Tên đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự minh bạch trách nhiệm xã hội, đặc điểm kiểm soát quản trị và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
Tác giả: Lưu Thị Thái Tâm, Khóa: 2016
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Ngô Mỹ Trân - Trường Đại học Cần Thơ
Người hướng dẫn phụ: TS. Vũ Thị Hồng Nhung - Trường Đại học RMIT
Luận án nghiên cứu về sự minh bạch thông tin CSR của các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK Việt Nam với các mục tiêu: (1) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch CSR của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam; (2) Phân tích ảnh hưởng của minh bạch CSR đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam; (3) Nghiên cứu vai trò điều tiết của tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, sự kiêm chức của CEO và tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến mối quan hệ giữa sự minh bạch CSR và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam; (4) Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm cải thiện sự minh bạch CSR và gia tăng hiệu quả tài chính cho các công ty niêm yết Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để thực hiện phân tích. Thang đo minh bạch CSR được đề xuất dựa trên nội dung lý thuyết các bên liên quan, dựa trên tham khảo từ các nghiên cứu trước và có điều chỉnh lại cho phù hợp với đặc điểm thị trường Việt Nam dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia. Thông tin thứ cấp về các nghiên cứu trong và ngoài nước được tác giả thu thập từ nhiều nguồn tài liệu có uy tín cao như các tạp chí uy tín trong và ngoài nước, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, kết hợp với nghiên cứu bối cảnh thực tiễn về tình hình thực hành và minh bạch CSR của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Luận án xây dựng dữ liệu bảng được thu thập liên tục từ năm 2013-2019. Mẫu nghiên cứu bao gồm 323 công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE và HNX có công bố các báo cáo thường niên, báo cáo quản trị và báo cáo tài chính liên tục từ năm 2013-2019.
Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong trong luận án bao gồm: (1) Sử dụng một số chỉ tiêu thống kê mô tả và bảng phân tích tần số; (2) Sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo để phân tích mối quan hệ giữa các biến định tính; (3) Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Tobit, Pooled Tobit, Pooled OLS (Ordinary Least Square), FEM (Fixed Effects model), REM (Random effects model) và GMM (Generalized method of moments).
Luận án đóng góp về mặt học thuật ở các nội dung sau: xây dựng được mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch CSR; xây dựng được mô hình về vai trò điều tiết của ba đặc điểm KSQT gồm tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT; Sự không kiêm chức của CEO và tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến mối quan hệ giữa sự minh bạch CSR và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án đã cung cấp minh chứng củng cố cho lý thuyết các bên liên quan trong việc giải thích mối quan hệ giữa sự minh bạch CSR và hiệu quả tài chính. Đồng thời bổ sung thêm nội dung mới cho các lý thuyết trong việc giải thích mối quan hệ này về vai trò điều tiết của ba biến KSQT có sự ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ. Hay nói cách khác, luận án đã góp phần làm sáng tỏ sự cần thiết của việc kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết nguời đại diện trong việc giải thích cho mối quan hệ giữa sự minh bạch CSR và hiệu quả tài chính sẽ được đầy đủ hơn.
Về mặt thực tiễn, luận án đã góp phần cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về vai trò của sự minh bạch thông tin CSR và ảnh hưởng tích cực của nó đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp những minh chứng cho các lãnh đạo doanh nghiệp nhìn thấy việc thực hành minh bạch CSR không đơn thuần chỉ là các hoạt động từ thiện mang tính chất tự nguyện và thực hiện tự phát không thường xuyên. Trái lại phải xem thực hành và minh bạch CSR như là nhiệm vụ có tính bắt buộc thực hiện nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải thực hiện và minh bạch CSR nhằm cân đối hài hỏa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của tất cả các bên liên quan, có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển bền vững. Đồng thời, luận án còn chỉ ra được việc lựa chọn cơ chế KSQT phù hợp sẽ góp phần cải thiện mức độ minh bạch thông tin CSR và gia tăng hiệu quả tài chính cho công ty, từ đó đề xuất hàm ý quản trị hoàn thiện cơ chế KSQT phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan hữu quan trong việc ban hành các quy định và chính sách quản lý kịp thời và phù hợp nhằm hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện và cho các công ty thực hiện và minh bạch CSR hiệu quả nhất. Từ đó góp phần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi giúp các công ty có ý thức và thực hiện tốt hơn về CSR và minh bạch CSR nhằm cân đối hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của tất cả các bên liên quan trong xã hội.
Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra tính cần thiết và tầm quan trọng của việc thực hành và minh bạch thông tin CSR của doanh nghiệp hướng đến các bên liên quan nhằm đáp ứng cho bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt đối với các doanh nghiệp có tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế, từ đó góp phần tạo lập lợi thế cạnh tranh, góp phần cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của các bên liên quan, từ đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy để gia tăng hiệu quả kinh doanh, bên cạnh thực hành và minh bạch CSR hướng đến các bên liên quan, doanh nghiệp còn cần phải thiết lập một cơ chế KSQT phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công ty bao gồm các quyết định trong việc sử dụng và phân bổ nguồn lực thực hiện và minh bạch CSR sao cho đạt hiệu quả cao nhất, từ đó gia tăng hiệu quả kinh doanh chung cho các doanh nghiệp.
Một số khuyến nghị được đề cập nhằm cải thiện mức độ minh bạch CSR và gia tăng hiệu quả tài chính cho các các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam như : (1) Tách biệt vai trò quản lý của hai chức vụ chủ tịch HĐQT và CEO; (2)Tăng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT; (3) Chọn lọc với số lượng hạn chế các nhà đầu tư chiến lược; (4) Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài; (5) Giảm dần tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước trong các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam có tỷ lệ vốn nhà nước kiểm soát cao.
Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như (1) các nghiên cứu tương lai có thể thực hiện so sánh chéo giữa Việt Nam với các quốc gia ngoài Việt Nam, gần nhất là có thể so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn có thể so sánh với các nước phát triển và các nước đang phát triển khác để hiểu được bản chất và mức độ thực hiện minh bạch CSR và ảnh hưởng của nó tới hiệu quả tài chính; (2) các nghiên cứu trong tương lai có thể thu thập số liệu minh bạch CSR đầy đủ hơn thông qua các kênh thông tin khác bên cạnh báo cáo thường niên nhằm đánh giá việc thực hành và minh bạch CSR của các doanh nghiệp được đầy đủ và toàn diện hơn; (3) các nghiên cứu trong tương lai có thể bổ sung thêm nhiều khía cạnh thành phần khác nữa để đo lường cho sự minh bạch CSR được đầy đủ tương ứng với nhiều bên liên quan hơn; (4) các nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu phi tài chính bên cạnh chỉ tiêu tài chính để đo lường cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầy đủ và toàn diện hơn.
Thesis title: The relationship between social responsibility transparency, corporate governance and financial performance of listed companies on Vietnam stock market
Major: Business Administration Code: 9340101
PhD Candidate: Luu Thi Thai Tam Term: 2016 - 2020
Supervisor 1: Assoc. Prof. Dr. Ngo My Tran - Can Tho University.
Supervisor 2: Dr. Vu Thi Hong Nhung - RMIT University.
Educational Unit: Can Tho University
The thesis researches on the transparency of CSR information of enterprises listed on the Vietnam stock market with the following objectives: (1) Analyzing the factors affecting the CSR transparency of companies listed on the stock market Vietnam; (2) Analysis of the impact of CSR transparency on the financial performance of companies listed on the Vietnamese stock market; (3) Studying the moderating role of the percentage of non executive directors; CEO duality and the percentage of foreign ownership on the relationship between CSR transparency and financial performance of Vietnamese listed companies; (4) Proposing some policy implications to improve CSR transparency and increase the financial performance for Vietnamese listed companies.
The study uses a combination of quantitative and qualitative methods to carry out the analysis. The proposed CSR transparency scale is based on the theoretical content of stakeholders, based on references from previous studies and has been adjusted to suit the characteristics of the Vietnamese market based on the results of expert interviews. family. Secondary information about domestic and foreign studies is collected by the author from many reputable sources such as prestigious domestic and foreign journals, scientific research topics, dissertations, combined with study the practical context of CSR practices and transparency of Vietnamese listed companies. The thesis builds panel data collected continuously from 2013-2019. The research sample includes 323 non-financial companies listed on HOSE and HNX that have published annual reports, management reports and continuous financial statements from 2013-2019.
The data analysis methods used in the thesis include: (1) Using some descriptive statistics and frequency analysis tables; (2) Using the cross-tabular analysis method to analyze the relationship between qualitative variables; (3) Using regression analysis methods Tobit, Pooled Tobit, Pooled OLS (Ordinary Least Square), FEM (Fixed Effects model), REM (Random effects model) and GMM (Generalized method of moments).
The thesis has academic contributions with the following contents: building a research model on factors affecting CSR transparency; built a model of the regulatory role of three management control characteristics, including the percentage of non-executive directors in the Board, CEO non-duality and foreign ownership ratio on the relationship between CSR transparency and financial performance of Vietnamese listed companies. Besides, the thesis has provided evidence to reinforce the stakeholder theory in explaining the relationship between CSR transparency and financial performance. At the same time, it adds new content to the theories in explaining this relationship about the regulatory role of the three corporate governance variables that have a positive influence on the relationship. In other words, the thesis has contributed to clarifying the need for a close combination between stakeholder theory and agency theory in explaining the relationship between CSR transparency and performance will be more complete.
In practice, the thesis has contributed to providing more empirical evidence on the role of CSR information transparency and its positive influence on corporate performance, providing evidences for leaders see that the practice of CSR transparency is not merely voluntary charity activities and irregular spontaneous implementation. On the contrary, it is necessary to consider CSR practice and transparency as a mandatory task to perform if company want to sustainability and sustainable development, they must implement and transparent CSR in order to harmoniously balance the interests of the company and the interests of all stakeholders, If so, the company will exist and development sustainably. At the same time, the thesis also shows that set up a suitable corporate governance mechanism will contribute to improving the level of CSR information transparency and increasing the financial performance for the company, thereby suggesting the implication of perfect corporate governance. Inaddition, the research results contribute to providing useful information for relevant agencies in issuing timely and appropriate regulations and management policies to support, encourage and facilitate and for the most effective CSR implementation and transparency companies. Thereby contributing to creating a favorable business environment to help companies have better awareness and implementation of CSR and CSR transparency in order to harmonize the interests of enterprises and the interests of the company. all stakeholders in society.
The results of the study have shown the necessity and importance of the practice and transparency of corporate CSR information towards stakeholders in order to respond to the increasingly fierce competition, especially for enterprises participating in international business activities, thereby contributing to creating competitive advantages, balancing the interests of enterprises and the interests of related parties, thereby ensuring the existence of enterprises. and sustainable development for the business in the future. In addition, the research results also show that in order to increase corporate performance, besides practicing and transparent CSR towards stakeholders, enterprises also need to establish a most appropriate corporate governance mechanism to improve corporate performance includes decisions in the use and allocation of resources to implement and transparently CSR so as to achieve the highest perfomance, thereby increasing the overall performance for enterprises.
Some recommendations are mentioned to improve the level of CSR transparency and increase financial performance of companies listed on the Vietnamese stock market such as: (1) Separating the role of the two positions between the chairman of Board and CEO; (2) Increasing the percentage of non executive directors; (3) Selecting a small number of strategic investors; (4) Strengthening the attraction of foreign investment capital; (5) Gradually reducing the state ownership ratio in Vietnamese listed joint stock companies with a high percentage of state-controlled capital.
further research issues are (1) future studies that can make cross-comparisons between Vietnam and countries outside of Vietnam, as close as possible to countries in the Southeast region. Asia and beyond can be compared with developed countries and other developing countries to understand the nature and extent of CSR transparency implementation and its impact on financial performance; (2) Future studies may collect more complete CSR transparency data from other channels besides annual reports to collect the data of CSR transparency data more complete and comprehensive; (3) future studies may use more component dimensions to measure for full CSR transparency relative to more stakeholders; (4) Future studies may use more non-financial indicators besides financial indicators to measure the corporate performance more fully and comprehensively.