Tên đề tài: “Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long”.

 Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Linh, Khóa: 2011

 Chuyên ngành: Môi trường đất và nước ; Mã số: 9440303. Nhóm ngành: Khoa học tự nhiên.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS.Văn Phạm Đăng Trí - Trường Đại học Cần Thơ.

  1. 1. Tóm tắt nội dung luận án

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu. Với những định hướng chiến lược, các giải pháp toàn diện để phát triển bền vững ĐBSCL, Nghị quyết đã thể hiện rõ quan điểm phát triển là tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn. Nghiên cứu, xây dựng các kịch bản và có giải pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai như bão, lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, với các tình huống bất lợi nhất do biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn sông Mê Công (Chính phủ Việt Nam, 2017). Vì vậy, đề tài “Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái nông nghiệp trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước góp phần bảo vệ môi trường sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương. Nội dung của luận án được thực hiện ở tỉnh Sóc Trăng nhưng đây sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng áp dụng cho công tác quản lý tài nguyên nước mặt ở các hệ sinh thái nông nông nghiệp ven biển ĐBSCL nói chung.

Các kết quả nghiên cứu được xây dựng dựa trên bộ mười tiêu chí đánh giá quản  trị nước được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp (bao gồm: (i) Công cụ PRA, KIP và điều tra nông hộ được sử dụng để thu thập thông tin từ chính quyền và người dân địa phương; và (ii) Công cụ GIS để thể hiện các thông tin được thu thập về mặt không gian) và được xác định là phương pháp nghiên cứu hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của mục tiêu được đặt ra ban đầu. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 03 vùng sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng gồm có: (1) vùng ngọt quanh năm, (2) vùng mặn quanh năm và (3) vùng mặn theo mùa. Trong 3 vùng sinh thái chính được chia thành 36 vùng sinh thái nhỏ và trên cơ sở các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, chúng ta sẽ xác định các lợi thế và hạn chế của vùng sinh thái về nguồn nước mặt để phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác theo hướng ổn định và bền vững.

          Động thái của nguồn nước mặt đã dẫn đến các thay đổi cho các phân vùng sinh thái nông nghiệp đã được xây dựng năm 2013. Các phân vùng sinh thái nông nghiệp được ghi nhận có sự thay đổi thuộc các vùng thuỷ lợi Quản Lộ Phụng Hiệp, Thạnh Mỹ và Ba Rinh Tà Liêm. Sự chuyển dịch chủ yếu thuộc các vùng mặn theo mùa, với thay đổi sử dụng đất đai từ chuyên lúa sang lúa màu kết hợp do sự gia tăng mặn xâm nhập trong mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm.

  1. 2. Những kết quả mới của luận án

Tính mới của luận án là sự kết hợp cách tiếp cận dựa trên khung 10 tiêu chí quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên thế giới với các cách tiếp cận từ dưới lên (cấp cộng đồng) qua đó thể hiện được các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp với các động thái của nguồn nước do tác động vận hành hệ thống công trình quản lý tài nguyên nước mặt. Ngoài ra, nghiên cứu cũng lồng ghép được khung quản trị tai nguyên nước chung của thế giới vào công tác đánh giá tổng hợp tài nguyên nước và do vậy đã đóng góp vào việc hoàn chỉnh hơn khung đánh giá quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở ĐBSCLcũng như nêu lên được một số vấn đề khó khăn cần được giải quyết; đây là một trong những vấn đề đang rất được Bộ Tài nguyên và Môi trường rất quan tâm.

  1. 3. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Phân vùng sinh thái nông nghiệp đã được xây dựng có thể được áp dụng cho các quy hoạch về sử dụng đất đai và canh tác nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng.

Động thái nguồn tài nguyên nước mặt được ghi nhận có diễn biến phức tạp và gia tăng. Vì vậy, công tác quan trắc cần được nâng cao, các giải pháp về thích ứng cần được triển khai, ví dụ như sự linh hoạt về loại hình canh tác thích ứng với xâm nhập mặn. Đồng thời, kết quả về chuyển đổi các phân vùng sinh thái nên được cập nhật trong định hướng quản lý và quy hoạch nông nghiệp của địa phương để nâng cao khả năng áp dụng các quy hoạch.

Động thái nguồn tài nguyên nước mặt được ghi nhận có diễn biến phức tạp và gia tăng. Vì vậy, công tác quan trắc cần được nâng cao, các giải pháp về thích ứng cần được triển khai, ví dụ như sự linh hoạt về loại hình canh tác thích ứng với xâm nhập mặn. Đồng thời, kết quả về chuyển đổi các phân vùng sinh thái nên được cập nhật trong định hướng quản lý và quy hoạch nông nghiệp của địa phương để nâng cao khả năng áp dụng các quy hoạch.

 

1. Summary

   The Vietnamese government issued the Resolution No.120/NQ-CP dated on 17/11/2017 to enhance the sustainable development of the Mekong Delta in the context of changing global climate. With the strategic orientation and comprehensive solutions for sustainable development of Mekong Delta, the resolution demonstrates that development respects the nature, in accordance with the in situ socio-economic development and avoiding abrupt interferences in nature. In addition, the viewpoints are to select different development adaptive models to natural conditions and friendly to the environment and develop sustainably with the motto “living with floods, brackish water and saltwater”; making plans and take measures for response to natural disasters such as storms, floods, droughts and saltwater intrusion and to the most unfavorable situation due to climate change and development of Mekong River upstream development (Vietnamese government, 2017). Therefore, the research “Agro-ecological Zoning Based on Dynamic Water Resources in coastal areas of Vietnamese Mekong Delta” was done to serve the planning of agricultural production in agro-ecological zones on the basis of efficient use of water resources for contribution to protecting the ecological environment in order to effectively exploit the advantages and natural conditions of each region and each locality. The content of this thesis was implemented in Soc Trang province, but this will be an important database applied for the management of surface water resources in agro-ecological systems in the Mekong Delta in general.

          The research results based on the framework “Ten-building Block” were carried out by synthetic research tools. They were: (i) Participatory Rural Appraisal (PRA) tool, Key Informant Panel (KIP) tool and farm household surveys for collecting information from the government and local people; and (ii) Geographic Information System (GIS) tools for presenting the geospatial data. These are effective research tools to meet the needs of the targets of this thesis. Research showed that three agro-ecological zones of the Soc Trang province were identified including: (1) fresh water zone, (2) seasonal saline water zone and (3) permanent saline water zone. In addition, there were 36 sub agro- ecological zones divided from the three main zones. The agro-ecological zoning is helpful for determining advantages and disadvantages of water resources management of the ecological areas. Thus, it helps to develop agriculture – fishery, the stability and sustainability for the coastal zones.

Surface water dynamics led to changes in agro-ecological zones that were established in 2013. The agro-ecological zones have mostly changed in the Phung Hiep, Thanh My and Ba Rinh Ta Liem irrigation areas. The shifts are mainly in seasonal saline influenced areas, with the changes in land use from paddy rice to mixed rice due to increased salinity intrusion in the dry season from January to June each year.

 

 

  1. The novel aspects from the thesis

The novelty of the thesis is the combination of a framework based on the 10 integrated water resources management criteria in the world with bottom-up approaches (community level) in order to present the dynamics of water resources in due to the operation of the system of surface water resources management agro-ecological zones. In addition, the study integrates the global water governance framework into the integrated water resources assessment and thus the thesis contributes to a more comprehensive framework for integrated water resources management in the Mekong Delta as well as showing some problems that need to be addressed. This is one of the issues that are very concerned by the Ministry of Natural Resources and Environment.

  1. Application prospect and suggestions for further study

The agro-ecological zonation has been developed that can be applied to land use planning and agricultural practices in Soc Trang province.

On the management of surface water resources, local authorities should have mechanisms to link and enhance the role of stakeholders in the exploitation, use and management of surface water resources. These mechanisms can be implemented through the orientation of socialization and commercialization of surface water resources. The implementation of state management policies should be transparent and explicit in order to create effective legal mechanisms for water resources management.

Surface water resources dynamics have been reported to be complicated and increasing. Therefore, monitoring should be improved and adaptation measures should be implemented, such as flexibility in the type of cultivar adapted to salinity intrusion. At the same time, the results of the conversion of ecological zonation should be updated in the direction of local agricultural management and planning to improve the applicability of the planning.

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20042543
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
2138
101763
329154
20042543
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x