Tên đề tài: “Kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ của nông dân tỉnh An Giang”.

 Tác giả: Phạm Xuân Phú, Khóa: 2013

 Chuyên ngành: Phát triển nông thôn; Mã số: 62620116. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Đệ - Trường Đại học Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Nghiên cứu được thực hiện nhằm hệ thống hóa và đánh giá tính phù hợp của kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ của nông dân ở tỉnh An Giang, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả sử dụng kiến thức bản địa trong việc giảm tính dễ bị tổn thương của nông dân vùng lũ.

Bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận khung sinh kế bền vững để đánh giá tính tổn thương sinh kế của kiến thức bản địa do lũ, sử dụng chỉ số tổn thương (LVI) đánh giá tính tổn thương sinh kế thay đổi do lũ đối với cộng đồng địa phương và áp dụng phương pháp thống kê mô tả, bảng chéo, kiểm định t và phân tích phương sai (ANOVA) và tương quan đa biến.

Người dân ở địa bàn nghiên cứu vẫn còn lưu giữ nhiều kiến bản địa có giá trị trong thích ứng với lũ qua căn cứ vào những biểu hiện đặc thù của sinh vật và những thay đổi điều kiện môi trường như là những tín hiệu báo trước để người dân địa phương dự báo lũ, thời tiết để chuẩn bị cho phù hợp thay đổi trong hoạt động sản xuất và đời sống.Tuy nhiên, những kiến thức này chưa được ghi chép cụ thể và lưu trữ phù hợp để truyền lại cho các hệ sau và chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng có một số kiến thức bản địa của người dân không còn phù hợp và đã sai lệch so với hiện nay cần nên xem xét trong điều kiện hiện tại.

Chỉ số tổn thương sinh kế của khu vực nghiên cứu giảm dần theo các yếu tố chính là mạng lưới xã hội, kiến thức - kỹ năng, nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu nhập và tài chính, chiến lược sinh kế, thảm họa thiên nhiên và khác nhau ở vùng đầu, giữa và cuối nguồn. Vì thế, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp bảo tồn kiến thức bản địa có giá trị, ứng dụng kết hợp kiến thức bản địa với các biện pháp thích nghi hiện tại để nâng cao khả năng chủ động thích nghi với lũ trong điều kiện khí hậu biến đổi.

  1. Những kết quả mới của luận án
  • Ý nghĩa khoa học

- Luận án góp phần hệ thống hóa kiến thức bản địa được người dân trên địa bàn ứng dụng từ trước cho đến nay; cung cấp thêm cơ sở lý luận liên quan đến kiến thức bản địa, thiên tai và biến đổi khí hậu, khả năng thích ứng với lũ của nông dân, tính dễ bị tổn thương đến lũ và biến đổi khí hậu, phương pháp xác định tính dễ bị tổn thương đến lũ và biến đổi khí hậu.

- Kết quả nghiên cứu của luận án tổng kết những kinh nghiệm trong dân gian về dự báo lũ vào những biểu hiện của sinh vật và điều kiện thay đổi của môi trường. Đây là thông tin quan trọng giúp triển khai các nghiên cứu khoa học luận giải cho các kinh nghiệm dân gian này.

- Những kinh nghiệm trong dân gian khá chính xác trong dự báo lũ có thể phổ biến trong cộng đồng vùng lũ để tạo sự quan sát, giám sát và dự báo lũ trong cộng đồng.

- Những thích nghi tốt với lũ có thể phổ biến trong cộng đồng vùng lũ để hạn chế rủi ro, thiệt hại do lũ gây ra trong điều kiện biến đổi khí hậu.

 

  • Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm cung cấp cơ sở khoa học trong công tác quản lý rủi ro về lũ ở tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung có chính sách phù hợp trong việc sử dụng kiến thức bản địa để giảm tính dễ bị tổn thương để thích ứng với thay đổi chế độ ngập lũ và chiến lược sinh kế của người dân vùng lũ được hiệu quả và bền vững trong  điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

-  Luận án đã đề xuất một số giải pháp cơ bản bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa của người dân thích ứng với lũ trong sản xuất nông nghiệp và đời sống. Giải pháp này có thể được áp dụng trong tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

  • Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

- Nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực kiến thức bản địa như phong tục tập quán, văn hóa, giống, cây trồng, vật nuôi đối với các dân tộc khác nhau như Chăm, Hoa, Kinh, Khmer ở các vùng lũ, ven biển khác nhau ở ĐBSCL.

- Các nghiên cứu về đánh giá và so sánh tổn thương sinh kế hầu hết áp dụng chỉ số tổn thương của Hahn et al., (2009). Các nghiên cứu tương tự tiếp theo cần được thực hiện ở các tỉnh ngập lũ nói riêng và Việt Nam nói chung để có thể so sánh số liệu thực tế và kết quả tính toán làm cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tổn thương sinh kế cho phù hợp với điều kiện các tỉnh ngập lũ nói riêng và Việt Nam nói chung.

  1. Summary

This research was carried out to systematize and assess the appropriateness of farmer’s indigenous knowledge and their adaptive capacity to floods in An Giang province, providing a scientific foundation for proposing solutions to conserve and enhance the use of indigenous knowledge in reducing the vulnerability of people living in flooded areas.

The Sustainable Livelihood Framework is used to create a livelihood vulnerability index for this study and use tools statistical analysis such as descriptive statistics, crosstab, T-test, analysis of variance (ANOVA) and Pearson correlation.

Local people used several effective indigenous knowledge for coping with floods. They based on specific characteristics of organism and changes in environmental conditions such as warning signals for local people to forecast floods and weather in order to prepare for appropriate changes in production activities and life. However, the valuable indigenous knowledge has not been recorded yet, nor documented in written materials for sharing to young generation and communities; some indigenous practices are not suitable with the current requirement for flood adaptation strategies.

The livelihood vulnerability index (LVI) in different Zone (upper zone, middle zone, and lower zone) was decreasingly based on major components as social networks, knowledge and skills, natural resources, finance and incomes, livelihood strategies, natural disaster and climate variability. The research also suggests some solutions to conserve the valuable indigenous knowledge in adapting the change of climate of local people.

  1. New contributions of the dissertation
  • Scientific significance

The thesis contributes to systematizing indigenous knowledge of local people and operationalizes concepts related to indigenous knowledge and adaptive capacity to cope with flood events. These concepts include indigenous knowledge, natural disasters and climate change, vulnerability to floods and climate change, method of determination qualitative vulnerability to floods and climate change.

 

The results of the thesis summarized the folk experiences myths for flood prediction based on biological appearance and environmental changes. The information is very important to implement scientific research and translate folk stories into rural life.

The folk experience is very accurate to project flood which can be dissimilated into the annually flooded communities in order to observe, monitor, and predict floods in the community.

Effective flood adaptation measures could be dissimilated in the community in order to reduce risk, damage induced by climate changes.

  • Practical significance

The results contributed to the scientific baseline in flood risk management in An Giang and the Mekong Delta. The government should develop suitable policies to utilize the local folk knowledge in order to reduce the vulnerability due to floods, to enhance adaptive capacity by promoting livelihood strategies for adapting to climate change.

The thesis synthesizes lessons, experience and scientific evidence in flood risk management. This knowledge helps people and communities in An Giang province and the Mekong Delta developing appropriate measures in using indigenous knowledge for adapting to floods in agricultural production and life. The thesis proposes some basic solutions to preserve and promote indigenous knowledge of people in adapting to floods in agricultural production and life. This solution can be scaled out and scaled up in similar Asian and global deltas.

  • Further research

Further research on of indigenous knowledge in the field is needed for customs, culture, breeds, crops and livestock for different ethnic groups such as Cham, Hoa, Kinh and Khmer in different flood and coastal areas in the Mekong Delta.

The studies on assessing and comparing livelihood vulnerability have been most applied to the vulnerability index of Hahn et al., (2009). Further studies should be conducted in the flood-prone provinces and in Vietnam to establish a set of vulnerability assessment criteria for the flood-prone areas in Vietnam based on the actual data and calculation results.

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20053005
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
12600
112225
339616
20053005
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x