Tên đề tài: “Nghiên cứu tác động của năng lực nghề nghiệp đến kết quả công việc của nhân viên lĩnh vực khách sạn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả: Võ Hồng Phượng, Khóa: 2016

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Huỳnh Trường Huy - Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Huỳnh Phước - BQL các KCN Hậu Giang

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án được thực hiện nhằm nghiên cứu sự tác động của năng lực nghề nghiệp đến kết quả công việc của nhân viên khách sạn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu áp dụng mô hình khung năng lực gồm ba nhân tố Kiến thức, Thái độ, Kỹ năng và xem xét tác động của các nhân tố trên đối với kết quả công việc theo nhiệm vụ, kết quả công việc theo ngữ cảnh, và kết quả công việc tổng thể. Dữ liệu được thu thập từ 323 nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực khách sạn vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp quả cầu tuyết (snowball), sau đó sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS và SMART-PLS. Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, tính hội tụ và tính phân biệt, kết quả cho thấy mô hình khung năng lực gồm 3 nhân tố Kiến thức, Thái độ, và Kỹ năng (kỹ năng cứng và kỹ năng mềm) có tác động thuận chiều đối với kết quả công việc theo nhiệm vụ, kết quả công việc theo ngữ cảnh, và kết quả công việc tổng thể. Phân tích cấu trúc đa nhóm cũng được sử dụng để kiểm định các tác động khác biệt của các thông tin nhân khẩu học trong mô hình nghiên cứu.

Luận án đã cung cấp được bằng chứng thực nghiệm rằng khung năng lực nghề nghiệp gồm 3 nhân tố Kiến thức, Thái độ, và Kỹ năng (Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm) có tác động thuận chiều đối với kết quả công việc theo nhiệm vụ, kết quả công việc theo ngữ cảnh, và kết quả công việc tổng thể của nhân viên lĩnh vực khách sạn ở bối cảnh ĐBSCL giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng kiến thức, thái độ và kỹ năng của nhân viên trong lĩnh vực khách sạn ở Đồng bằng sông Cửu Long đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ của họ. Nghiên cứu cho thấy nền tảng kiến thức của nhân viên và thái độ tích cực của họ đối với công việc góp phần đáng kể vào khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả. Các kỹ năng mà một nhân viên sở hữu cũng có tác động đáng kể đến kết quả công việc tổng thể của cá nhân.

 

 

  1. Những đóng góp mới của luận án

Nghiên cứu này cũng đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng có sự khác biệt giữa kết quả công việc theo nhiệm vụ và kết quả công việc theo ngữ cảnh dựa trên lý thuyết của Borman và Motowidlo (1993), cũng như sự tác động của nó đến kết quả công việc tổng thể của cá nhân là tách biệt độc lập trong lĩnh vực khách sạn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời kết quả nghiên cứu chỉ ra được các nhân viên có năng lực nghề nghiệp tốt hơn sẽ có kết quả công việc theo nhiệm vụ cao hơn so với kết quả công việc theo ngữ cảnh.

Ngoài ra, một số biến nhân khẩu học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả công việc của nhân viên, bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập.

  1. Các ứng dụng trong thực tiễn và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Nghiên cứu cũng có một vài điểm hạn chế cần lưu ý như cỡ mẫu nghiên cứu dù vẫn đáp ứng được cho quá trình xử lý số liệu nhưng tính đại diện còn chưa cao. Ngoài ra, kỳ vọng ban đầu đo lường tác động của năng lực nghề nghiệp đến kết quả công việc của cá nhân và nhóm, nhưng chưa đủ cơ sở kết luận trong mẫu nghiên cứu này, do đó các nghiên cứu tiếp theo có thể chú ý hơn đến kết quả công việc của nhóm. Cuối cùng, vẫn còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên trong lĩnh vực khách sạn, tuy nhiên do nguồn lực hạn chế, nghiên cứu này chỉ tập trung vào mô hình khung năng lực nên các nghiên cứu tiếp theo có thể đi sâu hơn vào các nhân tố khác để đề tài đa dạng hơn.

 

 

Title: “Studying impacts of career competency on the employess’s job performance in the hotel sector in the Mekong Delta, Vietnam”

Major: Business Administration                                                Code: 62340102

Ph.D. candidate: VO HONG PHUONG                                   Course: 2016

Supervisor 1: Assoc.Prof.Dr. Huynh Truong Huy

Supervisor 2: Dr. Nguyen Huynh Phuoc

Educational facilities: Can Tho University

 

  1. Summary of the dissertation

This thesis was performed to provide an assessment of impacts of the career competence and job performance for employees in the hospitality sector in the Mekong River Delta region of Viet Nam. With the light of the theory of professional competency framework, being represented by three integral factors: knowledge, attitude, and skills (both hard and soft), this study meticulously examines the impacts of these factors on various facets of job performance – encompassing task-specific performance, contextual job performance, and overall job performance. The snowball approach was used to collect data from 323 employees working at selected hotels in the Mekong Delta region. The findings of assessing the scale's reliability, convergence, and discriminant demonstrate that the competency framework model incorporates three factors: knowledge, attitude, and skills (hard and soft skills). It has a positive impact on task performance, contextual job performance, and overall job performance. Multigroup structural analysis was also used in the study model to investigate the differential effects of demographic information.

The thesis provides empirical evidence that the occupational competency framework, which consists of three factors: knowledge, attitude, and skills (hard and soft skills), has a positive impact on job performance according to tasks, contextual job performance, and overall job performance of hotel staff in the context of the Mekong Delta from 2019 to 2022. According to research findings, the knowledge, attitudes, and abilities of employees in the Mekong Delta's hospitality sector have a vital influence on the performance of their jobs. According to research, employees' knowledge base and positive attitudes toward work contribute greatly to their capacity to fulfill their jobs effectively. Employee skills have a substantial impact on an individual's total job success.

  1. Contributions of the dissertation

Based on the theory of Borman and Motowidlo (1993), this study also provided empirical evidence that there is a difference between task performance and contextual performance, as well as the impact of that difference on the individual's overall work as an independent in the Mekong Delta hospitality sector. At the same time, the research findings reveal that employees with greater levels of career competence perform better in task-based performance than in contextual performance.

Additionally, a number of demographic characteristics, such as gender, age, education level, and income, have a vital impact on boosting employee job performance. However, there are several drawbacks to the study to be aware of, such as the sample size, which is adequate for data processing but not typical.

  1. Applications/Applicabilities in practice and future research directions

Furthermore, early expectations assess the impact of occupational competence on individual and group job performance, but there is insufficient conclusive evidence in this sample, so future research may focus on giving more weight to overall group performance. Finally, many other elements influence the job performance of hotel personnel; however, due to limited resources, this study solely focuses on the competency framework model; therefore, additional research should be conducted. Followers can delve deeper into other factors to broaden the scope of the discussion.

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15751104
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
3205
27069
299448
15751104
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x