Tên đề tài: “Chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ ”.
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện, Khóa: 2014
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý
Người hướng dẫn chính: GS.TS. Hồ Đức Hùng - Trường Đại học Kinh tế TP HCM
Người hướng dẫn phụ: TS. Võ Hùng Dũng - VCCI Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ với vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn rất cần thiết thực hiện marketing địa phương. Đề tài được thực hiện với mục tiêu đề xuất chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ. Để đạt được mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài bắt đầu từ phân tích môi trường bên trong và bên ngoài địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu phát triển du lịch làm cơ sở xây dựng chiến lược marketing địa phương và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược marketing địa phương.
Phân tích môi trường bên trong địa phương, bao gồm: hệ thống cơ sở vật chất - hạ tầng phục vụ du lịch, tài nguyên du lịch, nguồn lực về lao động, đầu tư phát triển du lịch, quản lý nhà nước về du lịch và hoạt động marketing địa phương. Kết quả phân tích cho thấy, ngành du lịch thành phố Cần Thơ ở vị trí trên trung bình về nội bộ.
Phân tích môi trường bên ngoài địa phương, bao gồm: chính phủ và chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, tự nhiên, công nghệ - kỹ thuật; phân tích, so sánh với một số địa phương khác trong lĩnh vực du lịch, phân tích đặc điểm và nhu cầu của thị trường du lịch. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, khả năng phản ứng của ngành du lịch thành phố Cần Thơ ở mức trên trung bình đối với môi trường bên ngoài.
Trên cơ sở kết quả phân tích môi trường bên trong và bên ngoài địa phương cùng với tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu phát triển du lịch đã thiết lập. Đề tài sử dụng công cụ ma trận điểm mạnh - điểm yếu và cơ hội - nguy cơ (SWOT) để hình thành các chiến lược khả thi có thể lựa chọn. Sau đó, sử dụng công cụ ma trận định lượng hoạch định chiến lược (QSPM) để lựa chọn chiến lược ưu tiên thực hiện. Kết quả, đề tài đã xác định được bốn chiến lược mà ngành du lịch thành phố Cần Thơ nên ưu tiên thực hiện, đó là: chiến lược marketing địa phương, thâm nhập thị trường, khác biệt hóa kết hợp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, chiến lược marketing địa phương đóng vai trò chủ đạo, bao gồm: (i) Chiến lược marketing địa phương chủ yếu, với việc phối hợp các thành phần: sản phẩm du lịch, giá cả, phân phối, xúc tiến du lịch, nguồn nhân lực du lịch, quy trình cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư địa phương; (ii) Chiến lược marketing địa phương hỗ trợ, theo đó phối hợp thực hiện chiến lược marketing hình tượng địa phương, marketing đặc trưng địa phương, marketing cơ sở hạ tầng địa phương và marketing con người của địa phương. Để thực hiện thành công chiến lược marketing địa phương, đề tài cũng đã đề xuất tổ chức thực hiện, chương trình hành động và các giải pháp thực hiện.
Luận án đã đóng góp về mặt khoa học xây dựng được hệ thống thang đo phù hợp gồm 10 thành phần marketing địa phương: sản phẩm du lịch, giá cả, phân phối, xúc tiến du lịch, nguồn nhân lực du lịch, quy trình cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư địa phương và năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch, để đo lường ảnh hưởng của các thành phần marketing địa phương đến phát triển du lịch.
Về thực tiễn, luận án mở rộng sử dụng 10Ps, kết hợp 7Ps marketing dịch vụ của Booms and Bitner (1981): Product - Sản phẩm, Price - Giá cả, Place - Phân phối, Promotion - Xúc tiến, People - Con người, Process - Quy trình, Physical evidence - Điều kiện vật chất và 3Ps chủ thể thực hiện marketing địa phương của Kotler et al. (2002): Power - Chính quyền, Public - Người dân, Prosperous area - Doanh nghiệp, để phân tích thực trạng thực hiện marketing địa phương của du lịch thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, luận án phối hợp sử dụng cả 10Ps và 04 công cụ chiến lược marketing địa phương (marketing hình ảnh địa phương, marketing đặc trưng địa phương, marketing cơ sở hạ tầng địa phương và marketing con người của địa phương) để đề xuất chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng 10Ps để đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược marketing địa phương.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho các cấp lãnh đạo trong việc quy hoạch, tổ chức, quản lý và khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của thành phố Cần Thơ. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố có thể tham khảo làm cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương
Từ những kết quả đạt được trong luận án, một số vấn đề cần tiếp tục thực hiện trong tương lai, đó là: (i) Nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm các thành phần marketing địa phương để đánh giá toàn diện hơn ảnh hưởng của các thành phần marketing địa phương đến phát triển du lịch và vận dụng cho địa phương khác; (ii) Nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện kiểm định cho cả các thành phần của ma trận bên trong và ma trận bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển du lịch; (iii) Nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu về chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch của vùng hoặc quốc gia.
Can Tho city has great potentials for tourism development thanks to its position as an economic, cultural and financial center of the Mekong Delta. It is essential for this city to implement local marketing to make tourism a spearhead economic sector for the local economy. The thesis was conducted to seek out local marketing strategies to enhance tourism development in Can Tho City. To achieve the research objectives, the set out to analyze the internal and external environment, identify the vision, mission and goals of the local marketing strategic planning and propose recommendations and solutions for implementation.
The analysis was focused on the internal environment factors regarding tourism facilities and infrastructure systems, tourism resources, labor resources, investment of tourism development, state management of tourism and local marketing activities. The results revealed tourism sectors were above average in an internal position.
The external environment factor analysis was investigated consisting of governmental and political, economic, social, natural, technological and technical factors in comparison with other local tourism sectors, the analysis of characteristics and needs of the tourism market. The analytical results of the local external environment prove that reaction ability of Can Tho’s tourism sectors was above average level compared with the external environment.
The results indicated the relationship between the local internal and external environment and the vision, mission and goals of Can Tho City’s tourism was established. The matrix of Strengths and Weaknesses, Opportunities and Threats (SWOT) was analyzed to formulate feasible strategies and the Quantitative Strategy Planning Matrix was applied to select appropriate strategies for implementation. The study identified four strategies which should be given priority to implement, for instance, local marketing strategy, market penetration, differentiation in conjunction with tourism product diversification and tourism human resources development. Specifically, the local marketing strategy plays a critical role: (i) the main local marketing strategy in coordination with tourism components, for example, tourism products, prices, place, tourism promotion, tourism human resources, service procedures, tourism facilities and infrastructure, local governments, tourism enterprises, local residential communities; (ii) the supporting local marketing strategy in concerning local tourism images, local distinguishing feature, local tourism infrastructure facility and local people. To succeed in applying the local marketing strategies, organization of strategy implementation, action plan and solutions were recommended.
The thesis has contributed scientifically to building an appropriate scale system of 10 local marketing components which includes tourism products, price, place, tourism promotion, tourism human resources, service process, tourism facilities - infrastructure, power, public, and marketing capacity of travel enterprises, to measure the impact of local marketing components on tourism development.
In practice, the thesis expands to use 10Ps, combined the 7Ps of service marketing by Booms and Bitner (1981) - Product, Price, Place, Promotion, People, Process, Physical evidence with the 3Ps as local marketing subjects by Kotler et al. (2002) - Power, Public, Prosperous area, to analyze the current status of local marketing practices in Can Tho city tourism. In addition, both 10Ps and 4 local marketing strategy tools (local image marketing, local outstanding feature marketing, local infrastructure marketing, and local people marketing) are combined to propose local marketing strategies to promote tourism development in Can Tho city. Furthermore, 10Ps are also utilized to recommend solutions to implement local marketing strategies.
The research results generated from the thesis will serve as the basis for leaders at all levels in planning, organizing, managing and effectively exploiting the tourism potentials of Can Tho city. At the same time, organizations and individuals engaged in tourism business in the city can refer to them as a basis for business orientation, contributing to promoting tourism development in this city.
The results obtained in the thesis leads to the fact that further work may need to be carried out in the future, namely (i) Further research can expand the local marketing components to do a more comprehensive assessment of the impact that local marketing components have had on tourism development, which can be applied to other localities; (ii) Further research needs to test both the components of the internal matrix and those of external matrix affecting tourism development; (iii) Further research may expand the scope of research on local marketing strategies to promote regional or national tourism development.