Tên đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Tác giả: Nguyễn Thị Hường, Khóa: 2016

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn chính: TS. Nguyễn Văn Ngọc - Trường Đại học Nha Trang

Người hướng dẫn phụ: TS. Đặng Thanh Sơn - Trường Đại học Kiên Giang

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” thực hiện với các mục tiêu: (1) Xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; (2) Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2016-2018; (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; (4) Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, luận án đã tiếp cận được các mô hình lý thuyết, các nghiên cứu trong và ngoài nước từ đó chọn được phương pháp tiếp cận phù hợp cho luận án. Cụ thể luận án tiếp cận và kế thừa từ các nghiên cứu trước để xác định các tiêu chí đo lường NLCT của DNNVV; tiếp cận mô hình kim cương, kết hợp hai lý thuyết nguồn lực và lý thuyết năng lực để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Luận án sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu là: định tính và định lượng.

  1. Những đóng góp mới của luận án

Luận án có chất lượng, ý nghĩa khoa học và thực tiễn vì đã đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh DNNVV thông qua 5 tiêu chí đo lường; nghiên cứu sử dụng mô hình kim cương, kết hợp lý thuyết nguồn lực và lý thuyết năng lực vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đồng thời xác định được nhân tố Năng lực thâm nhập thị trường là nhân tố mới bổ sung vào lý thuyết năng lực. Trên cơ sở phân tích, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đối với từng lĩnh vực hoạt động.

  1. Các ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả luận án đạt được các mục tiêu nghiên cứu sau:

  • Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với 9 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là: (1) Năng lực tổ chức, quản lý DN; (2) Năng lực công nghệ và đổi mới; (3) Năng lực marketing; (4) Năng lực sản xuất; (5) Năng lực tài chính; (6) Nguồn nhân lực; (7) Năng lực liên kết và tạo lập các mối quan hệ; (8) Trách nhiệm xã hội; (9) Năng lực thâm nhập thị trường (9.1-Năng lực thâm nhập thị trường trong nước và 9.2 -Năng lực thâm nhập thị trường nước ngoài). Bên cạnh đó, luận án đề xuất 9 giả thuyết nghiên cứu cho mô hình tương ứng với 9 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
  • Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2016-2018 thông qua 5 tiêu chí đo lường.
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và được xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là: (1) Nguồn nhân lực (0,255); (2) Năng lực tài chính (0,221); (3) Năng lực thâm nhập thị trường (0,215); (4) Năng lực công nghệ và đổi mới (0,181); (5) Năng lực sản xuất (0,161); (6) Năng lực liên kết và tạo lập các mối quan hệ (0,115); (7) Năng lực tổ chức quản lý DN (0,111); (8) Trách nhiệm xã hội (0,110); (9) Năng lực marketing (0,105). Trong 9 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT DNNVV thì Nhân tố Năng lực thâm nhập thị trường là nhân tố mới và có mức độ ảnh hưởng ở vị trí thứ 3 trong số 9 nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu để kiểm định. Nghiên cứu đã bổ sung thêm thang đo năng lực thâm nhập thị trường vào lý thuyết năng lực của DN. Kết quả kiểm định các biến độc lập có ý nghĩa thống kê giải thích được 72,5% sự biến thiên của biến phụ thuộc NL
  • Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang dưới góc độ quản trị DN, dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước và đề xuất hàm ý quản trị đối với từng lĩnh vực hoạt động của DN nhằm nâng cao NLCT DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: (1) Mô hình nghiên cứu giải thích được 72,5% biến thiên của NLCT DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, chứng tỏ còn những nhân tố khác, những biến quan sát khác về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế có thể ảnh hưởng đến NLCT DNNVV nhưng chưa được thể hiện trong mô hình nghiên cứu; (2) Nghiên cứu mới chỉ tiếp cận mô hình kim cương, kết hợp hai lý thuyết là lý thuyết nguồn lực và lý thuyết năng lực vào nghiên cứu NLCT DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang mà chưa tiếp cận mô hình, kết hợp các lý thuyết khác. Vì thế, những nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp cận các mô hình, kết hợp các lý thuyết khác vào nghiên cứu NLCT DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và có thể tìm ra các nhân tố khác có khả năng ảnh hưởng đến NLCT DNNVV mà tác giả chưa thể hiện trong mô hình nghiên cứu của mình; (3) Phân tích cấu trúc đa nhóm kiểm định sự khác biệt các mối quan hệ tác động của các nhân tố trong mô hình theo lĩnh vực hoạt động chưa được thực hiện theo nhóm riêng mà phải kết hợp chung gom nhóm đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực Nông – Lâm – Thuỷ sản do số mẫu của các DN này tương đối ít, không đủ điều kiện để kiểm định. Chính vì vậy, các DN này được gom nhóm chung với các DN hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng. Vì thế các nghiên cứu tiếp theo có thể tăng số lượng mẫu các DN hoạt động trong lĩnh vực Nông – Lâm – Thuỷ sản để đủ điều kiện kiểm định sự khác biệt giữa các lĩnh vực theo các nhóm riêng mà không cần gom nhóm.

Thesis title: Improving the competitiveness of small and medium enterprises in Kien Giang province.

- Major: Business Administration                          Code: 9340101

- PhD Candidate: Nguyen Thi Huong                     Term: 2016 - 2020

- Supervisor: Dr. Nguyen Van Ngoc and Dr. Dang Thanh Son

- Educational Unit: Can Tho University.

  1. Summary of the thesis

The thesis "Improving the competitiveness of small and medium-sized enterprises in Kien Giang province" is carried out with the following objectives: (1) Building a research model on factors affecting the competitiveness of small and medium enterprises in Kien Giang province; (2) Analyze the current situation of competitiveness of small and medium-sized enterprises in Kien Giang province in the period 2016-2018; (3) Analysis of influencing factors and the degree of influence of each factor on the competitiveness of small and medium enterprises in Kien Giang province; (4) Proposing governance implications to improve the competitiveness of small and medium enterprises in Kien Giang province.

On the basis of research overview, the thesis has approached theoretical models, domestic and foreign studies, thereby choosing an appropriate approach for the thesis. Specifically, the thesis approaches and inherits from previous studies to determine the criteria for measuring the competitiveness of SMEs; approaching the diamond model, combining two theories of resources and theory of capacity to study the factors affecting the competitiveness of SMEs in Kien Giang province. The thesis uses two research methods simultaneously: qualitative and quantitative.

  1. New contributions of the thesis

The thesis has quality, scientific and practical significance because it has assessed the current state of SME competitiveness through 5 measurement criteria; research using diamond model, combining resource theory and capacity theory into the study of factors affecting the competitiveness of small and medium enterprises in Kien Giang province. At the same time, it is determined that the market penetration capacity factor is a new factor added to the capacity theory. On the basis of analysis, the author proposes managerial implications to improve the competitiveness of small and medium enterprises in Kien Giang province for each field of activity.

  1. Practical applications, issues that need further research

The results of the thesis achieve the following research objectives:

  • Building a research model of factors affecting the competitiveness of small and medium-sized enterprises in Kien Giang province with 9 factors affecting the competitiveness of SMEs in Kien Giang province are: (1) Capacity to organize and manage enterprises; (2) Technology and innovation capabilities; (3) Marketing capacity; (4) Production capacity; (5) Financial capacity; (6) Human resources; (7) The ability to link and create relationships; (8) Social responsibility; (9) Market penetration capacity (9.1-Capability to penetrate the domestic market and 9.2-Capability to penetrate foreign market). Besides, the thesis proposes 9 research hypotheses for the model corresponding to 9 factors affecting the competitiveness of SMEs in Kien Giang province.

(2) Analyze the current situation of competitiveness of small and medium-sized enterprises in Kien Giang province in the period 2016-2018 through 5 measurement criteria.

(3) Analysis of the influencing factors and the degree of influence of each factor on the competitiveness of SMEs in Kien Giang province and ranked according to the degree of influence from high to low are: (1) Human resources (0,255); (2) Financial capacity (0.221); (3) Market penetration capacity (0.215); (4) Technology and innovation capacity (0.181); (5) Production capacity (0,161); (6) Ability to link and create relationships (0.115); (7) Capacity of enterprise organization and management (0,111); (8) Social Responsibility (0,110); (9) Marketing capacity (0,105). Among the 9 factors affecting the competitiveness of SMEs, the Market penetration capacity factor is a new factor. It has the third position among the 9 factors included in the research model for testing. The study has added the market penetration capacity scale to the enterprise's capacity theory. The results of testing the independent variables have statistical significance explaining 72.5% of the variation of the dependent variable of competitiveness.

(4) Proposing some governance implications to improve the competitiveness of SMEs in Kien Giang province from the perspective of corporate governance, from the perspective of state management agencies and propose governance implications for each field. Activities of enterprises to improve the competitiveness of SMEs in Kien Giang province.

Issues that need to be further studied: (1) The research model explains 72.5% of the variation of SME's competitiveness in Kien Giang province, proving that there are other factors, other observed variables in terms of aspects. theory as well as practice can affect the competitiveness of SMEs but has not been shown in the research model; (2) The new study only approaches the diamond model, combining two theories, namely the theory of resources and the theory of capacity, into the study of SME competitiveness in Kien Giang province, without approaching the model, combining the other theory

Therefore, further studies can approach models, combine other theories into the study of SME's competitiveness in Kien Giang province and can find out other factors that are likely to affect SME's competitiveness. that the author has not shown in his research model; (3) The multi-group structural analysis to test the difference in the impact relationships of the factors in the model by field of activity has not been carried out in a separate group but must be combined and grouped for SMEs activities in the field of Agriculture - Forestry - Fisheries because the sample number of these enterprises is relatively small, not eligible for testing. Therefore, these enterprises are grouped together with enterprises operating in the field of Industry - Construction. Therefore, further studies can increase the number of samples of enterprises operating in the field of Agriculture - Forestry - Fisheries to be eligible to test the differences between sectors according to separate groups without grouping.

 

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15797132
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
10952
73097
345476
15797132
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x