Tên đề tài: “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi sinh vật gây bội nhiễm mụn trứng cá do sử dụng sản phẩm chứa corticoid”.

 Tác giả: Dương Thị Bích, Khóa: 2012

  Chuyên ngành: Vi sinh vật học; Mã số: 62420107. Nhóm ngành: Khoa học sự sống.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Văn Bá - Trường Đại học Tây Đô.

 Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Huỳnh Văn Bá - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Hiện nay, việc sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid để làm trắng da, trị nám, trị mụn rất phổ biến. Thực tế cho thấy, các sản phẩm này chỉ có hiệu quả tạm thời và hậu quả để lại nhiều tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài như: teo da, mụn trứng cá tái phát nhiều lần và gia tăng bội nhiễm bởi nhiều vi sinh vật.  Với mục tiêu cải thiện hệ vi sinh vật trên da mụn trứng cá theo hướng tăng cường vi khuẩn có lợi,  đề tài “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi sinh vật gây bội nhiễm mụn trứng cá do sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid” được thực hiện gồm 5 nội dung: (1) Khảo sát tần suất xuất hiện Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Demodex trên da mụn trứng cá có sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid ở bệnh nhân mụn trứng cá đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ; (2) Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của nhóm vi khuẩn bội nhiễm phổ biến ở mụn trứng cá sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid và tuyển chọn vi khuẩn chỉ thị; (3) Phân lập và tuyển chọn những dòng vi khuẩn lactic (LAB) từ các mẫu nước vo gạo, nước bột lên men, nước tàu hủ và mẫu  lấy từ da mặt… có khả năng ức chế vi khuẩn chỉ thị; (4) Khảo sát một số hoạt tính sinh học của các dòng LAB đã chọn để có thể ứng dụng trong chăm sóc da như: khả năng sinh bacteriocin, sản sinh acid lactic, chống oxy hóa, giữ ẩm và kháng kháng sinh thường dùng điều trị mụn; (5) Lên men LAB trên gel Nha đam làm chế phẩm chăm sóc da.

  1. Những kết quả mới của luận án

Luận án đã xác định được nhóm vi khuẩn gây bội nhiễm phổ biến gồm Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis ở mụn trứng cá có sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid và cũng đánh giá được thực trạng kháng kháng sinh của nhóm vi khuẩn trên.

Kết quả luận án đã tuyển chọn được dòng vi khuẩn Lactocbacillus plantarum 05SL3 phân lập từ da mặt người không bị mụn có khả năng ức chế nhóm vi khuẩn gây bội nhiễm ở mụn trứng cá có sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid, có khả năng kháng một số kháng sinh trong điều trị mụn, đồng thời cũng sản sinh hợp chất chống oxy hóa, sinh acid lactic cao, giữ ẩm tốt.  Luận án cũng xây dựng được công thức lên men vi khuẩn L. plantarum 05SL3 với gel Nha đam làm chế phầm chăm sóc da mụn trứng cá không gây kích ứng da.  

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

+ Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Sử dụng chế phẩm lên men L. plantarum 05SL3 với gel Nha đam chăm sóc da mụn trứng cá, đặc biệt là mụn trứng cá có sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid.

+ Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

- Khảo sát tính an toàn của L. plantarum 05SL3 đối với người và thử nghiệm chăm sóc da mụn trứng cá.

- Nghiên cứu các điều kiện tối ưu và xây dựng qui trình sản xuất chế phẩm chăm sóc da từ vi khuẩn L. plantarum 05SL3.

SUMMARY

Currently, the use of topical corticosteroids on the skin to lighten the colour skin, treat burnt skin and treat acne. However, these products have only temporary effects and if using for a long-term will lead to atrophy the skin, acne recurrence and multiple infections by microorganisms.  In order to improve the useful microorganisms on acne skin, the title "Isolation and selection of lactic acid bacteria inhibiting the proliferation of acnes-causing bacteria using topical corticosteroids" was carried out in five contents: (1) Surveying of frequency of occurrence of Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Demodex in acne patients  because of using topical corticosteroid to  reach and treatment at Can Tho Dermatology Hospital; (2) Surveying the antibiotic resistances of acne-causing bacteria and selection the indicator bacteria for further study; (3) Isolating and selecting of LAB strains from  rice washing water, powdered making waste, tofu whey, shaving face skin… which are capable of inhibiting indicator bacteria; (4) Surveying the  characteristics of selected  LAB and screening for applying them in skincare such as bacteriocine, lactic acid production, moisturizing, antioxidant and antibiotic resistance; (5) Using Aloe vera gel as a carrier substrate for fermenting and applying on the skincare.

  1. Research creativeness

The current study identified a number of common bacterial infections, including Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis in acne because of using topical corticosteroids and also assessed the antibiotic resistance status of the above bacteria group.

 The results showed that, the Lactocbacillus plantarum 05SL3 strain isolated from the without acne skin was inhibited the three acne-causing bacteria in acne because of using topical corticosteroids, resistance to some antibiotics in the treatment of acne.  This LAB is also to contain antioxidant substance, lactic acid production, capable of moisturizing. The thesis also establishes the method to ferment Aloe vera gel with L. plantarum 05SL3 for-skin care.

  1. Practical implications and further research

+ Practical implications

 Aloe vera gel fermentation with L. plantarum 05SL3 is used for acne treatment and skin care, especially with acne because of using topical corticosteroids.

+ Further research

- Investigating the safety level of L. plantarum 05SL3 on human and conducting skin care tests.

- Researching on optimal conditions and developing the production process of skin care products from L. plantarum 05SL3.

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19601977
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
9976
117916
376737
19601977
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x