Tên đề tài: “Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL”
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Phương, Khóa: 2016
Ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý
Người hướng dẫn 1: TS. Võ Hùng Dũng - Phòng TM và CN Việt Nam CN Cần Thơ
Người hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Văn Hồng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
Luận án “Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) đến với sự gắn kết của người lao động (NLĐ) tại các DN thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” thực hiện với các mục tiêu: (i) Phân tích, đánh giá thực trạng TNXHDN đối với NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL; (ii) Phân tích tác động của TNXHDN đến sự gắn kết tổ chức của người lao động tại các DN thủy sản ĐBSCL; (iii) Nghiên cứu vai trò trung gian của sự hài lòng công việc và năng lực tâm lý trong mối quan hệ giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL, (iv) Đề xuất hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL thực hiện tốt TNXHDN nhằm nâng cao sự gắn kết tổ chức của NLĐ theo đúng tinh thần của các Quy định quốc tế.
Để đạt được mục tiêu trên, luận án vận dụng kết hợp cả hai lý thuyết: lý thuyết bản sắc xã hội (SIT) của Tajfel & Turner (1986) và lý thuyết trao đổi xã hội (SET) của Blau (1964). Phương pháp nghiên cứu áp dụng là phương pháp định tính và phương pháp định lượng nhằm xác định khung nghiên cứu với bốn khái niệm liên quan đến người lao động, đó là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, năng lực tâm lý, sự hài lòng công việc và sự gắn kết của người lao động với 13 nhân tố thành phần, 58 biến quan sát. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 518 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL, sau đó xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20.0 thông qua các phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), phân tích Bootstrap, phân tích đa nhóm.
Luận án đã đánh giá được thực trạng TNXHDN đối với sự gắn kết tổ chức của NLĐ bằng cách kiểm tra nhận thức của NLĐ. Nghiên cứu kết hợp lý thuyết bản sắc xã hội (SIT) của Tajfel & Turner (1986) và lý thuyết trao đổi xã hội (SET) của Blau (1964) sẽ đánh giá, xem xét một cách tổng quát hơn về tác động của nhận thức TNXHDN đến thái độ và hành vi của NLĐ (năng lực tâm lý, sự hài lòng công việc và sự gắn kết tổ chức) tại các DN thủy sản ở ĐBSCL.
Nghiên cứu phát hiện ra năng lực tâm lý và sự hài lòng công việc là biến số trung gian một phần của quá trình xây dựng sự gắn kết tổ chức thông qua nhận thức về TNXHDN của NLĐ. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét TNXHDN tác động đến sự gắn kết tổ chức của NLĐ thông qua năng lực tâm lý, sự hài lòng công việc của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL.
Ngoài ra, nghiên cứu phát hiện mối quan hệ giữa các yếu tố TNXHDN, năng lực tâm lý, sự hài lòng công việc và sự gắn kết thay đổi theo loại hình doanh nghiệp (nơi làm việc). Điều này giúp các nhà hoạch định DN có chiến lược phù hợp trong công tác quản trị nguồn nhân lực.
Các ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin thực tế, những bằng chứng về tác động của việc thực hiện TNXHDN đến sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL, giúp các nhà quản trị, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định hiểu về các khía cạnh TNXHDN đối với NLĐ, thừa nhận tầm quan trọng của các lợi ích mà TNXHDN mang lại (sự hài lòng công việc, năng lực tâm lý cải thiện và nâng cao sự gắn kết tổ chức), góp phần cải thiện thái độ của NLĐ tại nơi làm việc, cải thiện hiệu suất của DN trong dài hạn, đảm bảo DN phát triển bền vững.
Kết quả nghiên cứu phát hiện ra một mối quan hệ mới, đó là năng lực tâm lý là biến số trung gian giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ, bên cạnh biến số trung gian sự hài lòng công việc đã được phát hiện trong các nghiên cứu trước đó. Dựa trên những phát hiện này, một số hàm ý quản trị được đề xuất nhằm nâng cao sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL khi DN đảm bảo thực hiện các chương trình TNXHDN. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin có giá trị cho các cơ quan ban, ngành trong việc đề ra các quy định, chính sách giải quyết những khó khăn trong thực hiện TNXHDN đối với NLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các DN ngành thủy sản vùng ĐBSCL.
Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
- Nghiên cứu được thực hiện tại các DN thủy sản ĐBSCL điều này có thể dẫn tới những sự khác biệt về tác động của TNXHDN đến sự gắn kết tổ chức của NLĐ nếu nghiên cứu tổng thể các DN thủy sản hay nghiên cứu ở các lĩnh vực khác. Các nghiên cứu tương lai sẽ mở rộng đối tượng nghiên cứu là tất cả các DN thủy sản Việt Nam có thực hiện và không thực hiện TNXHDN nhằm phát hiện những sự khác biệt về tác động của TNXHDN đến sự gắn kết tổ chức của NLĐ.
- Các mối quan hệ trong nghiên cứu chỉ dừng lại mức độ tổng thể, chưa kiểm tra cụ thể từng khía cạnh của TNXHDN tác động như thế nào đến các khía cạnh của năng lực tâm lý, hài lòng công việc hay sự gắn kết tổ chức của NLĐ. Điều này có thể hạn chế trong việc đề xuất một số giải pháp hoàn hảo cho các DN thủy sản ĐBSCL. Các nghiên cứu tương lai sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu sẽ kiểm tra cụ thể từng thành phần của TNXHDN tác động như thế nào đến từng thành phần của năng lực tâm lý, sự hài lòng công việc và sự gắn kết tổ chức của NLĐ. Với phạm vi nghiên cứu này sẽ phản ánh được sâu hơn về các mối quan hệ.
- Các nghiên cứu tương lai sẽ đầu tư hơn cho việc khảo sát thu thập nhiều bảng hỏi hơn, cải thiện tính ngẫu nhiên và đại diện của mẫu nghiên cứu, có như vậy kết quả nghiên cứu đạt được tính chính xác cao hơn.
- Nghiên cứu đang xem xét tác động thuận chiều của TNXHDN đến năng lực tâm lý, hài lòng công việc hay sự gắn kết tổ chức, chưa xem xét mối quan hệ ngược lại giữa năng lực tâm lý, hài lòng công việc hay sự gắn kết tổ chức đến với TNXHDN. Các nghiên cứu tương lai sẽ mở rộng xem xét mối quan hệ ngược lại giữa năng lực tâm lý, hài lòng công việc hay sự gắn kết tổ chức tác động đến TNXHDN để có cái nhìn toàn diện hơn về phản ứng của NLĐ đối với các hoạt động TNXHDN.
INFORMATION OF THE DISSERTATION
Title: “Studying the impact of corporate social responsibility on employee commitment at seafood companies in the Mekong Delta”
Major: Business Administration Code: 62340102
PhD Candidate: Nguyen Thi Ngoc Phuong Course: 2016
Supervisor 1: Dr. Vo Hung Dung
Supervisor 2: Dr. Nguyen Van Hong
Educational facilities: Can Tho University
The thesis “Studying the Impact of Corporate Social Responsibility (CSR) on Employee Commitment at Seafood Companies in the Mekong Delta” was carried out to achieve the four following objectives: (i) Analysis and evaluate the practical situation of CSR for employees at seafood companies in the Mekong Delta. (ii) Analysis of the impact of CSR on employees’ organizational commitment at seafood companies in the Mekong Delta. (iii) Study the mediating role of job satisfaction and psychological capacity in the relationship between CSR and employees’ organizational commitment at seafood companies in the Mekong Delta. (iv) Propose management implications on improving the performance of employees’ organizational commitment by the spirit of International Regulations at seafood companies in the Mekong Delta in implementing CSR standards.
To achieve the above aims, a combination of two theories, social identity (SIT) by Tajfel & Turner (1986) and social exchange (SET) by Blau (1964) were used in this reasearch. Moreover, both qualitative and quantitative research approaches were employed for the data analysis. For the qualitative approach, this study investigates the research framework with four relevant concepts, including CSR, psychological capacity, job satisfaction and employees’ organizational commitment. In general, there were 13 major components and 58 observed variables. For the quantitative approach, the primary data was collected from 518 employees working at seafood companies in the Mekong Delta. The two software SPSS version 20.0 and AMOS version 20.0 were used to analyze the data in this study. Cronbach's Alpha, exploratory factor analysis (EFA) were used to measure the reliability, confirmatory factor analysis (CFA) was used to test examine the relationship between observed variables, and linear structural model analysis (SEM) was used to measure and examine the relationships of both observed and latent variables. Finally, multigroup analysis was used to examine differences between two or more discrete groups.
This thesis assessed the current situation of CSR on employees’ organizational commitment by examining employees’ perceptions. This research combines the social identity theory (SIT) of Tajfel & Turner (1986) and the social exchange theory (SET) of Blau (1964) to measure the impact of CSR on employees’ attitudes and behaviors (psychological capacity, job satisfaction, and employees’ organizational commitment) at seafood companies. Moreover, based on an overview of the latest literature and the current situation of CSR at seafood companies, psychological capacity and job satisfaction were observed as intermediate variables for building organizational commitment through employees’ perceptions.
This thesis also examine the effects of CSR on employees’ organizational commitment by using the two mediators, psychological capacity and job satisfaction. The results highlight the potential of the CSR in fulfilling psychological needs, providing evidence about the characteristics of job satisfaction and psychological capacity and the critical role of the CSR activities in the human resource management of companies.
In addition, the results shows that there is significant difference in employees’ perception of each type of companies (shrimp processing companies, fish processing companies and others). This helps business administrators design appropriate strategies for each category of employees.
Applicabilities in practice
The research results of this thesis has provided useful materials about the impact of implementing CSR on employees’ organizational commitment at seafood companies in the Mekong Delta. It is expected to helped administrators, researchers, and managers clearly understand the benefits and position of CSR in enhancing job satisfaction, psychological capacity, and employees’ organizational commitment. Thanks to CSR, there is a potential to improve employees’ attitudes and ensure the sustainable development of business in a long-term.
The research results discovered a new relationship, that is, psychological capacity and job satisfaction is intermediate variables between CSR and employees’ organizational commitment. Several policy implications and recommendations are mentioned to improve employees’ organizational commitment at seafood companies in the Mekong Delta. It also provide valuable materials for agencies and sectors for constructing regulations and policies to address difficulties in implementing CSR for employees. The performance of the CSR may help companies improve the efficiency of employees’ performance at seafood companies in the Mekong Delta.
Future research directions
- The thesis was conducted at seafood companies in the Mekong Delta; hence, the impact of the CSR may varies in employees’ organizational commitment due to the existence of different fields at seafood companies. Future research may expand to all Vietnamese seafood companies and different companies to reduce the bias in the results and help the managers have the right strategies for human resource management.
- The relationships in the study only stop at the overall level, not specifically examining how each aspect of CSR affects of psychological capability, job satisfaction or employees’ organizational commitment. This may limit the ability to propose some perfect solutions for Mekong Delta seafood companies. Future research may expand and examine specifically how each component of CSR impacts each component of psychological capacity, job satisfaction and employees’ organizational commitment, hopefully reflecting this deeper relationship.
- Future research may invest more in surveys to collect more questionnaires, improve the randomness and representativeness of the research sample, thus achieving more accurate research results.
- The thesis examines the positive impact of the CSR on psychological capability, job satisfaction, or employees’ organizational commitment; however, the opposite relationship between psychological capability, job satisfaction, or employees’ organizational commitment and the CSR are not considered. Future researches need to be concerned on assessing the inverse relationship between psychological capacity, job satisfaction, or employees’ organizational commitment and the CSR to generate a better comprehensive view of employees’ reactions to CSR activities.