Tên đề tài: “Nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn và khả năng thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long” .

 Tác giả: Lê Thị Phương Mai, Khóa 2010 đợt 2.

 Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản;  Mã số: 62620301. Nhóm ngành: Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Ngọc Hải, Trường Đại học Cần Thơ.

 Người hướng dẫn phụ: TS. Dương Văn Ni, Trường Đại học Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn và khả năng thích ứng trong nuôi trồng thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long  được thực hiện tại Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Hậu Giang. Mục tiêu của nghiên cứu giúp góp phần đánh giá nhận thức của người nuôi về xâm nhập mặn, một số yếu tố thời tiết có liên quan đến xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu, tác động và giải pháp ứng phó của người dân trong thời gian qua; khả năng nuôi một số loài thủy sản kinh tế quan trọng trong điều kiện xâm nhập mặn; qua đó đề xuất giải pháp góp phần giảm thiểu rủi ro và thích ứng với xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu, thời tiết cho nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới.

Nghiên cứu gồm các nội dung (i) khảo sát hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả tài chính một số mô hình nuôi thủy sản quan trọng ở vùng có khả năng chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn; (ii) tìm hiểu nhận thức của người nuôi thủy sản về xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu và thời tiết, tác động và giải pháp trong sản xuất thời gian qua; (iii) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên một số loài thủy sản kinh tế quan trọng và (iv) Đánh giá khả năng nuôi một số loài thủy sản trong điều kiện xâm nhập mặn thông xác định mùa vụ nuôi và vùng nuôi. 

         Nội dung (i) và (ii) được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp 286 hộ nuôi thủy sản nước lợ với các mô hình nuôi tôm sú thâm canh, tôm quảng canh cải tiến, tôm-lúa luân canh ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, và 123 hộ nuôi thủy sản nước ngọt với các mô hình nuôi cá rô đồng, thát lát còm, sặc rằn, và cá –lúa kết hợp ở Hậu Giang và Bạc Liêu (vùng có khả năng bị xâm nhập mặn). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mô hình nuôi thủy sản vùng nước lợ và nước ngọt hiện nay đa dạng về kỹ thuật và có hiệu quả khá tốt. Vùng nước lợ thì mô hình nuôi tôm sú thâm canh cho năng suất và lợi nhuận trung bình cao hơn so với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm-lúa. Vùng nước ngọt thì mô hình nuôi cá rô đồng có năng suất và lợi nhuận cao hơn mô hình nuôi cá sặc rằn, cá thát lát còm và cá – lúa kết hợp.

Read more: Thông tin luận án tiến sĩ của NCS. Lê Thị Phương Mai chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản Khóa 2010

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

17350370
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
15736
32750
383816
17350370
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x