Tên đề tài: “Quốc tế hóa của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
Tác giả: Trần Quế Anh, Khóa: 2018
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 9340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Võ Văn Dứt - Trường Đại học Cần Thơ
Luận án nghiên cứu sự ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến quốc tế hóa và ảnh hưởng của quốc tế hóa đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; trong đó vận dụng Lý thuyết đại diện, Lý thuyết nguồn lực và Mô hình quốc tế hóa doanh nghiệp để luận giải các mối quan hệ này. Luận án sử dụng dữ liệu được thu thập từ các báo cáo hàng năm của 156 doanh nghiệp (tương ứng với 1.283 quan sát) được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2009-2019. Kiểm định Hausman cho thấy, kết quả hồi quy ước lượng theo mô hình hiệu ứng cố định (FEM) là phù hợp hơn so với mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Kết quả hồi quy FEM chỉ ra rằng, quy mô hội đồng quản trị có ảnh hưởng nghịch biến đến quốc tế hóa của các doanh nghiệp niêm yết. Trong khi đó, sự đa dạng quốc tịch trong hội đồng quản trị càng cao thì mức độ quốc tế hóa của doanh nghiệp càng nhiều. Tuy nhiên, không có bằng chứng thống kê về sự ảnh hưởng của thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành đến quốc tế hóa của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy các doanh nghiệp niêm yết có quy mô hội đồng quản trị lớn được điều hành bởi giám đốc kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị thì quốc tế hóa thấp hơn so với doanh nghiệp không có kiêm nhiệm. Mặt khác, doanh nghiệp có càng nhiều thành viên không điều hành được điều hành bởi giám đốc kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị thì quốc tế hóa cao hơn so với doanh nghiệp không có kiêm nhiệm.
Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của quốc tế hóa đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam là đường cong và tích cực được phát hiện qua ước lượng hồi quy hai bước (2SLS). Đối với các doanh nghiệp có mức độ quốc tế hóa thấp thì hiệu quả kinh doanh giảm dần, sau đó khi mức độ quốc tế hóa của doanh nghiệp vượt ngưỡng nhất định thì càng đem đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Thêm vào đó, kết quả còn cho thấy, các doanh nghiệp quốc tế hóa có vốn cổ đông Nhà nước có hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các doanh nghiệp không có vốn cổ đông của Nhà nước; và các doanh nghiệp quốc tế hóa có giám đốc kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị có hiệu quả kinh doanh thấp hơn các doanh nghiệp không có sự kiêm nhiệm này. Dựa vào các kết quả này, các hàm ý lý thuyết và quản trị được đề xuất để góp phần tăng cường quốc tế hóa cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu làm phong phú thêm cho tài liệu về kinh doanh quốc tế liên quan đến quốc tế hóa doanh nghiệp, bởi vì các nghiên cứu trước đây đa số được thực hiện ở các nền kinh tế phát triển và ít được nghiên cứu ở nền kinh tế chuyển đổi, đặc biệt là ở Việt Nam.
Nghiên cứu kế thừa và kết hợp nhiều lý thuyết để biện luận về sự ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến mức độ quốc tế hóa và sự ảnh hưởng của mức độ quốc tế hóa đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nghiên cứu bổ sung lý thuyết trong nền kinh tế chuyển đổi bằng cách cho thấy ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến mức độ quốc tế hóa của doanh nghiệp thay đổi tùy thuộc vào vai trò điều tiết của sự kiêm nhiệm giữa giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị. Thêm vào đó, nghiên cứu còn cho thấy sự ảnh hưởng của mức độ quốc tế hóa đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng thay đổi tùy thuộc vào vai trò điều tiết của vốn sở hữu là cổ đông Nhà nước và giám đốc kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề xuất các hàm ý quản trị đối với quy mô hội đồng quản trị, sự đa dạng quốc tịch trong hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm giữa giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị, vốn sở hữu là cổ đông Nhà nước cũng như các nhân tố khác về đặc điểm doanh nghiệp, hội đồng quản trị và ban điều hành nhằm góp phần cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng cường mức độ quốc tế hóa để mở rộng thị trường quốc tế và góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững cho Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho sinh viên, học viên sau đại học và các nhà nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh.
Ngoài ra, các hàm ý quản trị được đề xuất góp phần cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung tăng cường mức độ quốc tế hóa cho doanh nghiệp.
Title: “Internationalization of listed firms on the Vietnamese stock market”.
Major: Business administration Code: 9340101
PhD Student: TRAN QUE ANH Course: 2018
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Vo Van Dut
Educational facilities: Can Tho University
This dissertation aims to estimate the effects of boards on internationalization and the effect of internationalization on the performance of listed firms on the Vietnamese stock market; and Agency Theory, Resource-based view and Internationalization Model are applied to explain these relationships. The data collected from the 156 listed firms’ annual reports on the Ho Chi Minh stock exchange and the Hanoi stock exchange in 2009 and 2019 are employed to test the proposed hypotheses (corresponding to 1,283 observations). The Hausman test shows that the estimated regression results according to the fixed effects model (FEM) are more suitable than the random effects model (REM). FEM regression results reveal that board size negatively affects internationalization; whereas the effect of board nationality diversity on internationalization is positive. However, there is no evidence showing the influence of non-executive directors on internationalization. In addition, the results also reveal that the internationalizing firms with a large board size governed by CEO with the duality of the chairman is lower than that of those managed by CEO without duality. Moreover, the internationalizing firms with more non-executive directors governed by CEO with duality is higher than that of those managed by CEO without duality.
On the other hand, the effect of internationalization on the performance of listed firms on the Vietnamese stock market is a U-shaped curve found by employing a two-step regression analysis (2SLS). The performance decreases gradually in firms having a low degree of internationalization; then the degree of internationalization exceeds a certain threshold, the greater the firm performance is. Furthermore, the empirical shreds of evidence also show that the performance of high internationalizing firms with high state ownership is higher than that of those with low state ownership. At the same time, the performance of highly internationalizing firms governed by a chief executive officer with the duality of the chairman of the boards is lower than that of those without duality. Building upon these results, some theoretical implications and managerial implications are proposed in this thesis to enhance the internationalization of listed firms on the Vietnamese stock market.
The results of the study enrich the literature on international business related to the internationalization of firms since previous studies were mostly conducted in developed economies and rarely studied in transition economies, especially in Vietnam.
The study inherits and combines many theories to argue about the effects of the board of directors on the degree of internationalization and the effect of the degree of internationalization on the firm performance of the listed firms on the Vietnamese stock market.
The study complements the theory in a transitional economy by showing that the effects of boards on the degree of internationalization vary depending on the moderating role of duality. In addition, the study also shows that the effect of the degree of internationalization on firm performance varies depending on the moderating role of state ownership and duality.
These results are a scientific basis to propose managerial implications for board size, board nationality diversity, duality, state ownership as well as other factors of the firm, boards and TMT characteristics in order to help listed firms on the Vietnamese stock market increase the degree of internationalization; expanding the international markets and contributing to the sustainable economic development of Vietnam.
The results of the dissertation are valuable references for students, graduate students and researchers related to the field of international business and business administration.
Additionally, the proposed managerial implications contribute to listed firms on the Vietnamese stock market in particular and firms in general to enhance their degree of internationalization.