• Tên đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử dụng nguyên liệu gỗ Keo (Acacia)”.
  • Tác giả: Trần Thanh Cao,  Khóa: 2015
  • Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
  • Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Huỳnh Thanh Nhã - Trường Đại học Nam Cần Thơ
  • Người hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Hồng Gấm - Trường Đại học Nam Cần Thơ

 

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử dụng nguyên liệu gỗ Keo (Acacia) nhằm tìm ra các “điểm nghẽn” cần thiết phải cải thiện để góp phần phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam một cách bền vững. Luận án có 4 nội dung nghiên cứu, bao gồm: (1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ từ gỗ Keo, (2) Phân tích CGT bền vững đồ gỗ từ gỗ Keo, (3) Phân tích môi trường vĩ mô có ảnh hưởng CGT đồ gỗ từ gỗ Keo, (4) Đề xuất giải pháp phát triển bền vững CGT đồ gỗ từ gỗ Keo. Tác giả đã áp dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị bền vững để phân tích tình hình sản xuất và thị trường, phân tích kinh tế, đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA), phân tích giá trị gia tăng bền vững, phân tích PESLTE và phân tích SWOT của chuỗi giá trị. Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu đã được thu thập từ 1908 hồ sơ xuất khẩu đồ gỗ, 55 hồ sơ khai thác gỗ Keo và phỏng vấn 231 người có liên quan tại 7 Tỉnh, Thành phố có trồng và chế biến nhiều gỗ Keo ở Nam Bộ cùng với các tài liệu thứ cấp.

  1. Những kết quả mới của luận án:

Mặc dù các chuỗi giá trị sản xuất đồ gỗ Keo đang hoạt động ổn định, có hiệu quả kinh tế tốt và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhưng vẫn có một số điểm nghẽn cần được khắc phục để phát triển bền vững

Thứ nhất, điểm nghẽn kinh tế là nguyên liệu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu có chất lượng không tốt do gỗ được khai thác khi cây còn non và tỷ lệ gỗ được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững rất thấp. Hơn nữa, việc bố trí mặt bằng sản xuất chưa hợp lý làm tăng chi phí vận chuyển.

Thứ hai, Điểm nghẽn của xã hội là thiếu nguồn nhân lực được đào tạo và thường xuyên xảy ra các quan hệ lao động trái pháp luật. Đó là những điều kiện khó khăn để sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững;

Cuối cùng, điểm nghẽn về môi trường là những hoạt động khai thác gỗ và chế biến gỗ phát thải ra nhiều khí CO2 do sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch và thiếu công nghệ, thiết bị hiện đại.

Giá trị gia tăng bền vững tuyệt đối của đồ nội thất bằng gỗ keo lớn hơn giá trị gia tăng, cho thấy sản xuất bền vững sẽ hiệu quả hơn so với sản xuất thông thường hiện nay.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Về mặt khoa học, luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết về phân tích chuỗi giá trị và đề xuất phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị bền vững cho sản phẩm đồ gỗ từ gỗ Keo, đó là kết hợp đánh giá vòng đời sản phẩm với phân tích chi phí xã hội và giá trị gia tăng bền vững, cùng với đánh giá các yếu tố môi trường vĩ mô bằng công cụ PESTLE thay thế cho PEST.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các tác nhân chuỗi giá trị đồ gỗ từ gỗ Keo nhận biết được những điểm nghẽn về kinh tế, xã hội và môi trường để khắc phục nhằm phát triển bền vững doanh nghiệp của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặc dù luận án đã đi sâu phân tích chuỗi giá trị bền vững đồ gỗ từ gỗ Keo nhưng luận án không tránh khỏi những hạn chế. Do đó, nghiên cứu trong tương lai cần chú ý đến các vấn đề sau: (1) Giá trị thặng dư của khách hàng đối với đồ gỗ có chứng nhận bền vững, (2) Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật của từng nhóm tác nhân, (3) Đánh giá vòng đời sản phẩm của chuỗi giá trị đồ gỗ Keo đối với từng nhóm sản phẩm, (4) Bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong ngành chế biến gỗ và (5) Chuỗi giá trị bền vững của đồ gỗ keo cho thị trường nội địa.

Title: Value chain analysis of wooden furniture using Acacia wood

- Major: Agricultural Economics                 Major Code: 62620115

- Ph.D. Candidate: Tran Thanh Cao             Term: 2015 - 2019

- Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Huynh Thanh Nha - Can Tho University of Technology; Dr. Nguyen Hong Gam - Nam Can Tho University (NCTU).

- Institution: CanTho University.

  1. Summary of dissertation content

   The study analyzed the value chain of Acacia wood furniture to find out the "bottlenecks" that need to be improved for sustainable development of the wood processing industry in Vietnam. The author has applied the sustainable value chain to analyze the production and market situation, economic analysis, and life cycle assessment (LCA), sustainable value-added analysis, PESTLE analysis, and SWOT analysis of the value chain. Primary research data were collected through 1908 furniture export documents and 55 Acacia logwood harvesting records and interviews with 231 stakeholders in 7 provinces and cities that have grown and processed a lot of Acacia wood in the South of Vietnam. Relevant secondary documents were also referenced for the study.

  1. New findings of dissertation

Although value chains of Acacia wood furniture are operating stably, having good economic efficiency and getting competitive advantages for the market. they have some bottlenecks that need to be overcome for sustainable development

Firstly, economic bottlenecks were that the raw materials for export furniture production were not good quality due to the fact that wood was harvested when trees were young and the percentage of timber certified for sustainable forest management was very low. Moreover, the layout of production site was not reasonable, which increased the cost of transportation.

Secondly, Social bottlenecks were lack of trained human resources and common occurrence of illegal labor relations. They were difficult conditions for production to sustainable standards

Finally, environmental bottlenecks were that logging and wood processing activities emitted a lot of CO2 due to using a lot of fossil fuels and lack of modern technology and equipment.

Absolute sustainable value added of Acacia wood furniture was larger than value added, showing that sustainable production will be more efficient than current conventional production.

  1. 3. Applications/Applicability’s in practice and issues need to be further studied

Scientifically, thesis has systematized theories of value chain analysis and proposed an approach for sustainable value chain analysis for Acacia wood furniture, that were combining the life cycle assessment with the social cost analysis and sustainable value added analysis along with assessing macro-environmental factors using PESTLE tool instead of PEST.

Practically, research results will help the operators of the Acacia wood furniture value chain to recognize current bottlenecks in economy, society and the environment to overcome them in order to develop their businesses sustainably for both domestic and international markets.

Although the thesis has deeply analyzed Sustainable Value Chain, the thesis was not immune to limitations. Therefore, future research should pay attention to following issues: (1) Surplus value of customers for furniture with sustainable certification, (2) Applicability of technical advances of each group of operators, (3) LCA of export Acacia wood furniture value chain for each product group, (4) Occupational diseases for workers in the wood processing industry and (5) Sustainable value chain of Acacia wooden furniture for domestic market.

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15794469
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
8289
70434
342813
15794469
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x