Tên đề tài: “Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng bằng sông Cửu Long”
Tác giả: Trương Thị Hoàng Oanh, Khóa: 2015
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Dương Ngọc Thành - Trường Đại học Cần Thơ
Người hướng dẫn phụ: TS. Trương Thị Bé Hai - Trường Đại học Trà Vinh
Luận án nghiên cứu mô hình phát triển thị trường vật liệu xây không nung với các mục tiêu: (1) Phân tích tác động của định hướng thị trường đến phát triển thị trường vật liệu xây không nung (VLXKN) đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tác động định hướng thị trường của nhà sản xuất đến định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp, (2) Phân tích tác động định hướng thị trường của nhà sản xuất và định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp đến năng lực đổi mới của nhà sản xuất VLXKN ĐBSCL, (3) Phân tích tác động hỗ trợ của chính phủ đến định hướng thị trường, năng lực đổi mới và phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL, (4) Đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất thực hiện phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL thành công.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp để thực hiện phân tích. Tất cả các thang đo đã được kiểm tra thông qua các phương pháp thống kê kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng có xây dựng độ tin cậy và xác nhận của mô hình nhân tố bậc hai. Nguồn dữ liệu thông tin thứ cấp về các nghiên cứu ở nước ngoài được tác giả thu thập từ nhiều nguồn tài liệu như các tạp chí uy tín, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, v.v. trên thế giới kết hợp với nghiên cứu bối cảnh ngành VLXKN tại Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn dữ liệu sơ cấp bao gồm nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Trong nghiên cứu lượng chính thức, dữ liệu khảo sát từ 236 nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp tại 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Dữ liệu sơ cấp chính thức được kiểm định, đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc PLS SEM thông qua phần mềm SPSS 22.0 và SmartPLS 3.3.3.
Luận án đóng góp về mặt học thuật với năm nội dung. Một là, khai thác sức mạnh của định hướng thị trường và năng lực đổi mới trong bối cảnh kênh tiêu thụ giữa nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp thông qua áp dụng kết hợp các lý thuyết dựa vào nguồn lực, các bên có liên quan, B2B và lý thuyết thể chế. Trong đó, lý thuyết dựa vào nguồn lực là trung tâm. Hai là, thu thập dữ liệu khảo sát dữ liệu theo mối quan hệ một nhà sản xuất (công ty tiêu điểm) với hai đối tác khách hàng doanh nghiệp chính và khách hàng trung bình làm tăng độ chắc chắn về thông tin dữ liệu trong kiểm định các giả thuyết. Ba là nghiên cứu xem xét sức mạnh định hướng thị trường trong mối quan hệ kênh tiêu thụ trong ngành đơn lẻ. Bốn là xem xét tác động định hướng thị trường ở góc độ hành vi thực hiện của công ty đối với các loại năng lực đổi mới của doanh nghiệp. Năm là xem xét yếu tố hỗ trợ của chính phủ tác động đến định hướng thị trường, năng lực đổi mới để phát triển thị trường sản phẩm trong kênh tiêu thụ trong phát triển những ngành hàng mới ở cấp độ công ty chứ không phải dự án.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những đóng góp đầu tiên vào việc phát triển thị trường VLXKN. Thứ nhất, nhìn rõ hơn thực trạng phát triển VLXKN ĐBSCL hiện nay bao gồm những thế mạnh và hạn chế của nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp VLXKN. Thứ hai, hệ thống và nhìn nhận những chính sách hỗ trợ của chính phủ cũng như tỉnh, thành ĐBSCL. Thứ ba, phát triển mô hình phát triển thị trường VLXKN theo hướng sử dụng sức mạnh định hướng thị trường và năng lực đổi mới không những dựa vào chính công ty sản xuất VLXKN mà còn kênh tiêu thụ chủ yếu là nhà thầu thi công xây dựng, công ty kinh doanh VLXD (khách hàng doanh nghiệp) thông qua (1) nâng cao khả năng định hướng thị trường của công ty sản xuất VLXKN; (2) tăng cường năng lực đổi mới nhà sản xuất, (3) nâng cao sức mạnh định hướng thị trường vào năng lực đổi mới nhà sản xuất, (4) vai trò của chính phủ gắn liền với định hướng thị trường và năng lực đổi mới của nhà sản xuất.
Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra các nhà sản xuất VLXKN không những có định hướng thị trường nội bộ mà còn có tận dụng định hướng thị trường của bên có liên quan, đối tác tiêu thụ (khách hàng doanh nghiệp) để thực hiện các hoạt động đổi mới.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hỗ trợ của chính phủ đối với phát triển VLXKN ĐBSCL có tác động gián tiếp đến phát triển thị trường thông qua định hướng thị trường của nhà sản xuất và năng lực đổi mới của nhà sản xuất.
Một số khuyến nghị được đề cập để tăng cường vai trò của chính phủ vào phát triển thị trường VLXKN như (1) Hoàn thiện hệ thống pháp lý về vật liệu xây không nung, (2) Ban hành chính thức các chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung và (3) Kiểm soát tổ chức sản xuất và tiêu thụ.
Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: (1) Mở rộng phạm vi khảo sát cũng như xác định số lượng khảo sát phù hợp đơn vị khảo sát để có kết quả chính xác hơn cho nghiên cứu tại Việt Nam, (2) Mở rộng mô hình nghiên cứu đến nhà cung ứng và khách hàng cuối cùng – những đối tác chính trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm áp dụng tại Việt Nam, (3) Bổ sung thêm các khía cạnh về năng lực đổi mới tổ chức, đổi mới hành chính, số liệu nghiên cứu và phát triển thực tế của doanh nghiệp vào phân tích năng lực đổi mới trong mô hình nghiên cứu, (4) Khám phá thêm các chỉ báo đánh giá hỗ trợ của chính phủ trong ngành xây dựng tại Việt Nam.
Thesis: Market development of unburnt building materials in Mekong Delta
Major: Business Administration Code: 62340102
PhD Candidate: Truong Thi Hoang Oanh Term: 2015 - 2019
Supervisor: Associate Prof. Dr. Duong Ngoc Thanh and Dr. Truong Thi Be Hai
Educational Unit: Can Tho University.
The thesis studies the market development model of unburnt building materials with the following objectives: (1) Analysing the impact of market orientation on the market development of unburnt building materials (UBMs) in the Mekong Delta, the impact of market orientation of manufacturers to the market orientation of corporate customers, (2) Analysing the impact of market orientation of manufacturers and market orientation of corporate customers on the innovation capacity of UBMs manufacturers in the Mekong Delta, ( 3) Analysing the impact of government support on market orientation, innovation capacity and market development of UBMs in the Mekong Delta, (4) Proposing some managerial implications for managers in manufacturing enterprises successfully implemented the market development of UBMs in the Mekong Delta.
The study used mixed methods for analysis. All scales have been tested through statistical methods combining qualitative and quantitative research with building reliability and validation of the quadratic factor model. Data sources of secondary information about studies abroad are collected from many sources such as prestigious journals, scientific research projects, dissertations, etc. in the world combined with the study of the context of the building materials industry in the Mekong Delta. Primary data sources include preliminary quantitative research and formal quantitative research. In the official quantitative study, survey data were collected from 236 manufacturers and corporate customers in 13 provinces and cities in the Mekong Delta. The primary data was officially verified, evaluated the measurement model and the structural model (PLS SEM) through the software SPSS 22.0 and SmartPLS 3.3.3.
The thesis contributes academically with five contents. First, exploiting the power of market orientation and innovation capacity in the context of the consumption channel between manufacturers and corporate customers through the application of a combination of resource-based theories, stakeholders perspective, B2B and institutional theory. In which, resource-based theory is central. Second, collecting data survey data according to a one-manufacturer (focal company) relationship with two key corporate customer partners and the average customer increases the certainty of data information in test hypotheses. Third, the study examines the market orientation power in the consumption channel relationship in a single industry. Fourth, the impact of market orientation (from the perspective of corporate behavior) on the types of innovation capabilities of enterprises is also considered. Finally, research shows that government support affects market orientation, innovation capacity to develop product markets in the consumption channel in developing new categories at the company level.
In practice, this research results are one of the first contributions to the market development of UBMs. First, it is more clearly to see the current development situation of non-construction materials in the Mekong Delta including the strengths and limitations of the manufacturers and customers of the non-structural materials enterprises. Second, the study also provides a systematic review of supporting policies of the government as well as provinces and cities in the Mekong Delta. Third, this study has proposed to develop the UBMs market development model in the direction of using market-oriented strength and innovation capacity, not only based on the UBMs manufacturing company itself, but also on the main consumption channel of contractors. construction and construction material trading companies (corporate customers) through (1) improving the market orientation of UBMs manufacturing companies (2) enhancing the capacity of manufacturer innovation, (3) intensifying the incorporation of market-oriented power into the innovation capacity of UBMs manufacturers, (4) emphasizing the role of the government tied to the market orientation and innovation capacity of manufacturers.
The results of the study have shown that UBMs manufacturers not only have internal market orientation, but also take advantage of the market orientation of related parties, consuming partners (business customers) to implement innovation activities.
The research results also show that government support for the development of UBMs in the Mekong Delta has an indirect impact on market development through the market orientation of the manufacturer and the innovation capacity of the manufacturer.
Some recommendations are mentioned to strengthen the role of the government in the development of the market of UBMs such as (1) Completing the legal system on unburnt building materials, (2) Officially issuing incentive policies production and use of unburnt building materials and (3) Control the organization of production and consumption in terms of standards
Issues for further research: (1) Expanding the scope of the survey as well as determine the appropriate number of survey units to have more accurate results for research in Vietnam, (2) Expanding research model to suppliers and end customers – the main partners in the production and consumption of UBMs in the whole of Vietnam, (3) Adding aspects of organizational innovation capacity, administrative innovation, actual research and development data of enterprises into the analysis of innovation capacity in the research model, (4) Exploring more indicators of government support in the construction industry in Vietnam.