Tên đề tài: “Đánh giá và đề xuất cơ chế quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai cho phát triển bền vững”
Tác giả: Nguyễn Minh Thông, Khóa: 2015
Chuyên ngành: Quản lý đất đai; Mã số: 62850103. Nhóm ngành: Môi trường và bảo vệ môi trường.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS Phan Trung Hiền - Trường Đại học Cần Thơ.
Ở Việt Nam, công tác lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bản ngày càng hoàn thiện và đạt được kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong thực tế (phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chậm so với quy định, chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất,…). Những vấn đề đó đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về quy hoạch phải không ngừng nâng cao chất lượng, có tầm nhìn chiến lược và đổi mới kịp thời theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến. Quan tâm đến vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Đề tài: “Đánh giá và đề xuất cơ chế quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai cho phát triển bền vững” được thực hiện trong điều kiện nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Cần Thơ với bốn mục tiêu cụ thể gồm: (i) Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai trong giai đoạn (2011-2020); (ii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất đai; (iii) Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai và các loại hình quy hoạch khác và (iv) Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai cho phát triển bền vững. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp phân tích hồi quy và phương pháp SWOT, kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai tại thành phố Cần Thơ cũng như cả nước vẫn còn nhiều bất cập, vai trò định hướng, điều tiết của Nhà nước là yếu tố tạo nên sự khác biệt về về quy hoạch sử dụng đất đai. Việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 tại thành phố Cần Thơ không đạt theo kế hoạch đề ra.
- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 05 nhóm yếu tố chính (kinh tế, xã hội, môi trường, chính sách pháp luật và con người) và 17 yếu tố phụ tác động đến quy hoạch sử dụng đất. Mỗi góc nhìn của người dân, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp có sự khác biệt khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất. Đối với người dân và nhà doanh nghiệp thì nhóm yếu tố kinh tế có tác động mạnh nhất đối với quy hoạch sử dụng đất. Đối với nhà quản lý cho rằng nhóm yếu tố thể chế pháp lý có tác động mạnh nhất đối quy hoạch sử dụng đất.
- Nghiên cứu đã chỉ ra có 05 điểm tương đồng và 05 điểm khác biệt giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác. Quy hoạch sử dụng đất là nền tảng của các loại hình quy hoạch. Các loại hình quy hoạch đều có nhu cầu sử dụng đất thì phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
- Nghiên cứu đề xuất 05 nhóm giải pháp (kinh tế, xã hội, môi trường, chính sách pháp luật và con người) nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai cho phát triển bền vững.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hỗ trợ cho việc quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng như cả nước ngày một hoàn thiện hơn. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai và các đơn vị nghiên cứu, tư vấn việc quản lý, lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai.
Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu phân tích rõ các tác động của từng nhóm yếu tố với các phương pháp cụ thể về kỹ thuật phân tích định lượng (tác động của biến đổi khí hậu, tác động của phát triển kinh tế, tác động của xã hội đến quy hoạch sử dụng đất).
In Vietnam, the preparation and implementation of land-use planning and plans have been basically improved more and more, and achieved positive results, however, there are still many shortcomings in practice (approval for land use plans at the district-level is slow compared to regulations, the quality of many planning is still low, there is a lack of synchronization in land use, etc.). Those issues require the state management of planning to constantly improve quality, provide a strategic vision and promptly innovate in the direction of an advanced methodical approach. Paying attention to economic, social and environmental issues, towards the goal of sustainable development. The thesis: “Assessing and recommending a state management mechanism of land use planning for sustainable development” was carried out in the practical research conditions in Can Tho city with four specific objectives including: (i) Assessment of the current state of state management on land use planning in the period (2011-2020); (ii) Analysis of factors affecting land use planning; (iii) The relationship between land use planning and other types of planning and (iv) Recommending solutions for state management on land use planning for sustainable development. The study used descriptive statistics, exploratory factor analysis (EFA), regression analysis and SWOT methods, the research results shows that:
- The state management on land use planning in Can Tho city as well as the whole country still has many shortcomings, the directional and regulatory role of the State is the factor that makes the difference in land use planning. The implementation of land use targets according to the land use planning for the 2011-2020 period in Can Tho city did not meet the preset plan.
- The study has shown that there are 5 main groups of factors (economy, society, environment, legal policy and human) and 17 sub-factors affecting the land use planning. Each point of view from common people, managers, and entrepreneurs has a difference when assessing factors affecting the land use planning. For common people and entrepreneurs, the economic factor group has the strongest impact on land use planning. For managers, they believed that the legal and institutional factor group has the strongest impact on land use planning.
- The study has shown that there are 05 similarities and 05 differences between land use planning and other types of planning. Land use planning is the foundation of all types of planning. All types of planning that have land-use demands must conform to the approved land use planning.
- The study recommended 05 groups of solutions (economy, society, environment, legal policies and human) to perfect the state management mechanism on land use planning for sustainable development.
The research results of the thesis contribute to support the improvement of land use planning in Can Tho city as well as the whole country. At the same time, the thesis is also a reference for state management bodies on land use planning as well as research and consulting units on the management, preparation and implementation of land use planning.
In the coming time, it is required to continue clearly studying and analyzing the impacts of each factor group with specific methods of quantitative analysis techniques (impacts of climate change, impacts of economic development, social impact on land use planning).