Tên đề tài: “Một số đặc điểm ngoại hình, tập tính và di truyền của chó Vện”
Tác giả: Lê Công Triều, Khóa: 2016
Ngành: Chăn nuôi; Mã số: 62620105. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa - Trường Đại học Lâm Nghiệp
- Tóm tắt nội dung luận án
Mục tiêu
Xác định một số đặc điểm ngoại hình, tập tính, khả năng sinh trưởng và sinh sản, cũng như di truyền của chó Vện, nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển đàn chó Vện nói riêng và cho bản địa nói chung.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đóng góp thông tin khoa học có giá trị về đặc điểm giống, trọng tâm là đặc điểm một số ngoại hình, năng suất, tập tính và đa dạng di truyền của chó Vện;
- Làm cơ sở cho các nghiên cứu khác về chó Vện nói riêng và loài chó nói chung;
- Là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho người học và nghiên cứu chọn lọc và huấn luyện chó nghiệp vụ, cũng như nhân, khai thác và bảo tồn những đặc tính quý của chó Vện.
- Những kết quả mới của luận án
Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ và hệ thống đầu tiên về một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản và di truyền (tập tính, mối quan hệ giữa các loài, đa hình Mircosatellite/D-loop và gen HTR1D) của chó Vện ở nước ta. Cụ thể:
- Ghi nhận được khối lượng 12 tháng tuổi của chó đực và cái lần lượt là 13.943,8g và 12.835,0g - tăng gần 50 lần so với khối lượng sơ sinh. Có mối tương quan giữa khối lượng và một số chiều đo cơ thể trong giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Tuy nhiên hệ số tương quan giảm theo sự tăng của tuổi;
- Ghi nhận được >36,4% chó cái phối giống đến lần 4 (6-14 phút/lần, 26,10% số chó đực và cái có thời gian bắt cặp là 10 phút/lần);
- Ghi nhận được (i) số lần bú 22 lần/24 giờ (1,17 phút/lần) ở tuần tuổi đầu tiên và 12 lần/tuần (5,38 phút/lần) ở 4 tuần tuổi; và (ii) thời điểm mở mắt của chó con lúc 10-16 ngày tuổi;
- Ghi nhận được (i) tuổi thành thục sinh dục của chó cái lúc 10,14 tháng tuổi (304,2 ngày, 11,64 kg) và thời gian động dục kéo dài 8,06 ngày; (ii) Thời điểm chấp nhận chó đực giao phối 4,74 ngày sau khi động dục (10,29 tháng tuổi); và (iii) đẻ 4,92 con/ổ (303 g/con);
- Ghi nhận được giá trị Fis cao 0,690 (cận huyết trong quần thể);
- Xác định được 14 haplotype thuộc 3 haplogroup khác nhau (A, B, C) - trong đó có 1 haplotype mới (Cn);
- Nhận diện được 2 đa hình di truyền mới trên gen HTR1D chó Vện có liên quan đến tính hung hăng ở chó.
- Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu đạt được là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo để hoàn thành bức tranh tổng thể về cho Vện, trong đó nổi cộm lên các nội dung nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cải thiện tình trạng cận huyết để nâng cao năng suất, sức khỏe và phát triển quần thể;
- Phân tích mối liên kết đa hình di truyền gen HTR1D với mức độ hung hăng để định hướng chọn lọc và nhân giống phục vụ cho các mục tiêu khác nhau (từ đời sống đến an ninh quốc phòng);
- Xây dựng mã vạch DNA (DNA-barcoding) để định danh giống/dòng;
- Nghiên cứu các giải pháp dinh dưỡng nhằm hỗ trợ sự phát triển cân đối và hoàn thiện cơ thể theo sức sinh trưởng và khả năng sinh sản cá thể.
Dissertation title: Some appearance, behavior and genetic characteristics of the Ven dogs
Subject: Animal Science Code: 62 62 01 05
Ph.D. candidate: LE CONG TRIEU Course: 2016
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Do Vo Anh Khoa
Academic place: Can Tho University
- Summary of dissertation contents
Objectives
To identify some characteristics of appearance, behavior, growth and reproduction as well as genetics of the Ven dogs, in support of the conservation and development of their population in particular and of indigenous dogs in general.
Scientific and practical significances
- Contributing valuable scientific information on breed characteristics, focusing on some appearance characteristics, productivity, behavior, and genetic diversity of the Ven dogs;
- Grounding a foundation for other research on the Ven dogs in particular and dogs in general;
- Be a valuable reference source for learners and researchers in selecting and training professional dogs, as well as breeding, exploiting, and preserving the valuable characteristics of the Ven dogs.
- New results of dissertation
This is the first complete and systematic study of some characteristics of appearance, growth, reproduction, and genetics (behavior, relationships between species, Mircosatellite/D-loop polymorphism and HTR1D gene) of the Ven dogs in our country. Specifically, the study reported that:
- the 12-month-old weight of male and female dogs was 13,943.8g and 12,835.0g, respectively - an increase of approximately 50 times compared to that at birth. There was a correlation between body weight and some body measurements during the period from birth to 12 months of age. However, the correlation coefficient decreased as their age increased;
- more than 36.4% of female dogs were mated for the 4th time (6-14 minutes/time, 26.10% of male and female dogs had a pairing time of 10 minutes/time);
- (i) the frequency of sucklingwas 22 times/24 hours (1.17 minutes/time) at the first week of age and 12 times/week (5.38 minutes/time) at 4 weeks of age; and (ii) the puppies opened their eyes from 10 to 16 days old;
- (i) the age of sexual maturity of the female dogs was 10.14 months old (304.2 days, 11.64 kg) and the estrus period lasted for 8.06 days; (ii) the time to accept their male dogs for mating was 4.74 days after estrus (10.29 months old); (iii) they gave birth to 4.92 head/litter (303 g/head);
- a Fis value of 0.690 (high inbreeding in the population);
- 14 haplotypes belonging to 3 different haplogroups (A, B, C) - including 1 new haplotype (Cn) were identified;
- 2 new single nucleotide polymorphisms on the HTR1D gene of the Ven dog population relating to aggression in dogs were detected.
- Practical applications/applicability, recommendations for further research
The obtained research results have grounded a foundation for further research to complete the overall picture of the Ven dogs, which highlights the following research contents:
- Research on improvement of inbreeding to increase productivity, health and population;
- Analysis of the association of genetic polymorphisms of the HTR1D gene with the level of aggression, aiming to select and breed for different purposes (from life to national security and defense);
- Development of DNA barcoding to identify breeds/lines;
- Research on nutritional solutions to support balanced development and improve the body for individual growth and reproduction.