Tên đề tài: “Biện pháp cải thiện hệ thống canh tác tôm-lúa trên đất phèn nhiễm mặn ở vùng U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang”.

Tác giả: Lê Văn Dũng, Khóa: 2013

Chuyên ngành: Khoa học đất; Mã số: 62620103. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Người hướng dẫn chính: GS.TS. Võ Thị Gương - Trường Đại học Tây Đô

Người hướng dẫn phụ: TS. Đỗ Minh Nhựt - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang

  1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học qua cung cấp bộ số liệu và kết quả về đánh giá hiện trạng và các biện pháp cải thiện tính chất đất, nước và năng suất tôm, lúa trong hệ thống canh tác tôm-lúa  trên đất phèn nhiễm mặn tại vùng U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.

- Biện pháp nghiên cứu có hiệu quả cao, giúp hệ thống canh tác tôm-lúa  đạt hiệu quả và  bền vững hơn,  từ đó có thể gia tăng thu nhập cho nông dân tại vùng U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang. 

- Kết quả nghiên cứu  có cơ sở khoa học, để đưa vào giảng dạy và áp dụng kết quả nghiên cứu cho các vùng canh tác tôm-lúa có điều kiện môi trường đất nước tương tự.

  1. Những luận điểm mới từ kết quả nghiên cứu của luận án

- Sự tích lũy mặn cao nhất, đất chuyển thành đất mặn-sodic và là yếu tố đưa  đến nhóm ruộng lúa bị chết từ 20-25 ngày sau khi cấy.

- Bón phân hữu cơ và vôi kết hợp, giúp cải thiện đặc tính hóa học đất, giảm mặn giảm đặc tính bất lợi của đất trên đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn, giúp gia tăng năng suất lúa có ý nghĩa qua hai vụ canh tác so với đối chứng chỉ bón phân vô cơ.

- Trồng cây cỏ thủy sinh Năn tượng (Scirpus littoralis), Cỏ nến (Typha orientalis) và Cỏ nước mặn (Paspalum vaginatum) trong ruộng tôm có lúa bị chết giúp cải thiện đặc tính bất lợi của đất nhiễm mặn như giảm độ mặn bão hòa (ECe) của đất, giảm phần trăm Na bảo hòa (ESP) trong đất. Cỏ năn tượng và cỏ nước mặn giúp cải thiện một số đặc tính môi trường nước ruộng nuôi tôm sú, giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất tôm có ý nghĩa.

 

  1. Kết luận chung

Đánh giá sự tích lũy mặn trong hệ thống canh tác tôm-lúa cho thấy trên nhóm ruộng lúa bị chết, sự tích lũy mặn cao nhất và đất chuyển thành đất có đặc tính mặn-sodic, là yếu tố đưa đến lúa chết. Nhóm ruộng canh tác lúa có năng suất thấp dưới 3,5 tấn/ha, đất thuộc nhóm mặn và gần ngưỡng sodic. Sự tích lũy mặn thấp nhất ở nhóm ruộng có năng suất lúa trên 3,5 tấn/ha, thuộc nhóm đất mặn.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện tính chất bất lợi của nhóm đất phèn và đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn cho thấy bón phân vô cơ, phân hữu cơ và vôi giúp cải thiện đặc tính đất và năng suất lúa có ý nghĩa qua hai vụ canh tác,  năng suất lúa tăng 51,2 %.

Biện pháp trồng cây cỏ thủy sinh gồm năn tượng, cỏ nến và cỏ nước mặn có hiệu quả tốt trong cải tạo đất mặn, giúp giảm trị số pH đất đến khoảng  pH thích hợp, giảm độ mặn bão hòa (ECe) của đất,  giảm phần trăm Na bảo hòa ESP, giảm tỉ lệ Na đối với các cation trao đổi giúp cân bằng các cation Ca, Mg và kali. Ba loài cỏ năn tượng, cỏ nến và cỏ nước mặn có khả năng cải thiện đất nhiễm mặn tốt.

Trong vuông tôm, cây cỏ thủy sinh năn tượng và cỏ nước mặn có khả năng cải thiện một số đặc tính môi trường ao nuôi tôm sú, giúp môi trường ao nuôi ổn định hơn, tôm sú sinh trưởng và phát triển tốt hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và năng suất tôm  tăng 14,0% - 21,2% , giúp hệ thống canh tác tôm-lúa  đạt hiệu quả cao.

  1. New contributions to academics and reasoning of the thesis

- Results of the thesis are of scientific significance to provide data sets on current situation and the ways how to improve of soil properties, water environment and yield of shrimp and rice in shrimp - rice farming systems on saline acid sulfate soils in U Minh Thuong area, Kien Giang Province.

- The improvement ways are highly effective to support rice-shrimp farming system to be more efficient and sustainable, therefore increasing income for farmers in U Minh Thuong area, Kien Giang province.

- The research results have a scientific basis to introduce to the lectures and to apply to the management practice for shrimp – rice farming areas with similar environmental conditions.

  1. New information from the research results of the thesis

- The high salinity accumulation, the soil turns into saline-sodic soils and this is the factor leading to the death of rice field at 20-25 days after transplanting in shrimp – rice farming system.

- Organic fertilizers amendment and lime in combination, resulted in reducing salinity, reducing the adverse soil properties of saline potential acid sulfate soils, helping to significantly increase rice yields through two rice crops.

- Planting aquatic plants Scirpus littoralis, Typha orientalis and Paspalum vaginatum on dead rice fields resulted in improving the soil properties as reducing salinity (ECe), reducing the percentage of saturated Na (ESP). In addition, these aquatic plants lead to significantly improve water quality which resulted in increasing growth, increasing survival ratio and increasing shrimp yield.

  1. General conclusions

- The salinity accumulation was highest in the field with saline sodic soil properties, the main factor that caused rice death. The rice field group had low yield of less than 3.5 tons / ha, belong to the saline soil, closing  to the sodic soil properties. Salinity accumulation was lowest in the field group with rice yield above 3.5 tons/ha.

- Organic fertilizers and lime amendment was positive effect on improving the adverse properties of saline acid sulphate soils and of saline potential acid sulphate soils. Rice yield was significant increased over two consecutive rice crops, by 51.2% per crop.

- Growing aquatic plants Scirpus littoralis), Typha orientalis and Paspalum vaginatum in rice field of shrimp- rice system, where rice plants were not survived. These plants were effectively in improving saline soils as reducing  soil pH to the appropriate pH range, reducing salinity (ECe), percentage of saturated Na (ESP), decreasing the ratio of Na to  balance to Ca, Mg and K cations. These aquatic plants were determined to have the ability to improve saline soils by high bioaccumulation coefficient (BF) and translocation coefficient (TF).

- In the shrimp ponds of shrimp- rice system, aquatic plants were capable of improving water quality, the survival rate, growth rate and increasing yield of shrimp to 14.0% - 21.2%.

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15706286
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
6867
72760
254630
15706286
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x