Tên đề tài: “Hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long”

Tác giả: Đặng Thị Phượng, Khóa: 2018

Ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115.

Người hướng dẫn: PGS.TS. Huỳnh Việt Khải - Trường Đại học Cần Thơ

 

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Mục tiêu của luận án “Hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm phân tích được hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đề xuất hàm ý chính sách quản lý khai thác ổn định nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Để đạt được mục tiêu này, luận án sử dụng phương pháp biên ngẫu nhiên để ước tính hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả chi phí (CE) nghề lưới kéo. Luận án cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE và CE cũng như sử dụng mô hình Logit thứ bậc để xác định tác động biên của yếu tố ảnh hưởng đến nhóm kém hiệu quả của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghề lưới kéo có sản lượng trung bình là 581,8 kg/chuyến và lợi nhuận là 8,1 triệu đồng/chuyến. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo ở mức trung bình khá, cụ thể là TE với ngoài yếu tố trữ lượng là 68,8% và có yếu tố trữ lượng là 74% và hiệu quả chi phí là 70%. Với những kết quả đạt được, luận án đã đề xuất một số hàm ý chính sách để nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý của nghề lưới kéo ở ĐBSCL cũng như hiệu quả phân phối và tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác của nghề này .

Từ khóa: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, lưới kéo, phân tích biên ngẫu nhiên

 

  1. Những kết quả mới của luận án

Kết quả nghiên cứu cho thấy sản lượng thủy sản khai thác trung bình là 581,8 kg/chuyến với thời gian đánh bắt là 3,3 ngày/chuyến. Chi phí của tàu lưới kéo là 11,8 triệu đồng/chuyến và lợi nhuận là 8,1 triệu đồng/chuyến với tỷ suất lợi nhuận là 0,9 lần. Lưới kéo là nghề có tính chọn lọc thấp nên được quan tâm quản lý bởi hệ thống văn bản pháp lý từ trung ương đến địa phương nhưng vẫn có khoảng 16% số lượng tàu không đăng ký ngư cụ.

Mức TE của nghề lưới kéo ở ĐBSCL khi không có yếu tố trữ lượng là 68,8%, trong đó có đến 20,2% số tàu chỉ đạt TE dưới 50%. Trong trường hợp có tính yếu tố trữ lượng, mức TE của tàu lưới kéo đạt trung bình 74% và dao động từ 22,7- 93,4%. Các yếu tố như là kinh nghiệm của thuyền trưởng, nhóm tàu khai thác, số miệng lưới trên tàu, ngư trường Tây Nam bộ và Đồng Nam bộ, khoảng cách ngư trường khai thác, có đăng ký ngư cụ khai thác và sự liên kết trong khai thác thủy sản có tác động đến TE. Sản lượng đánh bắt và mức TE ở nhóm D6-12 đạt thấp hơn so với nhóm D12-15 và ngư trường TNB cao hơn so với ngư trường ĐNB.

Nghề lưới kéo ở ĐBSCL có mức CE bình quân là 70%. Mức CE đạt được có biến động và khác biệt giữa các ngư dân nghề lưới kéo đơn; giữa hai ngư trường khai thác là vùng TNB và ĐNB; và giữa nhóm tàu là nhóm D6-12 và D12-15. Mức chi phí bình quân ngư dân có thể giảm bình quân mỗi chuyến biển để đạt hiệu quả chi phí tối ưu là 2,5 triệu đồng. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo là kinh nghiệm của thuyền trưởng, sự tham gia của số lượng lao động gia đình, nhóm tàu, ngư trường khai thác, khoảng cách ngư trường và đăng ký ngư cụ khai thác

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Về mặt khoa học: Thứ nhất, luận án đã hệ thống cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về đo lường hiệu quả sản xuất của hoạt động khai thác thủy sản, từ đó trình bày đầy đủ, chi tiết và khoa học về lý thuyết ước lượng TE và CE cũng như các phương pháp đo lường trong hoạt động khai thác thủy sản. Thứ hai, luận án đã sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên để ước tính TE và CE cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng trong hoạt động khai thác của nghề lưới kéo. Thứ ba, nghiên cứu đã sử dụng mô hình Logit thứ bậc để xem xét sự tác động biên của các yếu tố ảnh hưởng đến các mức độ kém hiệu quả TE và CE của nghề lưới kéo.

   Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là cung cấp thông tin sự kém hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong KTTS là một phần do sự phối hợp các yếu tố đầu vào và đưa ra giải pháp cho ngư dân điều chỉnh và định hướng KTTS đạt hiệu quả tối ưu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp và bổ sung thông tin cho nhà quản lý, ngư dân và là nguồn tài liệu tham khảo cho đào tạo giáo dục.

   Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo: (1) Sự tác động và hiệu quả khai thác về mặt sinh học và môi trường; (2) Nghiên cứu mở rộng đa dạng các ngư cụ khai thác và ngư trường xa bờ; (3) Nghiên cứu cần hoàn thiện phân tích lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác và (4) Hướng nghiên cứu cần được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thời gian để xem xét tác động của yếu tố thời gian của hoạt động KTTS.

 

  1. Content of thesis summary

The objectives of the thesis " Production efficiency of fishing activities in the Mekong Delta" are to analyze the production efficiency of trawling in the Mekong Delta and propose trawling management policies in the Mekong Delta. To achieve this goal, the thesis employed the stochastic production frontier methodology to estimate the level of technical and cost efficiency of trawling in the Mekong Delta. The thesis also explored factors affecting the level of technical and cost efficiency of trawling in the Mekong Delta as well as employed an ordered logit regression model to estimate the impact of the marginal independent variables on the probability of inefficiency of trawling in the Mekong Delta. The results showed that the average yield of the trawl net was 581.8 kg/trip and the profit was 8.1 mil.VND.trip. The results also showed that the technical and cost efficiency of trawling was moderate, specifically, the technical efficiency of trawling without the stock was 68.8% and the efficiency level with the stock was 74%, and the cost efficiency level was 70%. Based on the findings, the thesis has proposed some policy implications to improve the production efficiency and trawling management of trawling in the Mekong Delta as well as the efficiency of product distribution and consumption of this fishing.

Keywords: Technical efficiency, cost efficiency, trawling, stochastic production frontier

 

  1. The novel aspects from the thesis

The survey results showed that the average yield of the trawl net was 581.8 kg/trip with a fishing time of 3.3 days/trip. The total cost was 11.8 mil.VND/trip and the profit was 8.1 mil.VND, with a benefit and cost ratio of 0.9 times. Trawl nets are low-selectivity fishing gear, so they are managed by a regulation system from the central to local government

Without the stock, the average TE of the surveyed fishermen was approximately 68.8%, of which 20.2 % of vessels reached TE lower than 50%. Regarding the stock, the average TE was 74% and ranged from 22.7 to 93.%. The captain’s fishing experience, vessel size, the number of nets on a boat, cooperation for input supplies and problem-solving, fishing registration, operation distance, and the fishing grounds were the main factors influencing the TE. The average yield and TE of the D6-12 group were lower than those of the D12-15 group and the yield of West Coast vessels was also higher than those of the East Coast vessels

The average cost efficiency score of trawling in the MD was 70%. The cost efficiencies differed largely between the fishers; fishing grounds of the west and east coast; and vessel sizes like the D6-12 group and D12-15 group. Fishermen could decrease the average cost per trip by 2.5 mill.VND. Factors affecting the cost efficiency of the trawling were the captain’s fishing experience, family labour, vessel size, fishing grounds, operation distance, and gear registration.

 

  1. Applications prospect and suggestions for further study

In terms of the science aspect: Firstly, the thesis has systematized the theoretical and empirical basis of measuring the production efficiency in fisheries, thereby presenting complete, detailed, and scientific learning about estimating the level of technical and cost efficiency as well as measurement methods of a fishery. Second, the thesis employed stochastic production frontier methodology to estimate the level of technical and cost efficiency of trawling in the Mekong Delta and its determinants of trawling. Third, the thesis used an ordered logit regression model to estimate the impact of the marginal independent variables on the probability of technical and cost inefficiency of trawling in the Mekong Delta.

In terms of practice: The results showed information for technical and cost inefficiency in trawling were one of the reasons for input combination, helping to provide solutions for fishermen and adjust their fishing activities for optimal efficiency. In addition, the study results contributed to providing and adding information for fisheries managers, fishermen, and the reference source for educational training.

Issues for further research: Besides the obtained results, this thesis still has some limitations. Therefore, the thesis proposes future research including: (1) the fishing efficiency of biological and environmental aspects; (2) the research needs to apply the variety of fishing gears and fishing grounds offshore; (3)Research needs to complete benefit analysis between the actors in the value chain of seafood products; and (4) Further research is recommended to improve the efficiency estimation by panel data, considering the impact of the time factor in fisheries.

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20034106
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
5776
93326
320717
20034106
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x