Tên đề tài: Ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tác giả: Đặng Thị Kim Phượng, Khóa: 2015

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng; Mã số: 62340201; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Phan Đình Khôi - Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn phụ: TS. Đặng Thanh Sơn - Trường Đại học Kiên Giang

  1. TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN

Luận án đánh giá ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô (CTTDVM) đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trên cơ sở phân tích các khía cạnh: (i) thực trạng CTTDVM tại ĐBSCL; (ii) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận CTTDVM của phụ nữ tại ĐBSCL; (iii) ảnh hưởng của CTTDVM đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ thông qua chỉ tiêu thu nhập và trao quyền kinh tế. Qua đó, hàm ý giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ qua thu nhập của phụ nữ và trao quyền kinh tế, vì mục tiêu bình đẳng giới. Phương pháp hỗn hợp khám phá bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng được lựa chọn tiếp cận để làm rõ mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp hồi quy Probit, phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) và ứng dụng Stata được áp dụng để đánh giá các tác động của CTTDVM đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ và trao quyền kinh tế cho phụ nữ. Kết quả cho thấy khả năng tiếp cận nguồn vay TDVM chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: vốn xã hội, tần suất vốn xã hội, tài sản, tuổi, việc làm và qui mô hộ gia đình; thêm vào đó, phụ nữ tham gia CTTDVM có thu nhập hơn phụ nữ không tham gia CTTDVM từ 4.620.000VND đến 4.878.000VND/năm. Ngoài ra, tham gia CTTDVM sẽ nhận được trao quyền kinh tế hơn với phụ nữ không tham gia chương trình ở khía cạnh quyền ra quyết định trong gia đình và nhận thức về pháp luật, hôn nhân bình đẳng. Ngoài ra, nghiên cứu khẳng định nâng cao vốn xã hội và vốn văn hóa của phụ nữ đã góp phần nâng cao ảnh hưởng của CTTDVM đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ qua thu nhập của họ và trao quyền kinh tế, vì mục tiêu bình đẳng giới.

  1. NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, trên nền tảng lý thuyết về thông tin bất đối xứng, thu nhập, sự thay đổi (ToC) mô hình nghiên cứu xây dựng được có ý nghĩa thực tiễn cao trong đánh giá ảnh hưởng của chương trình TDVM đối với phụ nữ tại tại ĐBSCL.

Thứ hai, cung cấp bức tranh tổng thể về kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL trong tương quan so sánh giữa phụ nữ tiếp cận với không tiếp cận CTTDVM trên các khía cạnh thu nhập, trao quyền.

Thứ ba, về phương pháp, tác giả đưa kỹ thuật phân tích xu hướng điểm (PSM) - một kỹ thuật trong đánh giá tác động chính sách - để lượng hoá ảnh hưởng của các yếu tố tác động (vốn xã hội, tần suất vốn xã hội, tài sản, tuổi, việc làm và qui mô hộ gia đình) đến khả năng tiếp cận CTTDVM của phụ nữ tại ĐBSCL. Đồng thời, bổ sung vai trò quan trọng của vốn văn hóa trong tăng quyền kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới.

Thứ tư, cung cấp bằng chứng thuyết phục về những đóng góp tích cực của TDVM và phụ nữ trong các CTTDVM đối với chiến lược thoát nghèo bền vững tại ĐBSCL.

  1. CÁC ỨNG DỤNG/KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, CÁC VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở hệ thống hoá và làm rõ quan điểm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận CTTDVM, tác động của CTTDVM đến thu nhập và trao quyền cho phụ nữ tại ĐBSCL nên các hàm ý giải pháp mang tính khả thi. Giúp phụ nữ nghèo tự xây dựng năng lực hoạt động kinh tế để thoát nghèo bền vững, nâng cao vị thế trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Các đề xuất giải pháp là cơ sở tham khảo đối với nhà hoạch định chính sách trong xem xét giải quyết các vấn vấn đề về thoát nghèo bền vững nói chung, nhất là nữ giới, trao quyền cho họ, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới.

Nghiên cứu chỉ xem xét vấn đề kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ trên góc độ tăng thu nhập qua vay vốn TDVM, đề cập đến vai trò của vốn văn hóa trong thoát nghèo nhưng chưa sâu, chưa đa chiều; dữ liệu nghiên cứu thực hiện trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, điều này có thể khiến kết quả mô hình nghiên cứu chưa thật xứng hợp với bối cảnh biến động phức tạp hiện nay. Đây cũng là gợi ý cho các nghiên cứu khác tiếp theo./.

 

Title: AFFECTS OF MICRO-CREDIT PROGRAMS ON ECONOMIC PERFORMANCE OF WOMEN IN THE MEKONG DELTA

 

Major: Finance - Banking                                                             Code: 62340201

Name of PhD student: Dang Thị Kim Phuong                             Course: 2015 stage 1

Educational institution: Cantho University

Supervisor: Assoc.Prof. PhD. Phan Dinh Khoi          

                                       PhD. Dang Thanh Son

 

  1. MAIN FINDINGS AND ITS SPECIFIC CONTRIBUTION OF THE CURRENT STATE OF KNOWLEDGE

The thesis assesses the influence of micro-credit program on the economic performance of women in the Mekong Delta on the basis of analyzing the following aspects: (i) the current status of the program microfinance program in the Mekong Delta; (ii) factors affecting women's access to microfinance programs in the Mekong Delta; (iii) the effect of the microfinance program on women's economic performance through income and economic empowerment indicators. Thereby, implying solutions to improve women's economic performance through women's income and economic empowerment, for the sake of gender equality.

Exploratory mixed methods including qualitative and quantitative methods are selected to approach to clarify research objectives. Probit regression method, propensity score comparison method (PSM) and Stata application are applied to assess the impacts of microfinance program on women's economic performance and women's economic empowerment female.

The results show that the ability to access microfinance loans is influenced by the following factors: social capital, frequency of social capital, assets, age, employment and household size; in addition, women participating in the microfinance program earn more than women not participating in the microfinance program from 4,620,000 VND to 4,878,000 VND/year. In addition, participating in the microfinance program will receive more economic empowerment than women not participating in the program in terms of decision-making power in the family and awareness of the law and marriage equality. In addition, the study confirms that improving women's social and cultural capital has contributed to improving the impact of microfinance programs on women's economic performance in the Mekong Delta. Based on a literature review of the study proposes solutions to improve women's economic performance through their income and economic empowerment, for the sake of gender equality.

  1. NEW ACADEMICAL AND THEORETICAL CONTRIBUTION

Firstly, on the theoretical basis of asymmetric information, income, change (ToC), the research model built has high practical significance in assessing the influence of microfinance programs on women. Women in the Mekong Delta.

Second, provide an overall picture of the economic performance of women in the Mekong Delta in comparison between women with access to and without access to the microfinance program in terms of income and empowerment.

Third, in terms of methods: the author uses point trend analysis (PSM) - a technique in policy impact assessment - to quantify the influence of influencing factors (social capital, frequency of social capital, assets, age, employment and household size) on women's access to microfinance programs in the Mekong Delta. At the same time, the study adds the important role of cultural capital in increasing women's economic rights and promoting gender equality.

Fourth, provide compelling evidence of the positive contributions of microfinance programs and women in microfinance programs to sustainable poverty reduction strategies in the Mekong Delta.

3. APPLICATIONS IN PRACTICE, ISSUES NEED TO CONTINUE RESEARCH

The solution implications are built on the basis of systematization and clarification of views on factors affecting the accessibility of microfinance programs, the impact of microfinance programs on income and women's empowerment in Mekong Delta. Therefore, the proposals are feasible, helping poor women build their own economic capacity to escape from poverty sustainably and improve their status in the family as well as in society. The proposed solutions serve as a reference basis for policy-makers in considering and solving the problems of sustainable poverty escape from general, especially women, empowering them, towards the target of equality gender.

The study only considers the economic performance of women from the perspective of increasing income through microfinance loans, referring to the role of cultural capital in escaping from poverty, but it is not deep and multidimensional. In addition, research data was carried out before the outbreak of the Covid-19 epidemic, which may lead to the results of the research model that are not really suitable for the current complex and volatile context. This also is a suggestion for further studies./.

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19601655
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
9654
117594
376415
19601655
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x