ là cần thiết. Luận án đã đề xuất các hàm ý chính sách nhằm khắc phục những vấn đề liên quan. Các hàm ý này là cơ sở khoa học góp phần vào việc thiết lập các chính sách điều hành của Chính phủ đối với BHNN ở nước ta. Luận án đã đề xuất một số giải pháp để giúp cho các DNBH khắc phục hiện tượng thông tin bất đối xứng và những hạn chế của sản phẩm hay những đặc trưng bất lợi trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL. Hơn nữa, trên cơ sở thuyết hệ số tin cậy Bayes và cách thức phân tích cả hai khía cạnh cung-cầu sản phẩm của luận án, các nghiên cứu sau này có thể áp dụng một cách linh hoạt để tính phí bảo hiểm cho các cây trồng khác nhằm đáp ứng đa dạng dịch vụ bảo hiểm và góp phần sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL ngày càng phát triển theo hướng bền vững.
3.2. Vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì thế, hướng nghiên cứu tiếp theo được gợi mở từ những hạn chế của luận án như sau:
Dữ liệu thứ cấp cần thu thập đầy đủ ở các tỉnh và các mùa vụ trong năm để tính phí bảo hiểm và xem xét các vấn đề được toàn diện hơn. Ngoài ra, trên cơ sở dữ liệu có thể áp dụng thêm một phương pháp khác để đánh giá mức độ ước lượng chính xác phí bảo hiểm được xác thực hơn. Mặc khác, phát triển các biến mới phù hợp thực tế nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của nông hộ đầy đủ hơn.
Vùng ĐBSCL có nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhưng nghiên cứu này chỉ mới thực hiện cho cây lúa. Trên nền tảng cơ sở lý thuyết liên quan và phương pháp tính phí của luận án có thể vận dụng một cách linh hoạt và phù hợp để nghiên cứu thêm cho các loại cây trồng khác. Qua đó có thể góp phần phát triển dịch bảo hiểm nông nghiệp trong tương lai.
Thesis: "Research and development of rice insurance service in the Mekong Delta"
Major: Agricultural Economics Code: 62620115
Ph.D. Candidate: Nguyen Van Tac
Supervisor: Assoc. Prof. Nguyen Tri Khiem – Nam CanTho University
Educational Unit: CanTho University
Data was collected randomly from 505 rice farmers in four provinces of Hau Giang, Soc Trang, An Giang, and Dong Thap in the Mekong Delta and rice yield data of some districts represent provinces. The thesis uses the Bayes reliability method to calculate the premium of area-yield index insurance for rice in the Mekong Delta and the contingent valuation method (CVM) to determine the farmers' willingness to pay insurance premiums and factors affecting the willingness to pay.
Key indicators of the area-yield index insurance contract were calculated including threshold yields, indemnity level, pure premium rate, and commercial premium rate. The estimated premium rate of An Giang province was 0.5%, the lowest among the provinces. Other provinces have higher premium rates than premium rates in An Giang, in which Phung Hiep district, Hau Giang province has the highest rate (2.1%). 463 rice farmers in four provinces of Hau Giang, Soc Trang, An Giang, and Dong Thap agreed to join the insurance program when they were introduced. The thesis examines the response of the farmer to the first premium levels, the results show that this response is consistent with demand theory. The double-bounded dichotomous choice (DBDC) was applied to determine the willingness to pay a premium and the factors that influence the farmer's willingness to pay.
Results show that 47.5% of respondents agreed with both the first premium and the next highest premium when asked, 17.1% of individuals disagree with both premiums even though the second is recommended lower and 35.4% other gases. The average willingness to pay was estimated to be 68.633 VND/1000m2/crop which is quite similar to the previous research results. The factors that positively affected the willingness to pay of rice farmers in the Mekong Delta were education level, the average cost of production, dyke, borrowing, other income, and risk attitudes.
With the results of calculated insurance premiums, the situation of rice production, and the situation of rice insurance in the Mekong Delta, the thesis identifies 5 problems affecting rice insurance as (i) asymmetric information and adverse selections in insurance, (ii) basic risks of the area-yield index insurance product, (iii) individual and production characteristics of the farmer, (iv) farmer perceptions of risks and insurance and (v) support from the government. The thesis then proposed solutions to overcome in order to contribute to the development of rice insurance services in the Mekong Delta in the future.
Firstly, based on the theory of the Bayesian reliability coefficient and the premium calculation framework for mNAIS, the thesis has built the steps to calculate the rate of the area yield index insurance product for rice in accordance with the production characteristics of farmers in the Mekong Delta.
Secondly, the thesis is the first study to apply Bayesian reliability theory to calculate the area yield index premium for rice in our country (Supply aspect). In addition, the thesis also applies the contingent valuation method (CVM) to determine WTP for rice crop insurance of farmers and factors affecting WTP (Demand Aspect). Therefore, the research results have reflected quite fully and comprehensively on the behavior of both buyers and sellers regarding rice crop insurance.
Thirdly, the Mekong Delta is a region with favorable factors such as river system, alluvial soil, mild weather and is a key rice production area of the country. However, the Mekong Delta is heavily affected by saltwater intrusion and drought due to climate change, low level of education of farmers, small production scale and a number of other characteristics. Therefore, the research results of the thesis are scientific bases with the high specificity of the region.
3.1. Ability to apply in practices
The research results of the thesis have the following contributions in terms of theory and practical value:
Theoretical contribution: The thesis has built the steps to calculate the rate of premiums for area yield premiums for rice in accordance with the production characteristics of farmers in the Mekong Delta. This is the first study to apply Bayesian reliability theory to calculate the area yield index premium for rice in our country and fully analyze both supply and demand aspects of rice insurance in the Mekong Delta. The research results of the thesis are highly specific to the region. Therefore, the above results will contribute to strengthening the theoretical basis for future studies.
Practical contributions: The results of the thesis have clearly shown the bottlenecks leading to failure in the implementation of rice crop insurance in our country; the fear of participation of insurers and the need for support from the Government. The thesis has proposed policy implications to overcome the related issues. These implications are the scientific basis contributing to the establishment of the Government's operating policies for agricultural insurance in our country. The thesis has proposed a number of solutions to help insurers overcome the phenomenon of asymmetric information and product limitations or adverse characteristics in rice production in the Mekong Delta. Furthermore, on the basis of the Bayesian reliability coefficient theory and the thesis's analysis of both supply and demand aspects, future studies can flexibly apply to calculate insurance premiums for other crops to provide diversified insurance services to farmers and contribute to the sustainable development of agricultural production in the Mekong Delta.
3.2. The issues need further study
In the scope of research, the thesis will not avoid certain limitations. Therefore, some further research directions are suggested from the limitations of the thesis as follows:
Secondary data needs to be collected fully in all provinces and seasons of the year in order to calculate premiums and consider issues more comprehensively. In addition, another method can be applied to the database to evaluate the accuracy of insurance premiums more authenticated. On the other hand, develop new realistic variables to determine the factors affecting the WTP of farmers more fully.
The Mekong Delta has many crops of high economic value, but this thesis has only studied the case of rice. On the basis of the relevant theories and the methods of calculating premiums of the thesis, from which it can be applied flexibly and appropriately for further research for other crops. Thereby, it can contribute to the development of agricultural insurance services in the future.