Tên đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ học và sinh học bệnh sán lá gan lớn trên bò ở đồng bằng sông cửu long và thử hiệu quả của thuốc tẩy trừ”.

 Tác giả: Hà Huỳnh Hồng Vũ, Khóa: 2013

 Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi; Mã số: 9640102. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hưng - Trường Đại học Cần Thơ.

1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án bao gồm 5 nội dung nhằm xác định tình hình nhiễm sán lá gan lớn (SLGL) trên bò tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), xác định thành phần loài SLGL đang lưu hành tại ĐBSCL, nghiên cứu vòng đời phát triển của loài Fasciola sp. từ giai đoạn bên ngoài môi trường và bên trong ký chủ. Ngoài ra đề tài sẽ góp phần hoàn thiện mô tả triệu chứng lâm sàng và khảo sát bệnh tích đại thể, vi thể và thử nghiệm thuốc tẩy trừ SLGL trên bò.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Bò tại 6 tỉnh ĐBSCL nhiễm SLGL với tỷ lệ nhiễm chung là 20,50%. Các yếu tố về giống, tuổi, mùa, phương thức nuôi và vùng sinh thái ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm.

Phân tích định danh SLGL bằng phương pháp hình thái học, kỹ thuật sinh học phân tử PCR-RFLP và giải trình tự gene cho thấy các mẫu sán lá gan lớn ở ĐBSCL đều là loài Fasciola gigantica. Tỷ lệ tương đồng giữa các mẫu sán lá gan F.gigatica thu thập tại Đồng ĐBSCL cao dao động 99,6% đến 100%.

Vòng đời SLGL Fasciola gigantica: từ trứng đến miracidium 10-19 ngày, miracidium bơi lội trong môi trường nước từ 10 đến 12 giờ. Trong ốc Lymnaea swinhoei Lymnaea viridis: miracidium đến cercaria từ 26 đến 42 ngày và thoát ra khỏi ốc sau 42 ngày, sau 1- 2 giờ thì cercaria rụng đuôi hóa nang thành adolescaria.  Fasciola gigantica trưởng thành trong gan bò và đẻ trứng sau 111-115 ngày.

Bò nhiễm Fasciola gigantica thể hiện một số triệu chứng lâm sàng phổ biến như là gầy rạc, suy nhược, tiêu chảy xen kẽ táo bón, ăn ít và nhai lại yếu. Bệnh tích: viêm và xơ, trên bề mặt gan có vết xuất huyết, ống dẫn mật tăng sinh, thành ống dẫn mật xơ hóa calci tích tụ trong ống mật, thanh ống dẫn mật dày lên. Bệnh tích vi thể : ống dẫn mật tăng sinh, vách ống dẫn mật hóa xơ dày thấm calci, nhu mô gan xuất huyết, ứ huyết, tiểu thùy gan teo nhỏ…

Thuốc albendazole liều 15mg/kg thể trọng cho uống và triclabendazole liều 20mg/kg thể trọng cho uống một liều duy nhất đều có thể tẩy sạch sán lá gan 100%. Thuốc an toàn và không gây phản ứng phụ trong điều trị

  1. Những đóng góp mới của đề tài

 Đã xác định được loài Fasciola giantica lưu hành trên bò nuôi tại ĐBSCL bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

 Đã nghiên cứu thành công vòng đời SLGL (Fasciola gigantica) trên bò tại ĐBSCL.

 Mô tả triệu chứng lâm sàng bệnh tích đại thể và vi thể bệnh sán lá gan lớn do loài Fasciolagigantica gây ra, tạo cơ sở cho công tác chẩn đoán phát hiện bệnh nhanh để kịp thời điều trị.

3. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng của luận án

Là công trình nghiên cứu có hệ thống về sán lá gan lớn Fasciola gigantica trên bò: xác định tình hình nhiễm bệnh và các yếu tố liên quan đến sự phân bố của mầm bệnh. Định loài bằng hình thái học và sinh học phân tử sử dụng kỹ thuật PCR-RFLP và giải trình tự gen ITS1.

Đã nghiên cứu thành công vòng đời Fasciola gigantica trên bò ở ĐBSCL, xác định thành phần ký chủ trung gian, nghiên cứu bệnh lý lâm sàng ở bò, điều trị thử nghiệm và đề ra biện pháp tẩy trừ.

Cung cấp thêm tư liệu khoa học về loài Fasciola sp. ký sinh trên bò ở ĐBSCL, đồng thời bổ sung cho giáo trình ký sinh trùng thú y để phục vụ công tác giảng dạy.

Kết quả đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người dân ở vùng ĐBSCL áp dụng biện pháp phòng trị bệnh SLGL một cách hữu hiệu, nhằm giảm thiểu những tác động có hại, góp phần phát triển chăn nuôi bò theo hướng bền vững.

  1. Thesis summary

 The thesis consists of five contents identifying the prevalence of Fasciola sp. infection in cattle, the species of liver flukes in the Mekong Delta and the life cycle of Fasciola sp. from the environmental stage to intermediate host. This thesis also contributes to the description of clinical symptoms, pathology and histopathology and screening of anthelminthic treatment.

Research results

The overall infection rate of liver flukes in cattle in six provinces of the Mekong Delta was recorded at 20.50%. Factors such as breeds, age, season and ecological areas influence the infection rate of liver flukes..

Analysis of morphological characteristics and molecular biology through PCR-RFLP and sequence confirms the presence of Fasciola gigantica in cattle. The high  percentage of nuclear ribosome DNA internal transcribed spacer I (ITS1) sequence among F.gigantica specimens in the Mekong Delta ranges from 99.6% to 100%.  

The development life cycle of Fasciola gigantica in the cattlefrom egg to miracidium was 10-19 days, miracidium- free-swimming stage in aquatic environment from 10 to 12 hours. In Lymnaea swinhoei and Lymnaea viridis snails: the period from miracidium into cercaria was from 26 to 42 days and was released from the snails after 42 days, after 1 – 2 hours, cercaria was lost their tails encysted as adolescaria. Fasciola gigantica were mature in the liver of definitive host (cattle) and laid eggs after 111 – 115 days.

Cattle infected by Fasciola gigantica revealed some clinical symptoms such as emaciation, diarrhea and constipation, anorexia, and weak rumination. Gross lesions were recored as hepatitis and hepatic cirrhosis, fibrosis bill ducts, calcified accumulation inside the bill ducts and thick cholangioles. Histopathogical features of liver were observed as calcified and hyperplasia of bile duct epithelium, hemorrhage, congestion, and necrotic in liver parenchyma, hepatic atrophy.

Albendazole (15mg/kg) and triclabendazole (20mg/kg) with an oral single dose were found effective up to 100% in eliminating Fasciola,  safe and no adverse effects during the treatment.

 

  1. Contributions of the thesis

   Fasciola gigantica in infected cattle in the Mekong Delta was identified by the use of molecular biology techniques.

         The life cycle of Fasciola gigantica was confirmed.

         Gross lesions and histopathological of Fasciolosis (causing by F.gigantica)  completely described  pave the way for   immediateand timely diagnosis and treatment.

  1. Practical significance and feasibilityof the thesis

This is a systematic study on liver flukes Fasciola gigantica in cattle with regard to identifying the prevalence of infection and factors related to the pathogen through morphological and molecular characteristics (PCR-RFLP, and sequencing).

The life cycle of Fasciola gigantica in cattle in the Mekong Delta was confirmed by identifying intermediate host (snails), clinical symptoms and anthelminthic testing for diagnosis and treatment.

The findings of this research not only provide   scientific reference  about Fasciola sp in the Mekong Delta but also supplement veterinary parasitology textbooks for teaching practices.

The findings of this study present the scientific evidence for recommending farmers diagnosis, treatment and prevention from liver flukes that minimizes the economic risks for the sake of the sustainable development of livestock husbandry.

 

>> Xem chi tiết nội dung luận án

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo. (Nhập tên NCS vào ô tìm kiếm)

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19586821
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
19130
102760
361581
19586821
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x