Tên đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tác giả: Trương Khánh Vĩnh Xuyên, Khóa: 2016

Ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Phan Anh Tú - Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn 2: PGS.TS. Huỳnh Quang Linh - Trường Đại học Trà Vinh

 

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, Việt Nam hầu như có lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo nhưng lợi thế cạnh tranh ngành càng giảm do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Do đó, việc đề xuất các giải pháp cải thiện lợi thế cạnh tranh phù hợp theo đó cũng gặp không ít những trở ngại do thiếu căn cứ khoa học để xác định và phân định rõ đâu là các nhân tố tạo lập lợi thế cạnh tranh và đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh mặc dù thành tựu ghi nhận được từ các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ các nghiên cứu trước là công phu. Do vậy, việc xác định đâu là các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là cần thiết và cũng là mục tiêu nghiên cứu chính của luận án.

Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả nghiên cứu bằng phương pháp cấu trúc tuyến tính bằng cách tiếp cận bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) với 8 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó biến lợi thế cạnh tranh được tạo bởi 3 biến bậc 1 đó là chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung.  Kết quả phân tích sau kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định độ hội tụ và chất lượng biến quan sát, phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy 8 nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều với lợi thế cạnh tranh đó là: chất lượng nguồn nhân lực, hành vi nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, cấu trúc công nghệ thông tin, khả năng phát triển sản phẩm mới, khả năng xây dựng mối quan hệ nhà cung cấp, khả năng xây dựng mối quan hệ khách hàng và quản trị rủi ro với mức ý nghĩa từ 1% đến 10%. Trong đó, nhân tố cấu trúc công nghệ thông tin và khả năng xây dựng mối quan hệ nhà cung cấp có hệ số đường dẫn chuẩn hóa cao nhất, nghĩa là tác động nhiều nhất đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Phân tích 8 nhân tố ảnh hưởng đến các biến bậc 1 cho thấy, chiến lược dẫn đầu chi phí sẽ chịu tác động nhiều bởi nhân tố khả năng xây dựng mối quan hệ nhà cung cấp và nhân tố chất lượng nhân lực. Đối với chiến lược khác biệt hóa, kết quả nghiên cứu trên cho thấy nhân tố cần tập trung phát triển hơn đó là cấu trúc công nghệ thông tin. Trong khi đó, chiến lược tập trung được ảnh hưởng bởi nhân tố hệ thống thông tin và khả năng phát triển sản phẩm mới.

  1. Những đóng góp mới của luận án

(1) Luận án có ý nghĩa thực tiễn là đóng góp vào nguồn nghiên cứu thực nghiệm về lợi thế cạnh tranh bền vững ở lĩnh vực xuất khẩu gạo tại Việt Nam.

(2) Bên cạnh đó, luận án làm rõ khái niệm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa theo khái niệm các chiến lược cạnh tranh tổng quát của Porter. Với phương pháp đo lường lợi thế cạnh tranh tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp với 03 chiến lược cạnh tranh khác nhau được áp dụng như chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa, và chiến lược tập trung. Đây cũng là tính mới trong kết quả nghiên cứu của luận án.

(3) Luận án sử dụng phương pháp ước lượng cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM), tác giả đã tìm thấy bằng chứng cho thấy 02 nhân tố có tác động lớn nhất đến lợi thế cạnh tranh đó là nhân tố cấu trúc công nghệ thông tinkhả năng xây dựng mối quan hệ nhà cung cấp. Ngoài ra, một nhân tố mới được khám phá trong mô hình là quản trị rủi ro cũng có ý nghĩa và tác động thuận chiều đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

(4) Luận án đóng góp và đề xuất các hàm ý quản trị giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

(5) Luận án còn cập nhật nhiều chính sách mới nhất có liên quan đến ngành sản xuất lúa gạo tại khu vực ĐBSCL, có ý nghĩa thực tiễn cao, phù hợp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói riêng.

  1. Các ứng dụng trong thực tiễn và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu khẳng định lợi thế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL nói riêng. Các nhân tố tạo lập lợi thế cạnh tranh và các nguồn lực của doanh nghiệp có tiêu chí đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững bao gồm các nhân tố tài sản vô hình và các hoạt động chính trong mối quan hệ, liên kết của doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành kinh doanh xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp điển hình trong khu vực, tác giả có thể rút ra các kết luận và đề xuất các hàm ý quản trị giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Ngoài ra, luận án còn cập nhật nhiều chính sách mới nhất có liên quan đến ngành sản xuất lúa gạo tại khu vực ĐBSCL, có ý nghĩa thực tiễn cao, phù hợp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do tác giả không nghiên cứu sâu về chính sách nên luận án chưa đủ cơ sở để phân tích và đưa ra hàm ý chính sách cho phát triển ngành gạo cũng như chính sách dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong bối cảnh cạnh tranh hiện đại. Nghiên cứu các chính sách ngoại thương và cam kết của chính phủ trong bối cảnh hội nhập cũng là một ý tưởng mới có thể phát triển thêm theo chủ đề này.

Title: Research on determinants and factors affecting the competitive advantages of Rice Exporters in the Mekong Delta

Major: Business Administration                                                         Code: 62340102

Name of PhD candidate: TRUONG KHANH VINH XUYEN         Course: 2016

Supervisor 1: Asso. Prof. Dr. Phan Anh Tu

Supervisor 2: Asso. Prof. Dr. Huynh Quang Linh

Educational facilities: Can Tho University

 

  1. Summary of the dissertation

In the context of an increasingly integrated economy with the world, Vietnam has almost a comparative advantage in rice exports. Still, the industry's competitive advantage is reduced for objective and subjective reasons. Therefore, the proposal of appropriate solutions to improve competitive advantage encounters many obstacles due to the need for a more scientific basis to identify and identify the factors that create competitive advantage. And what factors affect competitive advantage, although the achievements obtained from theories and empirical research results from previous studies are elaborate. Determining the factors that create and affect the competitive advantage to improve the competitive advantage in rice export of enterprises in the Mekong Delta is necessary and also the goal of this research—the main study of the dissertation.

The results of studying factors affecting the competitive advantage of enterprises, the authors study by linear structure method by approaching the smallest square of each part (PLS-SEM) with 8 independent factors affecting the competitive advantage of the enterprise. The competitive advantage variable is measured by three first-order variables: cost-leading strategy, differentiation strategy, and focus strategy.  The results of analysis after scale reliability testing, EFA discovery factor analysis, convergence verification and quality of observed variables, and linear structure analysis show that 8 factors have the same influence on competitive advantages: quality of human resources,  human resource behavior, information systems, information technology structure, ability to develop new products, ability to build supplier relationships, ability to build customer relationships, and risk management with a meaningful level of 1% to 10%. In particular, the structural factor of information technology and the ability to build supplier relationships has the highest standardized path coefficient, which means the most impact on the business's competitive advantage. Analysis of 8 factors affecting tier 1 variables shows that cost leadership strategy will be heavily influenced by the ability to build supplier relationships and human resource quality factor. For differentiation strategies, the above research results show that the factor that needs to be focused on development is the IT structure. Meanwhile, the focus strategy is influenced by information system factors and the ability to develop new products with a normalization factor.

  1. Contributions of the dissertation

(1) The thesis has practical significance in contributing to empirical research on sustainable competitive advantages in Vietnam's rice import and export field.

(2) In addition, the thesis clarifies the concept of competitive advantage of the enterprise based on Porter's concept of general competitive strategies. The method of measuring competitive advantages is approached from the perspective of businesses with 03 different competitive strategies, such as cost-leading, differentiation, and focus. This is also the novelty in the research results of the thesis.

(3) Using the method of estimating the least squared linear structure (PLS-SEM), the author found evidence that 02 factors have the greatest impact on competitive advantage:  information technology structural factors and the ability to build supplier relationships. In addition, a new factor explored in the model is that risk management is also meaningful and positively impacts the business's competitive advantage.

(4) The thesis contributes and proposes management implications to enhance competitive advantages for rice exporters.

(5) The thesis also updates many of the latest policies related to rice production in the Mekong River Delta, which has high practical significance, suitable for Vietnam's international economic integration in general and sustainable development of agriculture in particular.

  1. Applications/Applicabilities in practice and future research directions

The research results confirm the general advantages of rice export in Vietnam and rice export enterprises in the Mekong Delta in particular. Factors that create competitive advantage and resources of businesses with criteria for achieving sustainable competitive advantage include intangible assets and key activities in business relationships and connections. The author can conclude and propose functions from the in-depth interview analysis of experts with many years of experience working in the rice export business at typical regional enterprises. Management ideas help improve competitive advantages for rice exporting enterprises.

In addition, the thesis also updates many of the latest policies related to the rice production industry in the Mekong Delta region, which have high practical significance and are suitable in the context of Vietnam's international economic integration in general. And sustainable development of the agricultural sector in particular. However, because the author did not research policy in depth, the thesis needs more basis to analyze and provide policy implications for developing the rice industry and policies for rice export enterprises in modern competition. Researching foreign trade policies and government commitments in the context of integration is also a new idea that can be further developed.

 

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

17339416
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
4782
21796
372862
17339416
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x