Tên đề tài: “Ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam”
Tác giả:Nguyễn Lê Hoa Tuyết, Khóa: 2018
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 9340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Khương Ninh - Trường Đại học Cần Thơ
Luận án ước lượng ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh (gồm cả ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng điều tiết) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam qua bộ dữ liệu bảng 352 doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2015-2019 (với 1.760 quan sát) bằng phương pháp hồi quy GMM hệ thống hai bước. Trong đó, hiệu quả hoạt động được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS). Mức độ cạnh tranh được đo lường bằng chỉ số Boone. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ phi tuyến dạng chữ U ngược giữa mức độ cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, cạnh tranh gia tăng sẽ tạo ra áp lực buộc doanh nghiệp tìm cách giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng đầu ra và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm. Mức độ cạnh tranh trên thị trường gia tăng còn giúp giảm thiểu xung đột nội bộ, tạo động lực cho nhà quản trị làm việc chăm chỉ, cẩn trọng hơn. Tuy nhiên, khi mức độ cạnh tranh cao vượt ngưỡng tối ưu thì hiệu quả hoạt động sẽ suy giảm do lúc này cạnh tranh trên thị trường đã trở nên gay gắt. Dưới áp lực cạnh tranh quá cao, quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng trở nên kém bền vững và có thể dẫn đến những cuộc chiến giá cả khốc liệt gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động sẽ trầm trọng hơn khi mức độ cạnh tranh gia tăng. Khách hàng thường nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có đòn bẩy cao khiến chi phí để giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới của các doanh nghiệp này lớn hơn khi hoạt động ở những thị trường cạnh tranh cao độ. Mức độ cạnh tranh cao hơn cũng tạo ra môi trường kinh doanh rủi ro hơn, khiến các khoản nợ trở nên đắt đỏ hơn. Dưới áp lực cạnh tranh cao, doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thường hạn chế đầu tư do lo sợ vỡ nợ, dẫn đến đầu tư dưới mức tối ưu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động ở năm t-1 và tăng trưởng GDP của Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động trong khi hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại có tác động tiêu cực. Ngoài ra, các doanh nghiệp dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để đề xuất hàm ý quản trị giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp thông qua điều tiết mức độ cạnh tranh trên thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, luận án đóng góp vào nguồn tài liệu hiện có một bằng chứng thực nghiệm làm sáng tỏ ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam; qua đó, kiểm chứng được các lý thuyết nền có liên quan dưới bối cảnh của một nền kinh tế chuyển đổi.
Thứ hai, bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp, luận án còn kiểm tra ảnh hưởng điều tiết của mức độ cạnh tranh lên mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam do thực tế hiện vẫn thiếu các bằng chứng thực nghiệm kiểm tra tác động điều tiết này tại thị trường Việt Nam.
Thứ ba, luận án giải quyết khoảng trống nghiên cứu tại Việt Nam khi thực hiện nghiên cứu doanh nghiệp phi tài chính; bởi số ít các bằng chứng thực nghiệm hiện có về mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh và hiệu quả hoạt động đều tập trung ở lĩnh vực ngân hàng. Trong khi đó, thị trường tài chính có đặc điểm khác biệt so với thị trường hàng hóa thông thường nên khó có thể suy rộng kết quả từ các nghiên cứu trước.
Thứ tư, luận án ước lượng mức độ cạnh tranh phân theo lĩnh vực kinh tế (gồm sản xuất, thương mại và dịch vụ). Vì mỗi lĩnh vực đều có những đặc thù riêng và tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp hoạt động trong chính lĩnh vực đó nên việc ước lượng phân theo lĩnh vực kinh tế giúp đề xuất được các hàm ý quản trị có tính thực tiễn cao hơn.
Thứ năm, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu về sau trong việc lựa chọn chỉ số đo lường mức độ cạnh tranh khi nghiên cứu tại Việt Nam hoặc những nền kinh tế chuyển đổi tương tự. Thông qua so sánh nhiều chỉ số cạnh tranh khác nhau, luận án chỉ ra thước đo phù hợp nhất với bối cảnh nghiên cứu tại nền kinh tế chuyển đổi.
Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị ứng dụng thực tiễn cho doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan, tổ chức quản lý về cạnh tranh thị trường và nhà nghiên cứu. Trong đó, những hàm ý quản trị liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh, tối ưu hóa việc sử dụng tài sản cố định và đòn bẩy tài chính, xây dựng kế hoạch tăng trưởng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng tối ưu các nguồn lực của mình để ứng phó cạnh tranh tốt hơn; qua đó, hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn có giá trị tham khảo cao đối với các cơ quan hữu quan quản lý về cạnh tranh tại Việt Nam (như Cục Cạnh tranh & bảo vệ người tiêu dùng, Hội đồng cạnh tranh quốc gia, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, …) trong việc xây dựng, điều chỉnh và thực thi luật, chính sách liên quan đến điều tiết mức độ cạnh tranh trên thị trường sao cho không vượt quá ngưỡng tối ưu. Mặt khác, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các nhà nghiên cứu (như học viên cao học, nghiên cứu sinh, …) khi nghiên cứu về mức độ cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhất là đối với các nghiên cứu tại Việt Nam hoặc những nền kinh tế chuyển đổi tương tự.
Dựa trên những giới hạn nghiên cứu của luận án, các nghiên cứu tương lai có thể thực hiện: (i) kiểm chứng ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở nhiều nền kinh tế chuyển đổi khác nhau và so sánh kết quả; (ii) nghiên cứu mức độ cạnh tranh liên ngành; và (iii) kiểm tra ảnh hưởng điều tiết của mức độ cạnh tranh lên nhiều mối quan hệ khác (như mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động, mối quan hệ giữa quản lý nhân lực và hiệu quả hoạt động, …).
The aim of this dissertation is to estimate the effect of market competition on firm performance in Vietnam using a panel dataset of 352 firms (i.e., 1,760 firm-year observations) randomly retrieved from Vietnam’s Stock Exchanges in the 2015–2019 period. In addition, the dissertation also examines the moderating effect of market competition on the relationship between financial leverage and firm performance. Therein, firm performance is measured by return on assets (ROA), return on equity (ROE), and return on sales (ROS). The intensity of output market competition is measured by the Boone indicator. The two-step system GMM is used to solve the endogeneity problem. The findings reveal an inverted U-shaped relationship between competition and firm performance. A higher level of competition generates pressures that force firms to mitigate costs, improve output quality, and diversify products. Increased competition helps firms minimize internal conflicts. It also creates incentives for managers to work harder. However, if the intensity of competition goes beyond the optimal threshold, the performance will plunge. In intensely competitive markets, firm-client relationships become unstable and short-lived, so the firms have to devote more resources to retaining current customers and attracting new ones. Moreover, the fierce intensity of competition may result in unfair competition and cruel price wars, which leads to unexpected losses for the firms.
The findings also divulge that financial leverage negatively impacts firm performance, and competition hurts the benefits of the leverage to the performance. Customers may have doubts about the product quality of highly leveraged firms and only reluctantly transact if product prices are low, leading to a greater decline in their sales in competitive markets. Higher competition also creates higher-risk business environments, especially for high-leveraged firms. Debts become expensive as competition rises, giving rise to increases in agency problems and suboptimal investments. Besides, the firms’ growth, the one-year lagged performance, and the one-year lagged Vietnam’s economic growth rate improve the performance while the fixed assets-to-sales ratio has a detrimental effect. Moreover, the service firms are more efficient than the manufacturing and trading ones. Based on the findings, this dissertation gives recommendations to moderate the level of competition, thereby enhancing firm performance.
First, this dissertation contributes to the extant literature by providing firsthand evidence of the impact of competition on firm performance in Vietnam - a typical transition country. In other words, the dissertation tests theories regarding the competition-performance nexus in a transition economy.
Second, the dissertation estimates the moderating effect of market competition on the relationship between financial leverage and firm performance since this issue has not got sufficient awareness of researchers in Vietnam.
Third, this dissertation fills the empirical gap by examining non-financial firms since the previous studies in Vietnam only focus on financial markets. It is hard to generalize those prior findings in financial markets to goods markets because of their remarkable differences.
Fourth, the dissertation estimates competition in different economic sectors (i.e., manufacturing, trade, and service). Each sector comes with its own characteristics and risks, which impacts firm operations and competitive activities. As a result, calculating competition by sector helps the dissertation to suggest practical implications better.
Fifth, the dissertation is a useful reference for future studies in determining appropriate measures of competition in developing and transition economies.
The findings of this dissertation are immensely valuable to Vietnamese firms, competition authorities, and researchers. Therein, the implications related to improving firm competitiveness, optimizing the usage of fixed assets and financial leverage, and creating an effective growth strategy may help firms to enhance the performance. Besides, the dissertation is also a useful reference for competition and market authorities in Vietnam, such as the Vietnam Competition and Consumer Authority (VCCA), the Vietnam Competition Council (VCC), National Competition Commission (NCC), Central Institute for Economic Management (CIEM), etc. Based on the findings, policymakers may design better policies to retain competition at an appropriate level that does not go beyond the optimal threshold. Moreover, the dissertation is also a valuable reference for researchers (e.g., students, graduate students, and Ph.D. students) to study the impact of product market competition on firm performance in Vietnam or other transition economies.
Notwithstanding its contributions, this dissertation suffers from limitations that may be directions for future research. Future studies may: (i) examine and compare the effect of market competition on firm performance in various transition economies; (ii) estimate input market competition; and (iii) investigate the moderating effect of competition on the other relationships (e.g., the size-performance nexus, the relation between human resource management and firm performance, etc.).