Tên đề tài: “Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần Thơ”.
Tác giả: Trần Thị Thảo, Khóa: 2013
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi; Mã số: 9640102. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Ngọc Bích - Trường Đại học Cần Thơ.
Luận án bao gồm 4 nội dung nhằm xác lập ngưỡng bình thường của nồng độ glucose, HbA1c (glycosylate hemoglobin) insulin trong máu chó, xác định tần suất lưu hành, xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá mức độ biến chứng và đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết bệnh tiểu đường trên đàn chó được nuôi dưỡng tại Thành phố Cần Thơ.
Xác định hàm lượng đường huyết, glycohemoglobin va insulin trên 480 con chó khỏe mạnh được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ để thiết lập ngưỡng bình thường của các chỉ số này. Phân tích Nồng độ HbA1c và hoạt lực insulin trên 20 chó tiểu đường tiền lâm sàng và 20 chó tiểu đường lâm sàng để thiết lập ngưỡng HbA1c trên chó tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị trung bình của glucose trong máu ngoại vi là 84,29 mg/dL với khoảng đối chiếu 62-108 mg/dL. Giá trị trung bình hàm lượng glucose trong huyết thanh 95,85 mg/dL với khoảng đối chiếu 70-121 mg/dL. Giá trị trung bình của HbA1c trên chó khỏe là 4,36 % và khoảng đối chiếu 2,7-6%. Giá trị trung bình của hoạt lực insulin trên chó khỏe mạnh là 12,56 µIU/mL và khoảng đối chiếu là 5-20 µIU/mL. Giá trị trung bình của hàm lượng glucose, của nồng độ HbA1c và hoạt lực insulin trên chó khỏe không phụ thuộc vào nhóm trọng lượng, nhóm giống, giới tính và nhóm tuổi với P>0,05. Giá trị trung bình HbA1c trên chó tiểu đường tiền lâm sàng là 5,36%, dao động trong khoảng 5,2-6,3%; trên chó tiểu đường lâm sàng có giá trị trung bình là 7,15%, dao động trong khoảng 6,4-10%; Nồng độ HbA1c khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01) giữa nhóm chó khỏe mạnh, nhóm chó tiểu đường tiền lâm sàng và nhóm chó tiểu đường lâm sàng. HbA1c ≥6,3% là ngưỡng được xác định chó mắc bệnh tiểu đường.
Điều tra 5.520 chó được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ (TPCT). Trong đó, 2.070 con chó được điều tra tại hộ dân nuôi chó và 3.450 con chó được điều tra trên chó được chủ mang đến khám và chữa trị tại 4 phòng mạch Thú y trên địa bàn TPCT. Kết quả cho thấy, chó được nuôi dưỡng tại TPCT mắc bệnh tiểu đường với tỷ lệ là 5,54%. Bệnh tiểu đường trên chó phụ thuộc hoàn toàn vào nhóm giống, nhóm tuổi, nhóm trọng lượng, giới tính, phương thức nuôi, và thể trạng cơ thể. Nhóm giống chó ngoại, giới tính cái mắc tiểu đường cao lần lượt 6,47%; 6,63%. Chó >7 năm tuổi, nhóm chó nhỏ vóc (TL<9kg), chó nuôi nhốt, chó béo phì mắc bệnh tiểu đường cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 11,64%; 6,49%; 7,97%; 7,54%. Chó tiểu đường tiền lâm sàng với tỷ lệ 70,92% cao hơn chó tiểu đường lâm sàng (6,16%). Chó tiểu đường thiếu insulin chiếm tỷ lệ 58,43%, cao hơn chó tiểu đường kháng insulin (41,57%).
Tất cả 89 chó tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin được chỉ định đo huyết áp bằng máy đo huyết áp cơ (Sakura - Nhật Bản); soi đáy mắt bằng đèn soi đáy mắt Riester – Đức; Xét nghiệm sinh lý, sinh hóa nước tiểu bằng giấy thử URS10 (Tập đoàn ACON Laboratories Inc, Mỹ), soi tươi cặn nước tiểu; Xét nghiệm sinh lý sinh hóa máu để theo dõi những chỉ tiêu liên quan đến chức năng thận và chức năng gan. Kết quả cho thấy, chó tiểu đường thiếu insulin và kháng insulin xuất hiện biến chứng tăng huyết áp với tỷ lệ 40,45%, đục tinh thể 44,94%, nhiễm keton 38,20%, bệnh thận 35,96%, bệnh gan 42,7%. Phần lớn chó tiểu đường bị thận có urê, creatinine cao trong máu, trong nước tiểu của chó tiểu đường bị bệnh thận xuất hiện hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, trụ hạt và trụ sáp và 100% chó tiểu đường bị bệnh gan có hoạt lực AST và ALT cao trong máu.
Trong tổng số 60 chó tiểu đường tiền lâm sàng được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 30 con. Nhóm 1 cho uống Metformin 500mg với liều khởi điểm là 5mg/kgP, nhóm 2 cho uống Diamicron 30mg (Gliclazide) với liều khởi điểm 3mg/1kgP. Tổng số 20 con chó tiểu đường lâm sàng được tiêm insulin (Mixtard 30) với liều khởi điểm 0,3 UI/kgP, 2 lần/ngày mỗi lần cách nhau 6-8 giờ. Theo dõi triệu chứng lâm sàng và kiểm tra đường huyết mỗi ngày để có thể kịp thời hiệu chỉnh liều thuốc sử dụng trên từng cá thể. Thời gian theo dõi điều trị là 90 ngày. Kết quả thể hiện, trong 20 trường hợp điều trị bằng insulin có 65% kiểm soát ĐH tốt, 25% ĐH tạm ổn, 10% kiểm soát ĐH kém. Trên chó điều trị bằng Metformin 500mg có 83,33% kiểm soát ĐH tốt, 16,66% đường huyết tạm ổn. Trên chó điều trị bằng Diamicron có 90% kiểm soát tốt, 10% đường huyết tạm ổn
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách cơ bản có hệ thống bệnh tiểu đường trên chó. Những kết quả nghiên cứu của đề tài là một bức tranh toàn diện về bệnh tiểu đường trên chó tại thành phố Cần Thơ.
Bước đầu xây dựng thang chuẩn hằng số sinh hóa glucose, glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trong máu chó nhằm ứng dụng trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường trên chó.
Bằng phương pháp khám lâm sàng, sử dụng các xét nghiệm hóa sinh máu và nước tiểu để xác lập được tần suất lưu hành, đánh giá yếu tố nguy cơ gây bệnh, phân loại bệnh cũng như đánh giá các biến chứng Đồng thời xây dựng được liệu trình kiểm soát đường huyết phù hợp bệnh tiểu đường trên chó. Tất cả những thông tin này có thể bổ sung vào các giáo trình và phục vụ giảng dạy cho chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú
Luận án là nguồn tài liệu cơ bản đầu tiên của Việt Nam làm nền tảng khoa học trong việc nghiên cứu và giảng dạy. Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm bổ sung dẫn liệu khoa học về đặc điểm bệnh học bệnh tiểu đường trên chó của một vùng miền. Các phương pháp và kết quả của nghiên cứu có thể được ứng dụng nghiên cứu về các bệnh nội khoa trên gia súc.
This dissertation was carried out on 4 contents to set the normal threshold of Glucose, glycohemoglobin (HbA1c) and insulin in dogs blood, determine endemicity, evaluate complication levels, and evaluate efficacy of treatment regime against diabetes in dogs were surveyed in Can Tho City
The section of this study was to determine levels of blood glucose, glycohemoglobin and insulin on 480 healthy dogs in Can Tho city to set the normal threshold of index. The analysis was conducted to measure the level of HbA1c and insulin in 20 preclinical diabetes and 20 clinical one to set the threshold of HbA1c in diabetes dogs. The results showed that the capillary blood glucose concentration was in the range of 62-108 mg/dL with an average of 84.29 mg/dL. The mean serum glucose concentration was 95.85 mg/dL with the range of 70-121 mg/dL. The mean HbA1c value on healthy dogs was 4.36% and the range were 2.7-6%. The mean of insulin activity in healthy dogs was 12.56 μIU/mL and the range of insulin was 5-20 μI/mL. Mean values of glucose, HbA1c and insulin activity in healthy dogs were independent of sex, age , breed and bodyweight groups (P>0.05). Average level of HbA1c in preclincal diabetes was 5.36% (5.2 – 6.3%); in clinical one 7.15% (6.4 – 10%). There was a significant difference in HbA1c in diabetic dogs and healthy dogs (P<0.01). Threshold of HbA1c in diabetic dogs was HbA1c ≥6.3%. A survey on 5,520 dogs in Can Tho city was carried out in this study. A total of 2,070 and 3,450 dogs were surveyed at household and at 4 Veterinary Clinics in Can Tho city. The results showed that prevalence of diabetes in dogs was 5.54% in Can Tho city. Diabetes in dogs was dependent of sex, age, breed, bodyweight, feed method and body condition groups. Exotic group dogs and Female dogs exhibited were high diabetic ratio 6.47% and 6.63%, respectively. Dogs with age >7-year-old , small dogs (weight <9), Captive dogs and obesity of dogs were the highest diabetic ratio such as 11.64%; 6.49%; 7.97% and 7.54%, respectively. Ratio of preclinical diabetic dogs (70.92%) was higher clinical one (29.08%). Insulin deficiency diabetes (IDD) in dogs (58.43%) was higher Insulin resistance diabetes (IRD) (41.57%). A total of 89 diabetic dogs that IDD and IRD was designated for measuring blood pressure (Sakura, Japan); retinopathy examination by laryngoscope (Riester, Germany); testing biophysical and biochemical parameters by URS10 kit (ACON Laboratories Inc, USA); tested sediment of urine; biophysical and biochemical parameters in blood for evaluating physical function of liver and kidneys. The results indicated that diabetic dogs that IDD and IRD appeared 40.45% hypertension; 44.94% cataract; 38.20% ketosis; 35.96% renal disease and 42.7% hepatitis. Most of the in the renal disease in diabetic dogs showed urea, high creatinine in blood. 100% hepatitic dogs showed a higher level of AST and ALT enzyme in the blood. Total of 60 preclinical diabetic dogs were divided into two groups for treatment. In Group 1, 30 dogs were orally administered Metformin 500mg with an initial dose of 5mg/kgP; in Group 2, 30 dogs were treated with Diamicron 30mg (Gliclazide) with an initial dose of 3mg/1kgP. Total of 20 clinical diabetic dogs were injected Mixtard 30 twice per day with 6-8 hour interval with an initial dose of 0.3 UI/kgP. Treated dogs were daily monitored for their clinical signs and blood sugar in order to provide appropriate treatment modification. Treatment regime lasted for 90 days. The results indicated that 20 cases treated with insulin showed that 65% for good outcome and 25% moderate outcome and 10% bad outcome. The cases treated with 500mg Metformin, efficacy was 83.3%, 16.6% for good outcome and moderate outcome, respectively. With dogs treated with Diamicron, efficacy was 90% with good outcome and 10% of the moderate outcome, respectively.
This is the first systematic basic research about diabetes in dogs in Vietnam. The results introduce a general view of diabetes in dogs in Can Tho city.
The first step in establishing the benchmark of constant biochemical indicators of glucose, glycohemoglobin (HbA1c) and insulin in dog blood to apply for diagnosis and treatment of diabetes in dogs.
By clinical diagnosis, using biochemical tests of blood and urine to determine the prevalent rate, evaluate the risk factors, classify the disease as well as evaluate complications, establish the suitable process in controlling blood glucose in diabetes’ dog. All of the information could be used in teaching curriculum for veterinary medicine, animal husbandry.
1.4 Practical significance and applied capacity of thesis
This thesis is the first basic information source of scientific foundation for rearching and teaching. The results supplied scientific data about the characteristic of diabetes in dogs in one region. Methods and results could be used in research about internal diseases of domestic animals.
Applying these results will contribute a process of diagnosis, prevention and effective treatment to the major of pathology and treatment of animals. This thesis gives useful information about pathology and controlling diabetes in dogs to make owners understand more about this disease in protecting the health of dogs.
>> Xem chi tiết nội dung luận án
>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.