Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis virus (NPV) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabr.) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubn.) tại Đồng bằng sông Cửu Long”.
Tác giả: Trịnh Thị Xuân, Khóa: 2013
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật ; Mã số: 9620112. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Văn Hai - Trường Đại học Cần Thơ.
Đề tài: “Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis virus (NPV) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabr.) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubn.) tại Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2017 đạt được kết quả sau:
Kết quả thu thập, phân lập và định danh được 43 chủng SpltNPV (Spodoptera litura nucleopolyhedrovirus) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và 20 chủng virus SeNPV (Spodoptera exigua nucleopolyhedrovirus) trên sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) tại ĐBSCL dựa trên các đặc điểm gây bệnh, hình thái thể vùi và sinh học phân tử (PCR và giải trình tự gen). Kết quả giải trình tự gen cho thấy các chủng virus SpltNPV và SeNPV thu thập được có tỷ lệ tương đồng với virus SpltNPV và SeNPV trên ngân hàng GenBank dao động từ 95-97%.
Đánh giá hiệu lực của 43 chủng virus SpltNPV trên sâu ăn tạp và 20 chủng SeNPV trên sâu xanh da láng trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy đã tuyển chọn được 9 virus SpltNPV là SpltNPV-VL2, SpltNPV-TG1, SpltNPV-TV1, SpltNPV-AG1, SpltNPV-CT4, SpltNPV-ĐT8, SpltNPV-HG7, SpltNPV-LA2 và SpltNPV-ST1 và 4 chủng SeNPV là SeNPV-VL5, SeNPV-CT3, SeNPV-ĐT2 và SeNPV-AG1 có hiệu lực gây chết sâu cao đạt 82-100% sau 7 ngày xử lý.
Kết quả xác định chất phụ gia trong quy trình sản xuất chế phẩm virus NPV cho thấy acid boric nồng độ 1% khi phối trộn với virus NPV có hiệu quả cao đạt 92,3 – 100 % sau 7 ngày lây nhiễm. Thời gian tồn trữ của chế phẩm virus NPV giảm dần theo thời gian, trong đó chế phẩm virus NPV dạng khô sau 1, 3, 5, 8 và 12 tháng sản xuất cho hiệu quả giảm lần lượt là 89,9; 89,0; 74,6; 66,8 và 49,8% (sâu ăn tạp) và 93,5, 90,2; 77,1; 56,9 và 51,9% (sâu xanh da láng).
Trong điều kiện nhà lưới hiệu lực của chế phẩm virus SpltNPV, SeNPVở dạng khô liều lượng 1.000 g/ha cho hiệu lực trừ sâu ăn tạp là 82,2% sau 12 ngày xử lý và đối với sâu xanh da láng đạt 88,5% sau 9 ngày xử lý.
Kết quả ngoài đồng của chế phẩm SpltNPV tại huyện Châu Thành và Phụng Hiệp (Hậu Giang), chế phẩm SeNPV tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Bình Tân (vĩnh Long) với dạng khô, liều lượng 1.000g/ha cho thấy biện pháp sử dụng chế phẩm virus SpltNPV phun từ 2-3 lần (cải làm dưa, cải bắp) cho hiệu quả cao tương đương với thuốc hóa học, đạt 83,8-94,7% và phun chế phẩm SeNPV 3-5 lần (hành tím, hành lá) sẽ làm giảm tỷ lệ lá thiệt hại của hành tím và hành lá so với đối chứng không phun.
So với các công trình trước đây, luận án đã nghiên cứu được một số kết quả mới như sau:
Luận án đã cung cấp các dữ liệu về triệu chứng gây bệnh cũng như mô tả được các đặc điểm hình thái, kích thước của thể vùi virus NPV thu thập tại ĐBSCL và ứng dụng công nghệ sinh học, dò tìm đoạn gene polh để định danh virus NPV.
Luận án cũng đã tuyển chọn được 9 chủng virus SpltNPV và 4 chủng virus SeNPV cho hiệu quả phòng trị sâu ăn tạp và sâu xanh da láng.
Luận án xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm sinh học NPV dạng lỏng và dạng khô, trong đó có bổ sung chất phụ gia acid boric nồng độ 1% để tăng hiệu lực của chế phẩm.
Luận án đã ứng dụng được chế phẩm sinh học NPV trong phòng trị sâu ăn tạp và sâu xanh da láng gây hại rau màu ngoài đồng ruộng tại ĐBSCL.
Luận án đã bổ sung những kiến thức cơ bản về đặc điểm triệu chứng gây bệnh, hình thái, kích thước của thể vùi virus NPV trên sâu ăn tạp và sâu xanh da láng. Đồng thời luận án đã xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm sinh học NPV cũng như ứng dụng được chế phẩm ngoài đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng trong việc quản lý côn trùng gây hại theo hướng IPM góp phần nâng cao giá trị của nông sản.
Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm virus NPV trên các loại cây trồng khác nhau để đưa ra quy trình ứng dụng cụ thể đối với từng loại cây trồng.
1. Brief contentsThe dissertation titled “Study on characterization and effectiveness of Nucleopolyhedrosis virus (NPV) on armyworm (Spodoptera litura Fabr.) and the beet armyworm (Spodoptera exigua Hubn.) in the Mekong Delta of Vietnam” had done from 2013 to 2017. The results are as follows:
The study has collected, isolated and identified 43 strains of SpltNPV (Spodoptera litura nucleopolyhedrovirus) on armyworm and 20 strains of SeNPV (Spodoptera exigua nucleopolyhedrovirus) on beet armyworm in the Mekong Delta based on disease symptom characteristics, occlusion body shape and molecular biology (PCR and gene sequencing). The results of gene sequencing shows that the rate of SpltNPV and SeNPV strains is similar to that of SpltNPV and SeNPV virus strains in GenBank at ranging level of 95-97%.
Evaluation of the efficiency of 43 strains of SpltNPV in armyworm and 20 strains of SeNPV in beet armyworm under laboratory conditions shows that nine SpltNPV strains including: SpltNPV-VL2, SpltNPV-TG1, SpltNPV-TV1, SpltNPV-AG1, SpltNPV-CT4, SpltNPV-ĐT8, SpltNPV-HG7, SpltNPV-LA2 and SpltNPV-ST1 and four SeNPV strains, including SeNPV-VL5, SeNPV-CT3, SeNPV-ĐT2 and SeNPV-AG1 have high efficiency of insect lethality at 82-100% after 7 DAI.
The result of determination of additives in the production process of the NPV bio-pesticides shows that when being mixed NPV with boric acid 1% brings a high efficiency of 92.3 - 100% at 7 DAI. The storage time of NPV bio-pesticides decreases by the time, in which, dry NPV product, after 1, 3, 5, 8 and 12 months after production, which have effictive derease of 89.9; 89.0; 74.6; 66.8 and 49.8% (armyworm) and 93.5, 90.2; 77.1; 56.9 and 51.9% (beet armyworm), respectively.
Under the net house conditions, the dry SeNPV virus and SpltNPV at a dose of 1,000 g/ha bring the efficiency for controlling of armyworm at 82.2% at 12 DAI and with beet armyworm was 88.5% at 9 DAI.
Field results of SpltNPV bio-pesticides at Chau Thanh and Phung Hiep districts (Hau Giang province) and SeNPV bio-pesticides at Vinh Chau town (Soc Trang), Binh Tan (Vinh Long province) with dry product at the dose of 1,000g/ha-1 with sprayed about 2-3 times (mustard greens, cabbage) bring high efficiency equivalent to the use of chemical pesticides, achieved 83.8-94.7% and sprayed 3-5 times (red onion, green onion) and this measure will reduce the leaf damages on red onions and green onions compared with control treated.
2. The new findings of the dissertation
In comparison with the previous works, the thesis has studied new findings as follows:
- The Thesis has provided data about the disease symptoms and described on the morphological characteristics, size of occlusion bodies of NPV collected in the Mekong Delta, applied biotechnology and detected polh gene sequences to determine NPV.
- The Thesis has selected nice strains of the SpltNPV and four strains of SeNPV had high effective in control of armyworm and beet armyworm.
- The Thesis has established the process of production of liquid and dry NPV bio-pesticides, including the addition of 1% boric acid additive to increase the efficiency of products.
- The Thesis has applied dry NPV bio-pesticides to manage of armyworm and beet armyworm harm the vegetables in the fields at Mekong Delta.
3. Applications and suggestions for further study
The Thesis has added the basic knowledge on the characteristics of disease symptoms, shape and size of occlusion body of NPV on armyworm and beet armyworm. Furthermore, the Thesis has developed the process of production of NPV bio-pesticides and application of this products in the field. The findings are an important scientific basis for the management of insects in the direction of IPM, contributing to the increase in the value of agricultural products.
Continue to study, apply the NPV bio-pesticides on various crops in order to produce specific application procedures with each crop.
>> Xem chi tiết nội dung luận án
>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.