Tên đề tài: “Nghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịt”
Tác giả: Mai Trương Hồng Hạnh, Khóa: 2020
Ngành: Chăn nuôi; Mã số: 9640105. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Hồ Thanh Thâm - Trường Đại học Cần Thơ
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Lâm Phước Thành - Trường Đại học Cần Thơ
Mục tiêu của luận án nhằm xác định tỷ lệ bổ sung khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh lên men (FTMR) có nguồn nguyên liệu chính là phụ phẩm khoai lang tím Nhật thích hợp trong khẩu phần đến tăng trưởng và hiệu quả nuôi dưỡng bò thịt. Luận án được thực hiện thông qua 4 nghiên cứu gồm:
Nghiên cứu 1: Đánh giá hiện trạng trồng khoai lang, năng suất và thành phần hóa học dây và củ phụ phẩm khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả cho thấy năng suất dây khoai lang đạt 2,54 tấn/ha và tỷ lệ củ phụ phẩm khoai lang chiếm 18% năng suất củ.
Ở nghiên cứu 2 với mục tiêu xác định các thành phần dinh dưỡng từ các công thức ủ khác nhau của dây và củ khoai lang ủ yếm khí với tỷ lệ khác nhau để làm cơ sở khoa học thiết kế khẩu phần nuôi bò thịt. Kết quả sau 84 ngày ủ, các nghiệm thức đều đạt yêu cầu của mẻ ủ về mùi thơm và màu sắc. Khi kéo dài thời gian ủ, hàm lượng DM giảm ở tất cả các nghiệm thức (P<0,05). Hàm lượng CP của thức ăn ủ không thay đổi đáng kể. Hàm lượng NH3-N ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 0,1-0,5%, giá trị pH dao động từ 3,3-3,84. Hàm lượng acid hữu cơ có xu hướng thấp khi hỗn hợp có tỷ lệ củ khoai lang cao.
Nghiên cứu 3: Xác định ảnh hưởng khác nhau của tỷ lệ thức ăn bổ sung trong công thức khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh lên men đến tiêu hóa dưỡng chất và thông số dạ cỏ trong điều kiện in vitro. Kết quả cho thấy pH từ 14 đến 84 ngày đều đạt yêu cầu ủ chua, pH trong khoảng 4,0-4,5. Hàm lượng NH3 trong cùng một công thức qua các thời gian ủ chua khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Về hàm lượng dinh dưỡng và đánh giá cảm quan theo thời gian ít có sự biến đổi ở cả ba công thức, tất cả đều đáp ứng tiêu chuẩn sau 84 ngày. Các công thức FTMR khi nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa trong điều kiện in vitro cho thấy pH của 3 công thức ở thời điểm 0 giờ trong khoảng 7,18-7,25 và có xu hướng giảm vào 24 giờ nhưng không có sự khác biệt.
Nghiên cứu 4 với mục tiêu xây dựng được tỷ lệ bổ sung khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh lên men (FTMR) có nguồn nguyên liệu chính là phụ phẩm khoai lang tím Nhật phù hợp trong khẩu phần đến khả năng tăng trưởng và đánh giá hiệu quả của việc nuôi dưỡng bò thịt bằng khẩu phần FTMR này. Kết quả cho thấy tăng khối lượng của bò ăn khẩu phần 75% FTMR đạt 0,788 kg/con/ngày và FCR đạt 7,44 cao hơn bò ăn 100% TMR (7,25), nhưng giá FTMR thấp, nên hiệu quả kinh tế cao hơn các tỷ lệ bổ sung FTMR còn lại. Kết quả luận án cho thấy mức bổ sung 75% FTMR thay thế cho TMR trong khẩu phần phù hợp để nâng cao năng suất của bò thịt
Đánh giá được năng suất, tiềm năng của dây và củ phụ phẩm khoai lang tím Nhật làm thức ăn cho gia súc thông qua kết quả về năng suất và thành phần hóa học.
Xác định được tỷ lệ phù hợp giữa dây và củ phụ phẩm khoai lang tím Nhật để ủ chua làm thức ăn cho bò thịt, cũng như tỷ lệ phù hợp của dây và củ phụ phẩm khoai lang tím Nhật trong công thức khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh được lên men (FTMR).
Xác định được tỷ lệ sử dụng tối ưu của FTMR có thành phần chính là dây và củ phụ phẩm khoai lang tím Nhật trong khẩu phần nuôi bò thịt.
Kết quả các nghiên cứu đánh giá được giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm khoai lang tím Nhật, phương pháp bảo quản, sử dụng phụ phẩm khoai lang tím Nhật làm thức ăn cho bò thịt. Xác định được tỷ lệ sử dụng FTMR thích hợp với thành phần chính là phụ phẩm khoai lang để nuôi bò thịt đạt hiệu quả kinh tế cao.
Các kết quả của luận án giải quyết được nguồn thức ăn thô xanh giá thành thấp cho chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Vĩnh Long nói riêng, của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, tạo động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi và trồng trọt phát triển có hiệu quả theo hướng bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Đây là xu hướng mới trong sản xuất và phát triển chăn nuôi không chỉ tập trung nâng cao năng suất mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở cho các doanh nghiệp và những người chăn nuôi khi xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc nhai lại.
Kết quả của luận án là tài liệu khoa học để các cơ quan quản lý, Viện nghiên cứu, các trường Đại học, giảng viên và sinh viên tham khảo.
Thesis title: Research on preservation and use of sweet potato by-products (Ipomoea batatas) in the diet to improve the performance of beef cattle
Major: Animal Science Code: 9620105
Full name of PhD student: MAI TRUONG HONG HANH Year: 2020
Scientific supervisor: Assoc. Prof. Dr. Ho Thanh Tham – Secondary scientific supervisor: Assoc. Prof. Dr Lam Phuoc Thanh
Educational institution: Can Tho University
The objective of the thesis is to determine the appropriate rate of supplementing a fermented total mixed ration (FTMR) with the main ingredient being Japanese purple sweet potato by-product in the diet to increase the growth and feeding efficiency of beef cattle. The thesis was carried out through 4 studies including:
Research 1: Assessing the current status of sweet potato cultivation, yield and chemical composition of sweet potato vines (SPV) and sweet potato tubers (SPT) by-products in Binh Tan district, Vinh Long province. The results showed that the yield of SPV reached 2.54 tons/ha and the proportion of SPT by-product accounted for 18% of the tuber yield.
In Research 2, the goal was to determine the nutritional components from different incubation formulas of anaerobically fermented SPV and SPT at different rates to serve as a scientific basis for designing beef cattle rations. As a result, after 84 days of incubation, all treatments met the requirements of the incubation batch in terms of aroma and color. When incubation time was extended, DM content decreased in all treatments (P<0.05). The CP content of the silage did not change significantly. NH3-N content in the treatments ranged from 0.1-0.5%, pH values ranged from 3.3-3.84. Organic acid content tends to be low when the mixture has a high proportion of sweet potatoes.
Research 3: Determine the different effects of supplementary feed ratio in FTMR formula on nutrient digestion and rumen parameters under in vitro conditions. The results showed that pH from 14 to 84 days all met silage requirements, pH was in the range of 4.0-4.5. The NH3 content in the same formula over different fermentation times was not significantly different (P>0.05). Regarding nutritional content and sensory evaluation over time, there was little change in all three formulas, all met standards after 84 days. FTMR formulas when studying digestibility in in vitro conditions showed that the pH of the 3 formulas at 0 hour was in the range of 7.18-7.25 and tended to decrease at 24 hours but there was no difference special.
Research 4 aimed to establish a suitable supplementation rate for the fermented total mixed ration (FTMR) with the main ingredient being Japanese purple sweet potato by-products in the diet to improve growth and evaluate effectiveness of feeding beef cattle with this FTMR diet. The results showed that the weight gain of cows fed 75% FTMR reached 0.788 kg/head/day and FCR reached 7.44, higher than cows fed 100% TMR (7.25), but the price of FTMR was low, so it was economically effective higher than the remaining FTMR replenishment rates. The thesis results show that 75% FTMR supplementation replaces TMR in appropriate diets to improve the productivity of beef cattle.
Evaluate the productivity and potential of Japanese purple SPV and SPT by-products as animal feed through the results of productivity and chemical composition.
Determine the appropriate ratio between Japanese purple SPV and SPT by-product for silage as feed for beef cattle, as well as the appropriate ratio of Japanese purple SPV and SPT by-product in the fermented total mixed ration (FTMR) formula.
Determine the optimal usage rate of FTMR, whose main ingredients are Japanese purple sweet potato by-products and tubers, in beef cattle diets.
The results of the studies evaluated the nutritional value of Japanese purple sweet potato by-products, preservation methods and the use of Japanese purple sweet potato by-products as food for beef cattle. They aim to determine the appropriate rate of using FTMR with the main ingredient being sweet potato by-product to raise beef cattle with high economic efficiency.
The results of the thesis address the problem of low-cost green forage for beef cattle farming in Vinh Long province in particular and the Mekong Delta in general, contributing to improving economic efficiency for livestock farmers and fostering motivation for promoting the livestock and crop farming industries to develop effectively in a sustainable, circular and environmentally friendly manner. This is a new trend in livestock production and development that not only focuses on improving productivity but also takes advantage of available local agricultural by-products. The research results of the project can serve as a basis for businesses and livestock farmers when developing rations for ruminants.
The results of the thesis serve as scientific documents for management agencies, research institutes, universities, lecturers, and students to refer to.