Luận án phân tích được hiện trạng các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chứng nhận chất lượng của ngành hàng cá tra trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cải tiến tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu và phát triển ổn định ngành hàng cá tra. Tổng quan sát là 350, trong đó 271 cơ sở nuôi cá tra, 10 cơ sở sản xuất giống, 20 cơ sở ương giống, 20 cơ sở kinh doanh thuốc và thức ăn nuôi cá tra, 15 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, 2 thương lái thu mua cá tra tiêu thụ nội địa và 12 cán bộ quản lý ở địa phương và chuyên gia về lĩnh vực thủy sản. Phương pháp phân tích hình hồi quy binary logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình liên kết, chứng nhận trong nuôi cá tra, mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật (TE) của các cơ sở nuôi cá tra. Ngoài ra, phương pháp phân tích SWOT được sử dụng nhằm đề các chiến lược thích ứng nhằm cải tiến tổ chức sản xuất ngành hàng cá tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình liên kết gồm: (i) diện tích nuôi cá tra; (ii) trình độ học vấn của chủ cơ sở nuôi cá tra; (iii) tin cậy vào mô hình liên kết. Các yếu tố ảnh hưởng tới nuôi cá tra chứng nhận chất gồm: (i) Kinh nghiệm nuôi cá tra; (ii) Vay vốn nuôi cá tra và (iii) diện tích nuôi cá tra. Ước lượng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới TE gồm: (i) số lần tập huấn; (ii) tỷ lệ diện tích ao lắng (trên diện tích ao nuôi); (iii) số ao nuôi cá tra và (iv) thời gian nuôi và hệ số TE nuôi cá tra chứng nhận (0,77) cao hơn nuôi chưa chứng nhận (0,65). Tiêu chuẩn chứng nhận Global GAP xuất khẩu thị trường Mỹ 90,71% thu được lợi nhuận toàn chuỗi là 9,2 nghìn đồng/kg (NMCB nhận 67,4%, cơ sở nuôi nhận 32,6%). Tiêu chuẩn ASC xuất khẩu thị trường Châu Âu 80,71% thu được lợi nhuận toàn chuỗi là 10,8 nghìn đồng/kg (NMCB nhận 70,5%). Chưa chứng nhận và chứng nhận VietGAP thì xuất khẩu sản lượng 94,22% cho hầu hết các thị trường để thu được lợi nhuận toàn chuỗi 5,7 nghìn đồng/kg (NMCB nhận 38,6%). NMCB đầu tư vùng nuôi khép kín để áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận Global GAP và ASC, trong khi đó các cơ sở nuôi riêng lẻ, liên kết ngang (HTX) và nuôi gia công thì chủ yếu áp dụng VietGAP. Do vậy cải tiến tổ chức sản xuất theo phân khúc thị trường gắn với mô hình liên kết theo tiêu chuẩn chứng nhận xuất khẩu thông qua hình thành liên kết (HTX) chuyên nuôi theo một loại chứng nhận xuất khẩu (Global GAP, ASC) cũng như sản phẩm hữu cơ.
- Nghiên cứu này phân tích được hiện trạng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cá tra và các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình liên kết và chứng nhận. So sánh hệ số TE giữa hình thức nuôi cá tra nuôi tiêu chuẩn chứng nhận xuất khẩu (Global GAP và ASC) và nuôi thông thường (VietGAP và chưa chứng nhận).
- So sánh được GTGTT (lợi nhuận) theo từng loại chứng nhận và thị trường xuất khẩu theo kênh phân phân phối của sản phẩm chứng nhận xuất khẩu và sản phẩm thông thường. Qua đó, xác định thị trường trọng yếu tiêu thụ sản phẩm cá tra chất lượng cao có yêu cầu về tiêu chuẩn chứng nhận để đề xuất giải pháp cải tiến tổ chức sản xuất liên kết và tiêu thụ theo tiêu chuẩn chứng nhận nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu ngành hàng cá tra ở ĐBSCL.
Nghiên cứu đã phân tích hiện trạng các mối liên kết và tiêu thụ của ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL cũng như xác định được các yếu tố có ảnh hưởng đến mô hình liên kết và chứng nhận. Từ đó làm cơ sở để tổ chức mô hình liên kết áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận xuất khẩu một cách khoa học và hiệu quả hơn. Nghiên cứu chỉ ra được TE của hình thức nuôi cá tra tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng cao hơn so với thông thường. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được cho toàn chuỗi của tiêu chuẩn chứng nhận xuất khẩu cao hơn so với nuôi thông thường.
Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 “Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh Châu Âu” quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam và xuất xứ hàng hóa sản phẩm thủy sản tại Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/06/2020 về việc “Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030” bao gồm nông nghiệp và thủy sản đến năm 2030 giá trị sản xuất trên cùng diện tích của sản phẩm hữu cơ cao gấp 1,5-1,8 lần so với sản phẩm phi hữu cơ. Từ đó cho thấy, nghiên cứu này có khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn nhằm cải tiến tổ chức sản xuất hướng tới thị trường cao cấp để nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển ổn định ngành hàng cá tra trong thời gian tới.
This study was conducted to identify the linkage of production and consumption based on quality certification of striped catfish as well as to propose the solutions for organizing production oriented increasing the product value of the whole striped catfish and contribute to the stable development of the striped catfish chain. The total sample size is 350 surveyed samples, including 271 striped catfish farms, 10 hatcheries, 20 nursing sites, 20 trading sites of feed and drug for striped catfish, 15 processing and exporting companies of striped catfish, 2 traders of striped catfish for domestic consumption, and 12 managers and experts in the fishery sector. Binary logistic regression analysis method to identify factors affecting on linkages, quality certification in triped catfish faming, the Cobb-Douglas random frontier funtion used to indentify factors effecting technical efficiency (TE) of striped catfish farming. Additionally, SWOT method used for give proposed some solutions to adptation to contribute to the stable development of striped catfish chain in Mekong Delta. The results showed that there were 4 factors affecting to the linkage model through to the binary logistic regression model including: (i) farming area; (ii) education level of owner of striped catfish farm and (iii) trust in the linkage model. Similarly, there were 3 factors affecting to certified Striped catfish farming including: (i) experience of the owner of striped catfish farms; (ii) loan for striped catfish production and (iii) farming area. The estimation results of the Cobb-Douglas random frontier funtion model by MLE method determined the factors affecting the technical efficiency (TE) of the striped catfish farming models in the MD, including: (i) stocking density; (ii) FCR; (iii) number of working days; (iv) cost of drugs and chemicals; (v) fuel); and (vi) other costs and the TE coefficient of the certified striped catfish farms (77.0%) was higher than that of the non-certified striped catfish farms (65.0%). Global GAP certified products shows that there was 90.71% of production export to the US market to created a profit of 9.2 thousand VND/kg for the whole chain (the processing companies received 67.4% and the striped catfish farms received 32.6%). The ASC certified products export to the EU markets of 80.71% to created profit of 10.8 thousand VND/kg for the whole chain (the processing companies receives 70.5%). Regarding non-international certified products (VietGAP and non-certified products), there was 94.22% for export to created profit of 5.7 thousand VND/kg for the whole chain (the processing companies received 38.6%). The linkages for striped catfish farming achieving international certifications (Global GAP, ASC) is operated mainly under the form of processing conpanies investing in the farming areas. While horizontal linkages (cooperatives) and individual farmings are only applying VietGAP certification. Therefore, organizing production according to market segments accompanied to the linking model according to international certifications in order to improve the production value of the whole striped catfish industry should be implemented.
- This study analyzed the current of linkages in striped catfish production base on consumption and factors effected on linkage models and quality certification. Comparing the TE ratio betwen the certified striped catfish farms (Global GAP, ASC) and the non-certified striped catfish farms (VietGAP and non-certified products).
- Comparing the added value (profit) for each type of certification and the export market by distribution channel of export certified products and non certified products. Thereby, identifying the main market for consuming high-quality stiped catfish products that had required certification standards to propose solutions to improve organization of production and consumption according to certification standards to improve export value of striped catfish in the MD.
The study has analyzed the current of linkages base on the consumption of stiped catfish in the MD as well as identified some factors affected the linkages model and certification. Thereby, it made scientific basis for organizing the linkages model to apply export certification standards more scientific and effective. The study showed that the TE ratio of the certified striped catfish farms was higher than that of the non-certified striped catfish farms. Beside, profit in the chain of international certifications (Global GAP, ASC) was higher than that of the non-certified striped catfish farms.
Circular No. 11/2020/TT-BCT dated 15/06/2020 "Rules of origin of goods in a free trade agreement between Vietnam and the European Union" on certification and inspection origin of goods made in Vietnam and origin of seafood products made in Vietnam exported to the European market. Decision No. 885/QD-TTg dated 23/06/2020 on "Approval of the Project for the development of organic agriculture for the period 2020 - 2030" consist of agriculture and fisheries up to 2030 with production values of organic products is 1.5-1.8 times higher than non-organic products in the same area. Since then, this research has a high ability to apply in practice to improve production organizations towards high-end markets to improve quality, value and stably develop the striped catfish in the next time.