Tên đề tài: “Phân tích kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tác giả: Lê Ngọc Danh,  Khóa: 2016

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Người hướng dẫn chính: TS. Ngô Thị Thanh Trúc - Trường Đại học  Cần Thơ

Người hướng dẫn phụ: TS. Trần Minh Hải - Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án phân tích kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển (Scylla paramamosain) vùng ĐBSCL được thực hiện với mục tiêu là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kinh tế của chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL. Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích kinh tế chuỗi cung ứng theo Lambert, 2008 và Stadtler et al., 2015 để phân tích thời gian chờ ảnh hưởng đến chất lượng và giá bán sản phẩm cua biển, phân tích chi phí logistic, phân tích rủi ro trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích hồi quy đa biến để tìn ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cua biển trong khâu sản xuất của nông hộ. Phân tích nhân tố khám phá và hồi quy nhị phân để phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hành ý định mua các sản phẩm cua chế biến của khách hàng nội địa. Phân tích SWOT tổng hợp và đề xuất giải pháp nâng cao kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển ở ĐBSCL

Từ khóa: chuỗi cung ứng, cua biển, kinh tế chuỗi, Đồng bằng Sông Cửu Long

  1. Những kết quả mới của luận án

Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu chính của luận án cho thấy: Tính đến năm 2020 toàn vùng ĐBSCL đạt 68 nghìn tấn, với sản lượng trung bình cua biển là 152kg/ha và diện tích đạt 465 nghìn ha, trong đó ba tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau có diện tích và sản lượng cao nhất vùng. Thị trường thu mua cua biển thương lái phân ra làm 4 loại cua với giá khác nhau (cua thịt: Y1, Y4; cua gạch: cua mang trứng; cua xô: cua bị lỗi bộ phận và cua mềm vỏ). Chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL có 6 kênh phân phối trong đó có 1 kênh xuất khẩu và 5 kênh nội địa. Kênh xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu cua gạch chiếm 18%. Đối với kênh tiêu dùng nội địa, đa phần các loại cua được tiêu thụ tại các thành phố lớn. Qua phân tích cho thấy nếu tính trên 1kg cua tươi không có trói dây thì nông dân nuôi cua được phân bổ lợi nhuận cao nhất trong chuỗi cung ứng. Nhưng nếu nói đến lợi nhuận cho từng tác nhân tính trên năm thì vựa là cao nhất là 256 triệu/năm rồi đến thương lái là 237 triệu/năm và nông dân là thấp nhất là 3,2 triệu đồng/1000m2/năm. Nghiên cứu cũng phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cua biển trong khâu sản xuất là quyết định bắt cua Y4, số lượng bẫy và thời gian nuôi.

Thứ hai: Phân tích thời gian chờ trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển với trung bình thời gian chờ của cua biển tươi trong chuỗi cung ứng là từ 45 đến 107 giờ. Trong đó kênh 1 có thời gian chờ dài nhất và kênh 5 có thời gian chờ thấp nhất trong chuỗi cung ứng. Phân tích chi phí logistics qua các tác nhân trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển là: đối với tác nhân nông hộ nuôi cua biển thì cơ cấu logistic của chi phí lao động chiếm tỷ trọng cao nhất sau đó đến chi phí hao hụt và chi phí khấu hao. Đối các tác nhân trung gian thì chi phí lao động chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tác nhân nông hộ nhưng vẫn cao nhất, trong khi đó chi phí hao hụt các tác nhân trung gian cao hơn nhiều so với nông hộ. Phân tích rủi ro trong chuỗi cung ứng là chịu rủi ro tác động từ điều kiện tự nhiên, thị trường, dịch bệnh, thể chế chính sách và quản lý. Trong đó rủi ro từ thời tiết và thị trường được đánh giá cao nhất trong các rủi ro trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra sản lượng cua biển và giá phụ thuộc vào con nước thủy triều trong tháng giá cua biển sẽ cao từ ngày 21-26 và 5-10 trong tháng tính theo âm lịch.

Thứ ba: Qua phân tích tình hình sản xuất và thị trường cua biển trong và ngoài nước, phân tích chất lượng sản phẩm cua biển khâu sản xuất, phân tích kinh tế chuỗi cung ứng, phân tích hành vi tiêu dùng cua biển và phân tích điểm mạnh điểm yếu các tác nhân luận án đề xuất các giải pháp cho từng tác nhân trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL. Ngoài ra, luận án kết hợp ý kiến chuyên gia và phân tích tích SWOT toàn ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL từ đó đề xuất 04 giải pháp toàn chuỗi theo thứ tự ưu tiên như. Giải pháp 1: Tận dụng nhu cầu tiêu thụ cua biển cao nhằm mở rộng quy mô sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Giải pháp 2: Để ứng phó yêu cầu về chất lượng ngày càng cao sản phẩm cua biển nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Giải pháp 3: Tận dụng lợi thế phát triển cơ sở hạ tầng giúp giảm thời gian chờ của cua biển trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL. Giải pháp 4: Nâng cao trình độ kiểm soát môi trường và nguyên liệu đầu vào giảm rủi ro, giảm ảnh hưởng cạnh tranh với sản phẩm thay thế thông qua cải thiện hiệu quả kinh tế của chuỗi cung ứng cua biển.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Về mặt khoa học:

Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về vận hành chuỗi cung ứng và kinh tế chuỗi cung ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cua biển trong khâu sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua cua biển của người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng cua biển tại Việt Nam. Do vậy, kết quả của nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về chuỗi cung ứng.

Thứ hai: Nghiên cứu bổ sung lý luận phân tích tổng hợp về kinh tế chuỗi, tiêu chuẩn chất lượng, thời gian vận hành, chi phí logistics và rủi ro cho một ngành hàng.

Thứ ba: Nghiên cứu đã tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cua biển trong khâu sản xuất và kết quả phân tích của luận án giúp bổ sung thêm biến (quyết định bắt cua Y4; số lượng bẫy cua, thời gian nuôi) cho các nghiên cứu sau.

Thứ tư: Nghiên cứu đã tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua cua biển chế biến và kết quả phân tích của luận án giúp bổ sung thêm biến (thu nhập; nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm; nhận thức về sức khỏe; nhận thức về sự tiện lợi; nhận thức về xã hội) cho các nghiên cứu sau.

Thứ năm: Nghiên cứu là một công trình thử nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm lặp lại và nghiên cứu ứng dụng, qua đó xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua cua biển và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cua biển trong khâu sản xuất. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong đánh giá chuỗi cung ứng và đề xuất các giải pháp khả thi.

            Về mặt thực tiễn:

Thứ nhất: Nghiên cứu kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển đang là một lĩnh vực còn mới tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong ngành hàng cua biển có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương thức tiếp cận kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển. Đồng thời nghiên cứu còn nhận diện các yếu tố cơ bản và vai trò tác động của chúng đến chất lượng cua biển trong khâu sản xuất. Ngoài ra, còn tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua cua biển chế biến của người tiêu dùng. Đây sẽ là điều kiện để triển khai những nghiên cứu ứng dụng hoặc có những giải pháp phù hợp để nâng cao kinh tế chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL.

Thứ hai: Nghiên cứu này là một thể nghiệm vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp định tính và định lượng như phân tích tài chính (Cost and Return Analysis-CRA), phân tích hồi quy đa biến, phân tích Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy nhị phân. Mỗi phương pháp được vận dụng phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu trong luận án. Công trình nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu quan tâm đến chuỗi cung ứng, kinh tế chuỗi cung ứng về phương pháp luận, mô hình nghiên cứu trong các ngành về kinh tế nông nghiệp.

 

 

Thesis title: “Economic analysis of the supply chain of mud crabs in the Mekong Delta”

- Major: Agricultural Economics                                            Code: 9620 115

- Full name of PhD student: Le Ngoc Danh               Training period: 2016 - 2020

- Supervisor: Dr. Ngo Thi Thanh Truc - Can Tho University

Sub-Supervisor:Dr. Tran Minh Hai- School of Agricultural and Rural Development Managers II

- Training institution: Can Tho University

  1. Dissertation summary

The thesis on economic analysis of the supply chain of mud crabs (Scylla paramamosain) in the Mekong Delta aims to propose solutions to improve the economy of the mud crabs in the Mekong Delta. The thesis used the economic analysis method of supply chain according to Lambert, 2008 and Stadtler et al., 2015 to analyze the waiting time effects on the quality and selling price of mud crab products and to analyse logistics costs and supply chain risks. In addition, the study uses multivariate regression analysis methods to determine the factors affecting the quality of mud crabs in the production stage of farmers. Exploratory factor analysis and binary regression to analyze factors affecting domestic customers' intention to buy processed crab products. The SWOT analysis summarizes and proposes solutions to improve the supply chain economy of the mud crab industry in the Mekong Delta.

Keywords: Keywords: supply chain, crab, chain economy, Mekong Delta

  1. New results of the thesis

Firstly: The main research results of the thesis show that: By 2020, the whole Mekong Delta region will reach 68 thousand tons, with an average yield of sea crabs of 152 kg/ha and an area of 465 thousand ha, of which the three provinces of Kien Giang, Bac Lieu and Ca Mau have the highest area and production in the region. in the sea crabs market, traders are divided into 4 types of crabs with different prices (meat crab: Y1, Y4; brick crab: egg-bearing crab; bucket crab: defective part and soft shell crab). The supply chain of sea crabs in the Mekong Delta has 6 distribution channels, including 1 export channel and 5 domestic channels. The main export channel is brick crab, accounting for 18%. As for the domestic consumption channel, most crabs are consumed in big cities. The analysis shows that if calculated per 1kg of fresh crab without ropes, crab farmers are allocated the highest profit in the supply chain. But if it comes to the profit for each agent per year, the highest level is 256 million VND/year, the trader is 237 million VND/year and the farmer is the lowest 3.2 million VND/1000m2/year.

Secondly, Analyze the wait time in the crab industry supply chain with the average waiting time of fresh sea crab in the supply chain being between 45 and 107 hours. Channel 1 has the longest wait time and channel 5 has the lowest waiting time in the supply chain. Analysis of logistics costs through actors in the supply chain of the sea crab industry is: for crab farmers, the logistics structure of labor costs accounts for the highest proportion, followed by loss waste costs and depreciation. For intermediaries, labor costs account for a smaller proportion than household agents but are still the highest, while the cost of loss of intermediate agents is much higher than that of farmers. Risk analysis in the supply chain is to bear the risk of impacts from natural conditions, markets, diseases, institutions, policies and management. In which, risks from weather and the market are rated the highest among risks in the supply chain. In addition, the output of sea crabs and the price depends on the tide in the month, the price of sea crabs will be high from 21-26 and 5-10 in a lunar month.

Third, Through analyzing the production and market of sea crabs at home and abroad, analyzing the quality of sea crab products at the production stage, analyzing supply chain economics, analyzing crab consumption behavior and analyzing the strengths and weaknesses of the actors, the thesis proposes solutions for each actor in the supply chain of sea crabs in the Mekong Delta. In addition, the thesis combines expert opinion and SWOT analysis of the entire marine crab industry in the Mekong Delta, thereby proposing 04 solutions for the whole chain in order of priority such as: Solution 1: Take advantage of the high demand for sea crabs to expand production scale and ensure product quality to meet market demand. Solution 2: To meet the increasing quality requirements of sea crab products to meet the needs of consumers. Solution 3: Take advantage of infrastructure development to help reduce the waiting time of sea crabs in the supply chain of sea crabs in the Mekong Delta. Solution 4: Improve the level of environmental control and input materials to reduce risks and reduce the impact of competition with substitute products by improving the economic efficiency of the crab supply chain.

  1. Practical applications/applicability, issues that need further research

In terms of the science aspect: Firstly: Systematize the general theoretical issues of supply chain operation and supply chain economics, factors affecting the quality of sea crabs in the production stage and factors affecting the intention to buy sea crabs of consumers in the supply chain of sea crabs in Vietnam. Therefore, the results of the study will have certain contributions to perfecting the theoretical framework of the supply chain.

Secondly: Additional research on the theory of synthesis analysis on chain economics, quality standards, operating time, logistics costs and risks for a commodity industry.

Thirdly: The study synthesized the factors affecting the quality of sea crabs in the production stage and the analysis results of the thesis helped to add additional variables (the decision to catch Y4 crabs; the number of crab traps, the rearing time) for the following studies.

Fourthly: The study has synthesized the factors affecting the intention to buy processed sea crab and the analysis results of the thesis help to add additional variables (income; awareness of food safety and hygiene; awareness of food hygiene and safety; on health; perception of convenience; perception of society) for the following studies.

 

In terms of practice: The findings of the thesis are expecting a reference for policymakers in solid waste management from the central to local levels in improving the quality of solid waste management activities, especially in the current situation of increasing solid waste management currently.

Issues for further research:

Firstly: Economic research on the supply chain of the sea crab industry is a new field in Vietnam. The results of the study help researchers and managers in the crab industry have a more complete and comprehensive view of an economic approach to the supply chain of the crab industry. At the same time, the study also identified the basic factors and their impact on the quality of sea crabs in the production stage. In addition, the factors affecting consumers' intention to buy processed sea crab were also found. This will be a condition to conduct applied research or have appropriate solutions to improve the economy of the crab supply chain in the Mekong Delta.

Secondly: This study is an experiment applying a combination of many research methods, which are qualitative and quantitative methods such as Cost and Return Analysis-(CRA), multivariate regression analysis, and analysis. Cronbach Alpha analysis, exploratory factor analysis (EFA), binary regression analysis. Each method is applied appropriately according to each research content in the thesis. This study can be a reference for those interested in the supply chain, supply chain economics, methodology, and research models in the fields of agricultural economics.

 

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19589762
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
22071
105701
364522
19589762
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x