• Tên đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long”.
  • Tác giả: Nguyễn Thị Lương,  Khóa: 2015
  • Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
  • Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Võ Thành Danh - Trường Đại học  Cần Thơ
  1. Tóm tắt nội dung luận án

Mục tiêu của luận án “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm làm rõ nguồn gốc tăng trưởng của gia tăng sản lượng cũng như gia tăng năng suất các yếu tố của nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 1995 – 2020, từ đó là cơ sở cho những đề xuất các hàm ý chính sách cho nông nghiệp ĐBSCL trong tương lai. Số liệu được sử dụng cho luận án được thu thập từ Niên giám thống kê, Điều tra mức sống dân cư, và Điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản. Luận án sử dụng mô hình ước lượng trung gian (PMG – Pooled Mean Group) nhằm đánh giá tác động trong dài hạn lẫn ngắn hạn của các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL. Tiếp theo, bằng kỹ thuật phân tích bao dữ liệu, luận án đã phân tích được các yếu tố cấu thành của tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp. Chất lượng các yếu tố đầu vào, khả năng tiếp cận tín dụng, các yếu tố thuộc về vấn đề quản lý kinh tế - hành chính, biến về chuyển dịch sản xuất nông nghiệp được chỉ ra là những nhân tố tác động đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp của nông nghiệp ĐBSCL. Với những kết quả đạt được, luận án đã đề xuất một số hàm ý chính sách để nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong bối cảnh mới cũng như thách thức mới.

Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, PMG, Tăng trưởng nông nghiệp, TFP.

  1. Những kết quả mới của luận án

 Thứ nhất, với kỹ thuật ước lượng PMG cho thấy sự tác động trong ngắn hạn lẫn dài hạn của các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL và tốc độ điều chỉnh để trở về trạng thái cân bằng trong dài hạn của tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL chỉ ở mức 10,74%/năm. Kết quả ước lượng PMG cũng cho thấy KH – CN tác động đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL thông qua vốn vật chất lớn hơn so với tác động thông qua lao động. Thứ hai, áp dụng phương pháp ước lượng DEA – Malmquist theo tối đa hóa đầu ra cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông nghiệp ĐBSCL ở mức 80,04% với sự đóng góp của hiệu quả kỹ thuật thuần là 88,28% và hiệu quả theo quy mô 90,67%. Kết quả trên cho thấy sự tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong giai đoạn nghiên cứu là do sự mở rộng về quy mô sản xuất. Trong giai đoạn 1995 – 2020, tổng mức tăng tích lũy của TFP nông nghiệp ĐBSCL là 64,13% cho cả giai đoạn (2,97%/năm) là do sự đóng góp của công nghệ với mức độ đóng góp là 3,22%/năm, còn hiệu quả kỹ thuật lại làm giảm TFP với mức 0,25%/năm. Thứ ba, kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP bằng ước MLE cung cấp bằng chứng thống kê cho kiểm định giả thuyết H3 và H4 về ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng đầu vào, cũng như tác động của chuyển dịch sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL. Cụ thể, hệ số tác động của Tỷ lệ diện tích nông nghiệp được đầu tư thủy lợi (đo lường chất lượng của đất canh tác) có hệ số là 0,3434;  Quy mô sản xuất của nông hộ (sự ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác đến hiệu quả sản xuất) là 0,2728, hệ số tác động của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (sự tác động của năng lực quản lý – điều hành của nhà nước) là 0,5262 là các yếu tố có tác động cùng chiều, còn tỷ lệ đất lúa tác (tác động của chuyển dịch sản xuất) động ngược chiều đến tăng trưởng TFP ở mức 0,0379.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Về mặt khoa học: Thứ nhất, luận án đã hệ thống cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp, từ đó mô tả bức tranh đầy đủ, chi tiết và khoa học về các lý thuyết tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nông nghiệp cũng như thực trạng của các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp. Thứ hai, luận án đã sử dụng các kỹ thuật ước lượng bảng hiện đại để phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn, tốc độ điều chỉnh để trở về trạng thái cân bằng. Thứ ba, luận án đã xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng nông nghiệp trong các trường hợp của tiến bộ công nghệ khác nhau, trên cơ sở đó kiểm định sự lan tỏa của chi tiêu KH – CN đến tăng trưởng nông nghiệp thông qua vốn vật chất, lao động và độc lập. Thứ 4, luận án đã xây dựng mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến TFP trong điều kiện sản xuất mới của vùng nghiên cứu.

            Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp từ Trung Ương đến các địa phương trong việc xem xét, đánh giá và hoạch định cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL trong tình hình sản xuất mới.

            Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: mặc dù luận án đã phân tích sâu về tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL, tuy nhiên luận án cũng không tránh khỏi những hạn chế và vì vậy cần những nghiên cứu trong tương lai, bao gồm: nghiên cứu về sự tác động của điều kiện bất lợi tự nhiên cũng như là sự tác động về phía cầu đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL.

Title: “Analysis of factors affecting agricultural growth in the Mekong Delta”

- Major: Agricultural Economics                 Major Code: 62620115

- Ph.D. Candidate: Nguyen Thi Luong       Term: 2015 - 2019

- Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Vo Thanh Danh- Can Tho University

- Institution: CanTho University

  1. Summary of dissertation content

            The study "Analysis of factors affecting agricultural growth in the Mekong Delta" aims to examine affecting of inputs on agricultural growth as well as analysis the increase of total factor productivity (TFP) of Mekong Delta (MD) agriculture over the long period of 26 years from 1995 to 2020. The data used for the thesis are collected from the Statistical Yearbook, Household Living Standards Survey and the Agriculture and Fisheries Survey. The thesis employs both parametric and non-parametric estimation methods. In detail,  the thesis uses the Pooled Mean Group (PMG) estimation techinque to examine the long-term and short-term effects of input factors affecting on agricultural growth in the MD. Besides, the study employs the Data Envelopment Analysis technique to measure TFP growth and decompose it into technical change and technical effeciency change. The quality of inputs, access to credit, administrative management of local state, shifting of agricultural production are shown to be factors affecting TFP growth of MD agriculture. With the obtained results, the thesis has proposed some policy implications to promote agricultural growth in the MD in the new context as well as new challenges.

  1. New findings of dissertation

Firstly, the PMG result shows factors affecting agricultural growth in the MD in both long – term anh short - term  as well as the adjustment speed to return to the long-run equilibrium of agricultural growth with the coefficient of adjustment only about 10.74%/year. The PMG estimation results also reveals that science and technology have a bigger impact on agricultural growth in the MD through physical capital than through labor. Secondly, with the DEA result, the average technical efficiency of agriculture in the MD is at 80.04%, which is due to  the contribution of net technical efficiency of 88.28% and scale efficiency of 90.67%. The above results show that the agricultural growth in the MD during the study period is owning to the increasing of inputs. In the period of 1995 - 2020, the total cumulative percentage of change of TFP is 64.13% for the whole period (2.97%/year). The change of TFP is as a result of technological change with  3.22%/year whereas technical efficiency causes the decreasing of TFP. Thirdly, the result of model of estimation of factors affecting TFP growth by the MLE estimation provides statistical evidence for testing hypothesis H3 and H4. Specifically, the ratio of farmland invested in irrigation, the Provincial Competitiveness Index, the size of farmhouse and the percentage of cultivated rice land are 0.2142; 0.3434; 0.2728; 0.5262 and - 0.0379 in respectively.

  1. 3. Applications/Applicability’s in practice and issues need to be further studied

Scientifically, thesis has systematized the theories and empirical stuydies of agricultural growth as well as the conceptial framwork related in agricultural growth. In addition to, the study has used modern panel estimation techniques to analyze the impact of factors affecting agricultural growth in the short – term and long term and estimate the adjustment speed to return to the equilibrium state in long - term. Moreover, the thesis has examined the influence of factors affecting agricultural growth in kind of technological progress and has tested the spillover of the spending on science & technology to agricultural growth through physical capital and labor. Last but not least, the thesis has built the model which analysing the factors affecting TFP as well as considersing new variables in terms of limited data and new production conditions in the MD.

Practically, the research results are the useful reference for both local state and Government in considering, evaluating and planning policies for agriculture and rural in the MD in the new production situation.

Although the thesis has deeply analyzed  agricultural growth in the MD, the thesis is not immune to limitations. Therefore, future studies should examine the impact of adverse natural conditions as well as the impact on the demand on agricultural growth in the MD.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20048194
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
7789
107414
334805
20048194
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x