Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất và tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp của Hộ trồng lúa Jasmine tại Đồng bằng sông Cửu Long”

Tác giả: Ngô Anh Tuấn,  Khóa: 2016

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Hữu Đặng – Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn phụ: TS. Huỳnh Minh Tuấn – UBND tỉnh Đồng Tháp

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án ước lượng hiệu quả sản xuất và tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp của hộ trồng lúa Jasmine tại Đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất các yếu tố tổng hợp. Luận án sử dụng bộ dữ liệu bảng (panel data) được khảo sát lặp lại trong hai năm (2017 và 2019) từ 273 hộ trồng lúa Jasmine tại bốn tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, thông qua bảng hỏi cấu trúc được soạn sẵn. Sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên để phân tích hiệu quả sản xuất bao gồm: hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, từ đó đo lường tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp. Các yếu tố được xác định để ước lượng hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế bao gồm: giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, tập huấn kỹ thuật, tham gia hội nông dân, số lao động gia đình, tín dụng, thu nhập khác, khoảng cách từ nhà đến ruộng và khoảng cách từ nhà đến trung tâm thương mại. Các yếu tố được xác định đo lường tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp bao gồm tăng trưởng hiệu quả kỹ thuật, tăng trưởng hiệu quả quy mô và tiến bộ khoa học công nghệ.

Từ khóa: tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, lúa Jasmine, Đồng bằng Sông Cửu Long.

  1. Những kết quả mới của luận án

Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trồng lúa Jasmine của hộ đạt trung bình 88,21% trong giai đoạn 2017-2019. Việc tập huấn kỹ thuật nhiều sẽ giúp hộ tăng năng suất sản xuất lúa. Việc vay vốn tín dụng sẽ giúp hộ đảm bảo nguồn vốn để hoạt động sản xuất, chủ động hơn trong việc sử dụng vật tư nông nghiệp, giúp tăng hiệu quả kỹ thuật. Việc sử dụng không hiệu quả lao động gia đình làm giảm hiệu quả kỹ thuật của hộ trong sản xuất lúa Jasmine. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố lượng phân đạm và phân kali có tác động thuận với năng suất lúa của hộ. Trong khi đó, lượng phân lân có ảnh hưởng nghịch với năng suất của hộ. Phương thức gieo sạ hàng và biện pháp xử lý rơm rạ bằng đốt cũng tác động tích cực đến năng suất của hộ. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế trồng lúa Jasmine của hộ đạt trung bình 79,67% trong giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố về kinh tế xã hội như giới tính chủ hộ, trình độ học vấn, tập huấn kỹ thuật, số lượng lao động gia đình và tín dụng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ. Bên cạnh đó các yếu tố giá giống, giá phân kali, hình thức gieo sạ và xử lý rơm rạ đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ.

Thứ hai: Phân tích tăng trưởng TFP trong sản xuất lúa Jasmine của hộ tại ĐBSCL là tích cực, ở mức khoảng 15,47% trong giai đoạn 2017–2019 hoặc ở mức bình quân 3,93%/ năm trong giai đoạn trên. TFP tăng trưởng tích cực trong giai đoạn này được thúc đẩy bởi tăng trưởng hiệu quả quy mô (SEC) (4,48 điểm%) và tiến bộ khoa học công nghệ (TC) (1,80 điểm%). Trong khi đó hiệu quả kỹ thuật (TEC) hạn chế sự tăng trưởng TFP ở mức độ khá nhỏ (-0,81 điểm%) trong sản xuất lúa Jasmine của hộ trong giai đoạn này.

Thứ ba: Trên cơ sở kết quả ước lượng của hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên, kết hợp với kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và phân tích tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp của hộ sản xuất lúa Jasmine tại ĐBSCL trong giai đoạn 2017–2019, luận án đã đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập cho hộ như. Giải pháp 1: Tăng cường hỗi trợ vốn đầu tư sản xuất cho nông dân thông qua các chính sách hỗ trợ người dân với lãi suất ưu đãi và điều kiện vay vốn đơn giản. Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động nông hộ bằng cách tăng cường sử dụng máy móc thiết bị trong một số khâu quan trọng trong trồng lúa như cày, bừa, xới đất; gieo, cấy lúa; phun thuốc và gặt lúa…. Giải pháp 3: Tăng cường chất lượng khuyến nông bằng cách tăng cường công tác đào tạp, tập huấn cho lực lượng lao động trực tiếp sản xuất tại các hộ về kỹ thuật trồng trọt; tổ chức các lớp tập huấn trong thời gian ngắn, trùng với những thời điểm quan trọng của sản xuất; hình thức tập huấn trực quan, "cầm tay chỉ việc", tập huấn đầu bờ, ngay tại hiện trường cần được triển khai. Giải pháp 4: Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường như tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; ngăn chặn tình trạng vật tư không đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường gây thiệt hại cho người sản xuất. Giải pháp 5: Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân trong sản xuất.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Về mặt khoa học:

Thứ nhất: Nghiên cứu hệ thống hóa đầy đủ các lý thuyết phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA để xác định hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và tăng trưởng TFP của hộ trồng lúa Jasmine tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ hai: Nghiên cứu bổ sung đánh giá thêm những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật mà những nghiên cứu trong nước trước đây chưa đề cập đến.

Thứ ba: Nghiên cứu là một công trình thử nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm lặp lại và nghiên cứu ứng dụng, qua đó xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và các yếu tố cấu thành tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp trong sản xuất lúa Jasmine. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong đánh giá hiệu quả sản xuất và tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi.

            Về mặt thực tiễn:

Thứ nhất: Luận án nghiên cứu trên các hộ trồng lúa Jasmine. Đây là giống gạo được Chính phủ khuyến khích phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, nâng cao vị thế ngành gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trước đây, các nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp cụ thể là sản xuất lúa tại Việt Nam chủ yếu tập trung phân tích về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Chính vì thế một nghiên cứu với quy mô cấp khu vực đối với chủ đề phân tích hiệu quả sản xuất và tăng trưởng TFP trong sản xuất lúa, đặc biệt là lúa Jasmine (đây là loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam), nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu giúp người dân trồng lúa nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo cuộc sống cho nông dân và xa hơn là phát triển nền kinh tế là rất cần thiết.

Thứ hai: Luận án sử dụng dữ liệu bảng (panel data) nghiên cứu quan sát trong giai đoạn 2017 - 2019 để đưa ra chính xác hơn kết quả đo lường các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật cũng như đánh giá tác động của toàn bộ các nguồn tăng trưởng năng suất trong sản xuất lúa Jasmine của hộ. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp tối ưu phù hợp với tình hình sản xuất lúa của hộ hiện nay.

Thứ ba: Nghiên cứu chỉ ra rằng các hộ hiện nay cần phải giảm lượng phân đạm, phân kali đồng thời tăng lượng phân lân nguyên chất theo đúng khuyến cáo kỹ thuật để cải thiện hiệu quả quy mô trong sản xuất lúa của mình

Thứ tư: Nghiên cứu không những chỉ ra được các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận trồng lúa Jasmine, các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nông hộ mà còn bổ sung thêm các phương thức canh tác trong trồng lúa cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến. Một là, các hộ sản xuất nên thực hiện phương pháp gieo sạ hàng sẽ tốt hơn gieo sạ lan. Việc áp dụng phương thức sạ hàng ngoài việc giúp cho hộ tiết kiệm được chi phí, giảm được tình trạng sạ quá dày thì việc sạ thưa sẽ giúp cây lúa phát triển tốt, giảm được sâu bệnh. Hai là, việc đốt rơm rạ sau thu hoạch sẽ tốt hơn là tận dụng rơm rạ như bán, ủ phân, làm thức ăn gia súc… Việc đốt rơm rạ sẽ tiêu diệt côn trùng, mầm bệnh, cỏ dại giúp cho hộ trồng lúa vụ sau sẽ có năng suất hơn

Thesis title: “Analysis of production efficiency and total factor productivity gowth of Jasmine rice households in Mekong Delta”

- Major: Agricultural Economics                                            Code: 9620 115

- Full name of PhD student: Ngo Anh Tuan                          Training period: 2016 - 2020

- Supervisor: Assoc.Prof. Nguyen Huu Dang - Can Tho University

Sub-Supervisor:Dr. Huynh Minh Tuan - Dong Thap Provincial People's Committee

- Training institution: Can Tho University

  1. Dissertation summary

The thesis on analysis of the disertation is to estimate productive efficiency and total factor productivity growth of Jasmine rice farmers in the Mekong Delta in order to propose policy implications to improve production efficiency and TFPG. The thesis uses panel data that was repeated in two years (2017 and 2019) from 273 jasmine rice growing households in Kien Giang, An Giang, Dong Thap and Can Tho in the Mekong Delta by a structured questionnaire. The stochastic frontier analysis method is used to analyze production efficiency, including technical and economic efficiency, and to measure the growth of total factor productivity. Factors identified to measure technical efficiency and economic efficiency include gender, age, education, training, association, family labors, credit, other income, distance from home to field, and distance from home to market. Factors identified to measure the growth of total factor productivity include technical efficiency change, scale efficiency change, and technological change.

Keywords: total factor productivity growth, technical efficiency, economic efficiency, Jasmine, Mekong Delta

  1. New results of the thesis

Firstly: Research results show that the technical efficiency of farmers reached an average of 88.21% in the period 2017-2019. More training helps farmers increase rice productivity. Credit helps farmers secure capital for production activities, be more active in using agricultural materials, and increase technical efficiency. The inefficient use of family labors reduces the technical efficiency of farmers in Jasmine rice production. On the other hand, the research results also show that the amount of nitrogen and potassium fertilizers has a proportional effect on the rice yield of farmers. Meanwhile, the amount of phosphate fertilizer has an inverse effect on the productivity of farmers. The method of sowing and burning straw also positively affects production. Besides, the economic efficiency of households only reached an average of 79.67% in this period. Research results also show socio-economic factors such as gender, educationm training, family labors and credit also affect the economic efficiency of households. In addition, factors such as seed price, potash price, method of sowing, and straw handling affect the farmers' profit.

Secondly, TFP growth in Jasmine rice production by farmers in the Mekong Delta is positive, at around 15.47% during 2017–2019 or at 3.93% annually. TFPG is positive during this period due to scale efficiency change (SEC) (14.48%) and technology change (TC) (1.80%). Meanwhile, the technical efficiency change that decreased the growth of TFP was quite small (-0.81%) in this period.

Third, Based on the estimation results of the stochastic frontier profit function model, the stochastic frontier production function model, and the TFPG analysis of Jasmine rice farmers in the Mekong Delta in the period of 2017–2019, the thesis has proposed solutions to improve production efficiency and income for farmers such as solution 1: Strengthening support for production investment capital for farmers through policies to support people with favorable interest rates and simple loan conditions. Solution 2: Improve the efficiency of using farm labor by increasing the use of machinery and equipment in some important stages of rice cultivation such as plowing, harrowing, tilling; sowing and transplanting rice; Spraying and reaping rice…. Solution 3: Improve the quality of agricultural extension by increasing training for the direct production labor force of the households on cultivation techniques; organizing training courses in a short time, coinciding with important times of production; the form of visual training, "hands-on training", on-the-ground training should be implemented. Solution 4: Strengthening the role of State management over the market such as further strengthening the quality control of fertilizers and plant protection drugs; prevent unsatisfactory materials from being circulated on the market causing damage to producers. Solution 5: Strengthen research and transfer of technology to farmers.

  1. Practical applications/applicability, issues that need further research

In terms of the science aspect:

Firstly: The study to systematize the general theories of the stochastic marginal analysis method SFA to determine the economic efficiency, technical efficiency and TFP growth of Jasmine rice farmers in the Mekong Delta..

Secondly: Additional research the factors affecting economic efficiency and technical efficiency that previous domestic studies have not mentioned..

Thirdly: The study is an experimental work combining repeated academic research and applied research, thereby building and testing a research model with factors affecting production efficiency and other structural factors of total factor productivity in jasmine rice production. Therefore, the research results reflect the reliability and complement and develop the methodology in evaluating the production efficiency and total factor productivity. From there, the study proposes possible solutions.

Issues for further research:

Firstly: Thesis research on jasmine rice growing. This is a rice variety that is encouraged by the Government to develop to export demand and improve the position of Vietnam's rice industry in the international market. Previously, research on agricultural production, specifically rice production in Vietnam, mainly focused on analyzing technical efficiency and economic efficiency. Therefore, a study with a regional scale on the topic of analyzing production efficiency and TFP growth in rice production, especially Jasmine rice (this is the main export rice of Vietnam) to find effective solutions to help rice farmers improve production efficiency and develop the economy is very necessary.

Secondly: The thesis uses panel data in the period 2017 - 2019 to provide more accurate results of measuring factors affecting economic efficiency and technical efficiency as well as evaluating the impact of all sources of total factor productivity in jasmine rice production. From there, it is possible to give optimal solutions to the rice production of the household.

Thirdly: Research shows that households need to reduce the amount of nitrogen and potassium fertilizers and increase the amount of pure phosphorus fertilizer in accordance with technical recommendations to improve the scale efficiency in their rice production.

Fourthly: The study not only shows the input factors affecting the yield and profit, and the socio-economic factors affecting the technical efficiency and economic efficiency of the farmers but also add farming methods in rice cultivation affect the production efficiency that previous studies have not mentioned such as sowing method and burn rice straw. Firstly, farming households should implement the sowing method, which will be better than sowing without row. Applying the sowing method to helping households save costs and help rice grow well, reduce pests and diseases. Second, it is better to burn rice straw after harvest than to make use of straw such as selling, composting, making animal feed... Burning rice straw will kill insects, pathogens, weeds to help the next service will be more productive

 

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15782497
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
11189
58462
330841
15782497
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x