Tên đề tài: “Đặc điểm ngoại hình, đa hình gen và ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc cải thiện năng suất sinh sản của gà Nòi”.

 Tác giả: Châu Thanh Vũ, Khóa: 2013

 Chuyên ngành: Chăn nuôi; Mã số: 9620105. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Trọng Ngữ - Trường Đại học Cần Thơ.

 Người hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Thị Hồng Nhân - Trường Đại học Cần Thơ.

  1. Tóm tắt luận án

Nghiên cứu hiện tại được thực hiện nhằm (i) Xác định đặc điểm ngoại hình và đánh giá đa dạng di truyền giữa các nhóm gà Nòi tại ĐBSCL; (ii) Xác định sự tác động của một số gen ứng viên liên quan đến năng suất sinh sản ở gà Nòi; (iii) Chọn tạo cải thiện năng suất sinh sản gà Nòi mang kiểu gen cho năng suất sinh sản cao.

Đặc điểm ngoại hình được xác định bằng phương pháp điều tra và tính đa dạng di truyền của các quần thể gà Nòi được xác định thông qua 10 chỉ thị microsatellite. Thêm vào đó, đa hình gen được xác định bằng phương pháp PCR-RFLP. Kết quả thu được như sau:

(i) Về mặt ngoại hình, gà Nòi trống với màu lông đỏ đen chiếm đa số (42,2%), trong khi đó gà mái với màu lông nâu có tỷ lệ phổ biến hơn (55,6%). Đối với màu da chân, cả gà trống và gà mái đều có màu da chân vàng xuất hiện với tần số cao trong quần thể (42,5-46,4%). Dựa vào 10 chỉ thị microsatellite, gà Nòi trong nghiên cứu có thể chia làm hai nhóm chính: nhóm 1 gồm gà ở Đồng Tháp và Cần Thơ; nhóm 2 gồm gà ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Kiên Giang.

(ii) Nghiên cứu hiện tại đã tìm thấy các đột biến điểm ở các đa hình gen PRL/AluI, PRL/Csp6I, VIP/ApoI, BMPR-IB/HindIII, MTRN-1C/MboI, GH/SacI, GH/MspI và NPY/DraI trên quần thể gà Nòi quan sát. Đa hình PRL/Csp6I tác động đến tuổi đẻ trứng đầu, khối lượng gà mái vào đẻ và khối lượng trứng. Đa hình MTRN-1C/MboI ảnh hưởng đến khối lượng trứng và tỷ lệ trứng có phôi. Thêm vào đó, đa hình GH/MspI có mối liên kết đến tổng số trứng và số gà con nở ra. Trong tất cả các đa hình nghiên cứu, gà Nòi mang kiểu gen DD của đa hình NPY/DraI cho năng suất sinh sản tối ưu nhất với tuổi đẻ quả trứng đầu là 178 ngày, khối lượng gà mái vào đẻ 1,8 kg, khối lượng trứng 46,1 g, tổng số trứng 100 quả/12 tháng đẻ, tỷ lệ trứng có phôi 84,3 % và số gà con nở ra 72,1 con, cao hơn so với gà mang kiểu gen đồng hợp II (P<0,05). Trong quá trình chọn lọc cần chú ý năng cao tần số alen D ở đa hình NPY/DraI nhằm cải thiện năng suất sinh sản của gà Nòi.

 (iii) Tiến hành chọn tạo gà mang kiểu gen DD và cho năng suất sinh sản cao từ thế hệ xuất phát để tạo gà thế hệ 1. Kết quả cho thấy gà ở thế hệ 1 cho tổng sản lượng trứng cao hơn so với thế hệ xuất phát là 11,3%. Như vậy, có thể sử dụng gà mái mang kiểu gen DD ở đa hình NPY/DraI để cải thiện năng suất sinh sản của gà Nòi.

 

  1. Những kết quả mới của luận án

(i) Đề tài đã xác định được một số đặc điểm ngoại hình của các nhóm gà Nòi được nuôi tại 6 tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã xác định được tính đa dạng di truyền giữa các nhóm gà Nòi tại ĐBSCL góp phần trong việc nhận biết mối quan hệ về mặt di truyền của các nhóm gà khảo sát.

(ii) Sử dụng phương pháp phân tử để xác định các đột biến trên các gen ứng viên và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản gà Nòi. Qua đó đã tìm được mối liên quan giữa một số đa hình gen đến năng suất sinh sản của gà Nòi.

(iii) Dựa vào mối liên kết của các đốt biến với các tính trạng kiểu hình chọn lọc được các cá thể gà Nòi mang kiểu gen cho năng suất sinh sản cao.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Ý nghĩa thực tiễn: Xác định được tính đa dạng di truyền và chọn lọc được các nhóm gà Nòi có khả năng sinh sản cao bằng chỉ thị phân tử nhằm phục vụ cho ngành chăn nuôi gà tại ĐBSCL.

Những đề xuất

Nhân rộng các cá thể gà mang kiểu gen vượt trội về năng suất trứng (kiểu gen DD ở đa hình NPY/DraI) vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất của gà Nòi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Đề nghị tiếp tục chọn lọc gà Nòi ở thế 1 để tạo thế hệ 2, 3 có năng suất trứng cao và từng bước ổn định về di truyền để có được dòng gà Nòi với năng suất trứng cao cho vùng ĐBSCL.

  1. Thesis summary

The current research was carried out to (i) evaluate the morphological characteristics and genetic diversity of Noi chickens in 6 provinces: Dong Thap, Ben Tre, Tra Vinh, Kien Giang, Soc Trang, and Can Tho; (ii) determine the effect of some candidate genes related to reproductive performance in Noi chickens and (iii) select and observe reproductive performance of Noi chickens carrying genotypes with high reproductive performance. Morphological characteristics were determined by survey method and genetic diversity of Noi chicken populations was identified using 10 microsatellite markers. In addition, the polymorphism was determined by PCR-RFLP method. The results are as follows:

 (i) In terms of morphology, chickens with a reddish-brown color made up the majority (42.2%), while hens with brown plumages were more prevalent (55.6%). For shank skin color, both rooster and hen chickens had yellowish skin color with high frequency in the population (42.5-46.4%). Based on 10 microsatellite markers, the Noi chickens in the study could be divided into two main groups: group 1 includes chickens in Dong Thap and Can Tho; group 2 includes chickens in Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang, and Kien Giang.

(ii) Current studies have found mutation points on PRL/AluI, PRL/Csp6I, VIP/ApoI, BMPR-IB/HindIII, MTRN-1C/MboI, GH/SacI, GH/MspI and NPY/DraI gene polymorphisms in Noi chicken population observed. The results showed that PRL/Csp6I polymorphism affected age at frst egg, body weight at first egg and egg weight. MTRN-1C/MboI polymorphism affects egg weight and the total number of eggs and fertility rate. GH/MspI polymorphism affects the total number of eggs and number of chicks hatched. In addition, chickens with DD genotype in NPY/DraI polymorphism had low age at frst egg (178 days), body weight at first egg (1.8 kg), egg weight (46.1 g), the total number of eggs (100 eggs), fertility rate (84.3%) and number of hatched chicks (72.1) higher than Noi chickens carrying genotype II (P <0.05). In the selection process, the attention should be on the high frequency of allele D in NPY/DraI polymorphism to improve the reproductive performance of Noi chicken.

 (iii) Continue the selection of chicken carrying DD genotype and high reproductive performance from starting generation to produce the F1 generation. The results show that first generation chickens had total egg production increased 11.3% respectively. It is possible to use hens with DD genotype in NPY/DraI polymorphism to improve the reproductive performance of Noi chicken.

  1. Novel aspects

(i) The thesis has identified some morphological characteristics of the group of Noi chicken in 6 provinces Can Tho, Soc Trang, Kien Giang, Ben Tre, Tra Vinh, Dong Thap in the Mekong Delta. In addition, the thesis has identified the genetic diversity between Noi chicken groups in the Mekong Delta which contributed significantly to identify the genetic relationship of the surveyed chicken groups.

(ii) Using molecular methods to detected mutations in candidate genes and their effects on reproductive ability of Noi chicken. Thereby, the relationship of some gene polymorphisms to the reproductive traits of the Noi chicken was found.

(iii) Based on the effect of gene polymorphisms, Noi chickens having genotypes which expressed high reproductive performance were selected. Chicken groups which had homogenized genes with high reproductive traits were selected.

  1. Applicability in practice and issues to study next

Applicability in practice

Identification of genetic diversity and selection of Noi chicken groups with high reproduction ability to apply for chicken  raising in the Mekong Delta.

Issues to study next

Breeding chickens with the dominant genotypes for egg production (DD genotype in NPY/DraI polymorphism) into the production process to improve the performance of Noi chickens in the Mekong Delta.

Continuing selection in the first generation to create generations 2 and 3 with high egg production and genetic stability. From these populations,  chicken lines for high egg yield can be widely created.

>> Xem chi tiết nội dung luận án

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20146184
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
6352
105779
432795
20146184
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x