Tên đề tài: “Nghiên cứu biến dị di truyền của việc lai và ghép các giống ớt dựa vào đặc tính nông học và dấu phân tử DNA”.

Tác giả: Trần Ngọc Chi, Khóa: 2015

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học; Mã số: 62420201. Nhóm ngành: Khoa học sự sống

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trương Trọng Ngôn - Trường Đại học Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Ớt là một loại gia vị quan trọng trong bữa ăn của con người và là nguồn xuất khẩu lớn của nước ta. Nguồn giống ớt hiện nay chủ yếu là các giống F1 nhập nội phụ thuộc vào thị trường giống nước ngoài và có giá thành cao. Vì vậy việc nghiên cứu và sản xuất giống nội địa là việc làm cần thiết. Trong các phương pháp chọn tạo giống ớt thì phương pháp lai và ghép là 2 phương pháp phổ biến được sử dụng lâu đời. Vì vậy đề tài sử dụng 2 phương pháp này nhằm nghiên cứu xác định sự thay đổi di truyền khi lai và ghép giữa 3 giống ớt có kiểu hình khác biệt nhau cụ thể như sau: ghép giữa Sừng với Hiểm và Hiểm với Cà ở những độ tuổi và độ dài gốc ghép khác nhau (50 ngày: 15 và 20 cm, 60 ngày: 20 và 25 cm, 70 ngày: 25 và 30 cm); lai giữa 2 cặp giống ớt Sừng với Hiểm và Sừng với Cà khảo sát thể hệ lai F1. Kết quả đối với ghép đã nhận thấy được sự ảnh hưởng của gốc ghép lên cành ghép đối với cặp ghép Sừng-Hiểm có sự thay đổi về màu bao phấn, dạng lá và thay đổi làm tăng kích thước cũng như khối lượng trái của cây ghép cao hơn cành ghép ở các độ tuổi 60 ngày 20 cm, 25cm và 70 ngày 25 cm, tuy nhiên về hình dạng trái không có sự thay đổi; cặp Hiểm-Sừng có sự thay đổi màu bao phấn, dạng lá và dạng trái thiên về giống Sừng. Tương tự cặp ghép Cà và Hiểm cũng nhận thấy có sự thay đổi trên màu bao phấn, dạng lá và dạng trái thì cũng phần lớn thiên về giống với cành ghép, tuy nhiên các tính trạng số lượng trên trái có sự vượt trội hơn cành ghép ở một số nghiệm thức. Kết quả khảo sát dựa trên các cặp mồi SSR liên kết tính trạng trái không nhận thấy sự thay đổi giữa các nghiệm thức ghép và với gốc và cành ghép; đối với vùng gen CaOvate nhận thấy các cây ghép đều thiên về giống với cành ghép. Kết quả lai thuận nghịch thu được các thế hệ lai F1 như sau: lai giữa Sừng và Hiểm đều có hoa có màu bao phấn trung gian giưa cha và mẹ, lá đều thiên về giống với cây Sừng và trái cũng có dạng trái cũng như hướng trái chỉ địa thiên về giống với cây Sưng ở cả 2 phép lai; lai giữa Sừng và Cà đều có dạng hoa giống với Sừng nhưng màu bao phấn vàng giống như Cà ở cả 2 phép lai, về lá cặp Sừng-Cà giống Sừng nhưng cặp Cà-Sừng lại giống Cà, về dạng trái 2 phép lai giống nhau khi lai giữa Sừng thon dài và Cà tròn thu trái F1 có dạng trung gian và đều có hướng chỉ địa giống như ớt Sừng.

.

  1. Những kết quả mới của luận án

Luận án tiến hành ghép các giống ớt có đặc điểm hình thái khác nhau ở độ tuổi lớn và độ dài gốc ghép cao để tạo ra sự sự ảnh hưởng di truyền từ gốc ghép lên cành ghép.

            Khảo sát sự thay đổi di truyền của cây ghép dựa trên kiểu hình và kiểu gen bằng cách dựa vào các dấu phân tử SSR liên kết chặt với gen quy định tính trạng trái đồng thời giải trình tự vùng gen quy định hình dạng trái CaOvate để xem xét sự thay đổi về mặt kiểu gen. Kết quả nhận thấy ở tính trạng trái không có sự thay đổi nhiều về kiểu hình và kiểu gen so với cành ghép, nhưng ở tính trạng hoa có sự thay đổi đáng kể. Khảo sát được sự thay đổi của cây lai F1 so với cha mẹ dựa trên kiểu hình và kiểu gen.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở cho việc sử dụng phương pháp ghép trong chọn giống ớt tại độ tuổi và chiều dài gốc ghép lớn.

- Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Thực hiện khảo sát ghép ở những độ tuổi và độ dài gốc ghép khác. Cần khảo sát sự thay đổi di truyền của việc ghép trên các vùng gen khác như gen quy định màu bao phấn, quy định dạng lá.

 

  1. Thesis summary

Chilli is an important spice in everyone’s meal as well as a major export product of Vietnam. Most current chilli species are domestically imported F1s that are dependent on high-priced overseas markets. Therefore, it is vital to research and produce domestic chilli species. Among different chilli cultivation techniques, crossbreed and grafting are the two most popular and longstanding techniques. This research has used these two techniques to determine the genetic changes after cross-breeding and grafting between three chilli species with different shapes; specifically: grafting Sung with Hiem and Hiem with Ca with different growth rate and rootstocks’ length (50 days: 15 and 20cm, 60 days: 20 and 25cm, 70 days: 25 and 30cm); cross-breeding two pairs of Sung with Hiem and Sung with Ca to study F1 hybrids. The result has shown the impact of rootstocks on grafted boughs of Sung – Hiem grafted pair having differences in their tether color, leaf shape, and an increase in size as well as weight of the grafted plants’ fruits, which are more than the grafted boughs of 60 days at 20 cm, 25cm and of 70 days at 25cm, yet there are no differences in fruit shape; the Hiem – Sung pair has a difference in its tether color, while its leaf and fruit shape are the same with the Sung species. Similarly, there are also some differences in Ca – Hiem grafted pair in terms of its tether color, leaf shape, and fruit shape that are inclined to be the same as the grafted boughs; however, there is a surpass in the fruits’ quantity traits compared with grafted boughs in some experiments. The research results based on linked SSR pairs do not point out any differences between experimented grafts with rootstocks and grafted boughs; with regards to the CaOvate gene order, we notice that the grafted plants are similar to grafted boughs. The reversible cross-breeding process has produced the following F1s: cross-breeding Sung and Hiem to produce a tether with an osculant color of the father and mother plants, its leaf is similar to Sung plants while its fruits are similar in shape and in its downward pointing direction to Sung plants in both crossbreds; cross-breeding Sung and Ca to produce flowers that are similar to Sung but the tether’s yellow color is similar to Ca in both crossbreds, the leaf shape of the Sung– Ca pair is similar to Sung while the Ca – Sung is similar to Ca the fruit shape of both crossbreds is the same after cross-breeding slim, long Sung with round-shaped Ca to produce an F1 that is osculant-shaped and similar at its downward pointing direction to Sung chillies.

  1. The new results of the thesis

. -The thesis is carried out with grafting of chili varieties with different morphological characteristics at old age and high rootstock length to create genetic effect from rootstock on grafted grafts.

-Investigate genetic changes of grafted plants based on phenotype and genotype by relying on SSR molecular markers that is closely associated with the gene that defines the fruit trait and sequence gene array that regulates the shape of the CaOvate to examine the genotypic variation. The results shows that in the fruit trait there was not much change in phenotype and genotype compared against the cutting, but in the flower trait there is a significant change. Investigate the change of F1 hybrid plants compared against their parents based on phenotype and genotype.

  1. Practical application and suggestions for further study

- Practical application

The results of the study provide a scientific basis to orientate for further research on chili breeding by grafting method on chili at an old age.

- Suggestions for further study

In the future, an investigation is needed in other ages and rootstock lengths.

In addition, investigation of genetic changes of grafted plants in other gene regions.

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15755080
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
7181
31045
303424
15755080
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x