Tên đề tài: “Nghiên cứu pheromone giới tính và nấm ký sinh trong phòng trị sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius) tại Đồng bằng sông Cửu Long” .
Tác giả: Phạm Kim Sơn, Khóa 2010 đợt 1.
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật; Mã số: 62620112. Nhóm ngành: Nông - Lâm - Ngư nghiệp.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Văn Hai, Trường Đại học Cần Thơ.
Đề tài: “Nghiên cứu pheromone giới tính và nấm ký sinh trong phòng trị sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius) tại Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm mục tiêu:
- Nghiên cứu xây dựng qui trình tổng hợp và điều chế mồi pheromone giới tính của SKL theo hướng đơn giản, rẽ tiền, hiệu suất cao, phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm.
- Xác định loài nấm ký sinh có hiệu lực phòng trị SKL cao trong phòng thí nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính tổng hợp và nấm ký sinh đối với SKL ở điều kiện ngoài đồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Kết quả điều tra 100 hộ nông dân tại 3 xã Thành Đông, Thành Trung và Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có thâm niên canh tác khoai lang cao, đa số trên 10 năm, với diện tích từ 0,6-1 ha, chủ yếu giống khoai lang Tím Nhật, có lợi nhuận khá cao, trồng 1 vụ/năm. Tất cả nông hộ điều tra (100%) đều sử dụng thuốc hóa học để phòng trị các loài gây hại như sùng khoai lang, sâu ăn lá, dế nhũi và bệnh thối dây, nông dân có biết về pheromone giới tính của SKL, chưa qua sử dụng. Kết quả khảo sát ngoài đồng trên 9 ruộng khoai lang cho thấy có 19 loài côn trùng và 1 loài nhện hại trên khoai lang. Trong đó, các loài sâu ăn tạp, ruồi đục lòn, rầy phấn trắng và bọ dưa xuất hiện phổ biến. Có 10 loài thiên địch xuất hiện, trong đó, kiến ba khoang và nhện lùn là 2 loài phổ biến nhất và tần suất xuất hiện cao nhất. Nghiên cứu biện pháp phòng trị mới an toàn, thân thiện với môi trường để quản lý sự gây hại của SKL tại vùng ĐBSCL, là giải pháp cần thiết làm giảm thiểu hoặc thay thế dần thuốc hóa học độc hại.
Read more: Thông tin luận án tiến sĩ của NCS. Phạm Kim Sơn chuyên ngành Bảo vệ thực vật Khóa 2010