Tên đề tài: “Quản lý chất lượng sản phẩm lúa gạo Tài Nguyên theo chuỗi cung ứng”.

Tác giả: Tất Duyên Thư, Khóa: 2013

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Võ Thị Thanh Lộc, Trường Đại học Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Giống lúa Tài Nguyên được trồng ở 5 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Trà Vinh. Qua lược khảo tổng quan và thực trạng chuỗi cung ứng lúa gạo TN vùng ĐBSCL, để nâng cao chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng, các nội dung chính sẽ được nghiên cứu: (i) Phân tích thực trạng sự thay đổi chất lượng gạo TN vùng ĐBSCL qua các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng; (ii) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN trong khâu sản xuất, bảo quản chế biến và khâu tiêu thụ; (iii) Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố quản lý chất lượng đến chất lượng gạo TN trong khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ; (iv) Phân tích các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng gạo TN vùng ĐBSCL; và (v) Giải pháp quản lý chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng vùng ĐBSCL.

  1. Những kết quả mới của luận án:

Qua lược khảo, có nhiều nghiên cứu có liên quan đến quản lý chất lượng hoặc quản lý chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu kết hợp cả hai nội dung này – Quản lý chất lượng theo chuỗi cung ứng. Đặc biệt hơn, các lược khảo về quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng nói chung lúa gạo nói riêng cũng rất hạn chế. Vì vậy, đây là một trong những công trình có kết hợp quản lý chất lượng theo chuỗi cung ứng.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Ý nghĩa thực tiễn của luận án

 Luận án cung cấp một phương pháp quản lý chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng theo cách tiếp cận tổng hợp các lý thuyết có liên quan, từng tác nhân trong chuỗi cung ứng có thể tham khảo để xây dựng quy trình quản lý chất lượng lúa gạo trong từng khâu nói riêng và trong toàn chuỗi cung ứng nói chung.

Luận án cung cấp các giải pháp hướng đến hai đối tượng: (1) Các cơ quan công quyền của nhà nước; và (2) Các tác nhân trong chuỗi cung ứng lúa gạo TN vùng ĐBSCL nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo, đáp ứng yêu cầu thị trường và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu trong tương lai.

Luận án là nguồn thông tin đáng tin cậy cho các nhà hoạch định chính sách nông nghiệp của Trung ương, các tỉnh và thành phố dùng để tham khảo trong quá trình xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy trình quản lý chất lượng nông sản nói chung và lúa gạo TN nói riêng theo chuỗi cung ứng.

Các hướng nghiên cứu tiếp theo

Do giới hạn về thời gian và nguồn lực trong nghiên cứu, luận án còn tồn tại những hạn chế nhất định. Vì thế, một vài hướng nghiên cứu tiếp theo được gợi ý dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án như sau:

  • Nghiên cứu về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu gạo TN trong liên kết với nhà máy xay xát/công ty nhằm gây dựng lại ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng trong nước, kết hợp các hoạt động xúc tiến thương mại để tạo cơ hội xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ gạo chất lượng cao.
  • Nghiên cứu hoạt động quy hoạch phục vụ sản xuất và quản lý chất lượng lúa gạo TN như một sảm phẩm gạo hữu cơ được sản xuất trong quy trình khép kín, có khả năng truy xuất nguồn gốc nhằm phục vụ cho phân khúc thị trường cao cấp.
  • Nghiên cứu về đổi mới công nghệ sấy, công nghệ chế biến để giúp nâng cao chất lượng gạo TN, giảm thời gian rỗi theo chuỗi cung ứng.
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến hoạt động đảm bảo chất lượng lúa gạo TN trong toàn chuỗi cung ứng.
  1. Summary of thesis content

Tai Nguyen rice is grown in five provinces in the Mekong Delta (MD) including Long An, Soc Trang, Bac Lieu, Ca Mau and Tra Vinh. Through an overview of the situation and the reality of the TN rice supply chain in the MD, in order to improve the quality of TN rice in the supply chain, the main contents were studied: (i) Analysis of the quality change of TN rice in the MD through qualitative and quantitative research results; (ii) Analysis of factors affecting on the quality of TN rice in stages of production, preservation, processing and consumption; (iii) Analyze the influence of quality management factors on the quality of TN rice in the production, processing and consumption stages; (iv) Analysis of state management factors affecting on the quality of TN rice in the MD; and (v) Management the quality of TN rice upon the MD supply chain.

 

  1. New results of the thesis:

Through literature review, there are many studies related to quality management or supply chain management. However, little research has been conducted in a combination of Quality Management with Supply Chain. More specifically, the literature on the quality management of agricultural products in general and rice in particular upon supply chains is very limited. Therefore, this is one of the works that combine quality management with the supply chain.

  1. Practical applications/applicability, issues for further study:

The practical significance of the thesis

The thesis provides a method of quality control of TN rice in the supply chain according to the general approach of relevant theories, each agent in the supply chain can be referred to build up the quality management process of rice in each stage in particular and in the whole supply chain in general.

The thesis provides solutions aimed at two subjects: (1) Public authorities of the government; and (2) Agents in the supply chain of TN rice in the Mekong Delta to improve the quality of rice, meet market requirements and enhance competitiveness in domestic and export markets in the future.

The thesis is a reliable source of referential information for agricultural policymakers of the state Center, provinces and cities in the process of developing standards, quality control processes of agricultural products in general and TN rice in particular according to the supply chain.

The follow-up research directions

Due to limited time and resources in research, the thesis remains certain limitations. Therefore, based on the research results of the thesis, some research directions are suggested as follows:

(1) Research on policies to support the development and development of TN rice brand in association with mills/companies to rebuild a good impression among domestic consumers, combining with trade-promoting activities to create opportunities for export to consumption markets of high-quality rice.

(2) Study on planning activities for production and quality control of TN rice as an organic rice product in a closed and traceable process to serve the high-end market segment.

(3) Research on the innovation of drying technology and processing technology to help improve the quality of TN rice and reduce spare time in the supply chain.

(4) Study on the influence of the State's support policies on activities of the TN rice quality assurance in the whole supply chain.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19544679
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
10219
60618
319439
19544679
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x