Tên đề tài: “Ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long”.

Tác giả: Cao Văn Hơn, Khóa: 2017

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng; Mã số: 62340201; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Khương Ninh - Trường Đại học Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Nghiên cứu nhằm ước lượng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long thông qua hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 1.017 nông hộ trồng lúa trong năm 2015 và 1.065 nông hộ trồng lúa trong năm 2018 từ chín tỉnh/thành (đó là, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long). Để đạt mục tiêu đề ra, luận án sử dụng phương pháp điểm xu hướng (PSM – Propensity score matching) ước lượng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ. Theo phương pháp này, trước tiên luận án sử dụng hồi quy Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ. Sau đó, phương pháp so sánh hạt nhân được thực hiện để so sánh nông hộ bị hạn chế tín dụng với nông hộ không bị hạn chế tín dụng trên hai phương diện phân bổ lượng vốn cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa. Ngoài ra, luận án còn chia nông hộ bị hạn chế tín dụng thành nhiều nhóm với mức hạn chế tín dụng giảm dần để xem xét ảnh hưởng phi tuyến của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các hàm ý chính sách giúp nông hộ giảm hạn chế tín dụng và sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lúa cho nông hộ.

  1. Những kết quả mới của luận án

Kết quả ước lượng hồi quy Probit cho thấy, có năm yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ ở năm 2015. Cụ thể là diện tích đất của nông hộ, thu nhập bình quân của nông hộ, học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ và khoảng cách từ hộ đến tổ chức tín dụng gần nhất. Bốn yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ ở năm 2018 là diện tích đất của nông hộ, thu nhập bình quân của nông hộ, học vấn của chủ hộ và khoảng cách từ hộ đến tổ chức tín dụng gần nhất. Kết quả ước lượng cho hai thời điểm nêu trên là khá đồng nhất.

 

Kết quả ước lượng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào của nông hộ ở ĐBSCL ở năm 2015 và 2018 cho thấy, hạn chế tín dụng ảnh hưởng đến lượng vốn phân bổ cho phân bón và lao động thuê. Nông hộ bị hạn chế tín dụng giảm lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào phân bón và lao động thuê so với nông hộ không bị hạn chế tín dụng. Ngoài ra, khi xem xét mức độ ảnh hưởng khác nhau của hạn chế tín dụng, kết quả cho thấy các cặp so sánh đều có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là khi giảm hạn chế tín dụng, nông hộ tăng lượng vốn phân bổ cho phân bón và lao động thuê trong khi lượng vốn phân bổ cho giống và thuốc bảo vệ thực vật thì không.

Kết quả ước lượng ảnh hưởng hạn chế tín dụng đến năng suất lúa của nông hộ ở ĐBSCL vào hai thời điểm 2015 và 2018 cho thấy, nông hộ bị hạn chế tín dụng có năng suất lúa giảm 100 kg/1.000m2 ở năm 2015 và 84 kg/1.000m2 ở năm 2018 so với nông hộ không bị hạn chế tín dụng. Bên cạnh đó, khi xem xét mức độ ảnh hưởng khác nhau của hạn chế tín dụng, kết quả cho thấy các cặp so sánh đều có ý nghĩa thống kê, nghĩa là khi nông hộ giảm hạn chế tín dụng năng xuất lúa tăng và mức tăng năng suất cao nhất được tìm thấy ở cặp so sánh (nhóm 4) so với (nhóm 3) ở năm 2015 là 110 kg/1.000m2 và cặp so sánh  (nhóm 2) so với (nhóm 1) ở năm 2018 là  93 kg/1.000m2.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học có giá trị thực tiễn giúp nhà khoa học và các nhà lập chính sách tham khảo để hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.

Ngoài ra, tính phi tuyến trong ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và đến năng suất lúa của nông hộ ở ĐBSCL cũng là một đóng góp mới có giá trị khoa học cao để các nhà khoa học cũng như các nhà lập chính sách sử dụng để hướng dẫn nông hộ sử dụng lượng đầu vào tối ưu nhằm nâng cao năng suất và thu nhập, đồng thời bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường tự nhiên.

Title: “Impacts of credit rationing on the amount of capital allocated to inputs and on rice yield of farmers in the Mekong River Delta”

Major: Finance – Banking                                                  Code: 62340201

PhD. Candidate: Cao Văn Hơn

Supervisors: Assoc. Prof. Lê Khương Ninh

Educational Unit: CanTho University

  1. Summary of dissertation content

The dissertation aims to estimate the impacts of credit rationing on the amount of capital allocated to inputs and on the rice yield of farmers in the Mekong River Delta. It uses a primary dataset collected from 1,017 rice farmers in 2015 and 1,065 rice farmers in 2018 out of nine provinces/cities, namely An Giang, Bac Lieu, Ca Mau, Can Tho, Hau Giang, Kien Giang, Soc Trang, Tra Vinh, and Vinh Long. The dissertation uses the Propensity Score Matching method (PSM) to estimate the effects of credit rationing on the amount of capital allocated to inputs and on the rice yield of farmers. According to this method, the first step is to use the Probit regression to determine the factors affecting credit rationing for the farmers. In the second step, the comparing method is used to examine the difference in the degree of credit rationing between credit-rationed farmers and non-credit rationed ones regarding capital allocated to inputs and rice yields. In addition, the dissertation divides credit-rationed farmers into several groups with decreasing credit rationing levels to examine the nonlinear effects of credit rationing on the amount of capital allocated to inputs and the rice yield. Based on the estimated results and the reality of rice farmers in the Mekong river delta, the dissertation proposes solutions to help utilize inputs, improve the efficiency of agricultural production activities, and enhance the income of rice farmers in the Mekong River Delta.

  1. New findings of dissertation

Probit regression estimation results show that there are five factors affecting credit rationing to farmers in 2015. Specifically, they are land area, average income, level of education of household head, gender of household head, and distance to the nearest credit institution. In 2018, there are four factors affecting credit rationing to farmers, namely land area, average income, level of education of households head, and distance to the nearest credit institution. The estimation results of these two periods are relatively consistent.

Estimated results on the effects of credit rationing on the amount of capital allocated to inputs in rice production of farmers in the Mekong River Delta in 2015 and 2018 show that credit rationing impacted the amount of capital allocated to fertilizer and hired labor. The amount of capital allocated to fertilizer and hired labor of Credit-rationed farmers was decreased compared to that of non-credit-rationed farmers in 2015 and in 2018. In addition, when considering the effects of various degrees of credit rationing, all comparison pairs’ results are statistically significant for fertilizer and hired labor. This means that the amount of capital allocated to fertilizers and hired labor increased while that seeds and pesticides remained unchanged.

Estimated results on the effects of credit rationing on rice yield of farmers in the Mekong River Delta in 2015 and 2018 show that credit rationing impacted rice yield: rice yield of credit-rationed farmers decreases by 100kg/1,000m2 in 2015 and 84kg/1,000m2 in 2018 compared to noncredit-rationed farmers. In addition, when considering the effects of various degrees of credit rationing, all comparison pairs’ results are statistically significant. The highest levels of yields variation are found between group 4 and group 3 in 2015-110 kg/1,000m2, and between group 2 and group 1 in 2018-93 kg/1,000m2.

  1. 3. Applications/Applicabilities in practice and issues need to be further studied

The research results are a scientific basis with practical value to help scientists and policymakers refer to making policies for sustainable agricultural and rural development.

In addition, the nonlinearity in the impacts of credit rationing on the amount of capital allocated to inputs and rice yield of farmers in the Mekong Delta is also a new contribution that guides farmers on how to use inputs to improve productivity and income.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19609362
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
17361
125301
384122
19609362
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x