• Tên đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng”.
  • Tác giả: Nguyễn Thị Tươi,  Khóa: 2017
  • Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 9620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
  • Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Phú Son - Trường Đại học  Cần Thơ
  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Lâm Đồng được thực hiện dựa trên phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ (2007) và khung phân tích SCP mở rộng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu là phân tích CGT cà phê Arabica và đề xuất các giải pháp nâng cấp CGT cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng. Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát 10 nhà cung cấp vật tư đầu vào, 200 nông hộ trồng cà phê Arabica, 60 thương lái, 16 công ty chế biến, 15 nhà bán lẻ và 5 công ty xuất khẩu tại Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích biên ngẫu nhiên (SFA), mô hình PEST, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter (1985) và phân tích ma trận SWOT để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu.

Kết quả phân tích cho thấy, chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Lâm Đồng có 5 tác nhân chính tham gia bao gồm: nông hộ trồng cà phê, thương lái thu mua cà phê, công ty chế biến, nhà bán lẻ và công ty xuất khẩu. Chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Arabica được vận hành thông qua 5 kênh thị trường khác nhau trong đó có một kênh thực hiện khâu chế biến và tiêu thụ nội địa, bốn kênh còn lại là kênh xuất khẩu cà phê nhân chưa qua chế biến cho các nhà rang xay lớn trên thế giới.

Chỉ số tăng giá, sức mạnh thị trường và chỉ số Lerner của nông hộ và của thương lái rất thấp, gần như bằng 0. Điều này chứng tỏ khúc thị trường giữa nông hộ trồng cà phê và người thu mua tại Lâm Đồng rất gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Kết quả phân tích mức độ tập trung thị trường của các công ty chế biến cũng rất thấp (CR4=12,9%). Trong khi đó mức độ tập trung thị trường của các công ty xuất khẩu cà phê Arabica là khá cao (CR4=67,1%).

Tổng GTGT được tạo ra trong kênh có khâu chế biến rất cao, gấp 5 lần so với các kênh không có khâu chế biến. Nông hộ trồng cà phê là tác nhân tạo ra GTGT và lợi nhuận cao nhất (trên 65%) ở hầu hết các kênh phân phối (trừ kênh rang xay). Tuy nhiên, tỷ lệ phân phối lợi nhuận của các tác nhân/năm phần lớn tập trung ở các công ty xuất khẩu và công ty chế biến từ 74-96% tùy từng kênh. Còn lại nông hộ, nhà bán lẻ và thương lái chiếm tỷ lệ rất thấp do quy mô sản xuất và mức độ đầu tư của các tác nhân là khác nhau. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã chỉ ra 4 nhóm giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị cà phê Arabica ở Lâm Đồng.

 

  1. Những kết quả mới của luận án

Nghiên cứu đã kế thừa và kết hợp cách tiếp cận CGT của GTZ (2007) và một số yếu tố trong khung phân tích SCP mở rộng của Figueirêdo Junior (2014) vào trong phân tích CGT cà phê Arabica ở Lâm Đồng.

 Luận án đã mở rộng thêm phân tích sức mạnh thị trường và sự tăng giá qua từng tác nhân thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích sức mạnh thị trường của Kumbhakar và ctv. (2012).

Nghiên cứu đã kế thừa và kết hợp 3 công cụ phân tích: 5 áp lực cạnh tranh của Porter (1985), mô hình PEST và phân tích SWOT để củng cố thêm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi CGT cà phê Arabica ở Lâm Đồng.

Chỉ số tăng giá, sức mạnh thị trường và chỉ số Lerner của nông hộ cũng như các thương lái rất thấp, gần như bằng 0, chứng tỏ nông hộ trồng cà phê và thương lái không có sức mạnh thị trường và rất gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mức độ tập trung thị trường của các công ty chế biến cũng rất thấp (CR4=12,9%). Trong khi đó mức độ tập trung thị trường của các công ty xuất khẩu cà phê Arabica là khá cao (CR4=67,1%).

Chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Arabica được vận hành thông qua rất nhiều kênh thị trường khác nhau trong đó có 5 kênh chính. Cụ thể, kênh 1 là kênh có thực hiện khâu chế biến và tiêu thụ nội địa, nhưng chỉ chiếm có 3,2% khối lượng cà phê Arabica của toàn chuỗi. Bốn kênh còn lại là kênh xuất khẩu cà phê nhân thô chưa qua chế biến với sự tham gia của nông hộ, thương lái, công ty chế biến và công ty xuất khẩu. Sản phẩm trên 4 kênh này được phân phối cho các nhà rang xay lớn trên thế giới.

Tổng GTGT được tạo ra trong kênh có khâu chế biến rất cao, khoảng 254 ngàn/kg, cao gấp 5 lần so với các kênh không có khâu chế biến (54-64 ngàn/kg). Tuy nhiên sản lượng của kênh có khâu chế biến rất thấp, chỉ chiếm 3,2% của toàn chuỗi. Như vậy có thể thấy khi tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, ngành hàng cà phê của Việt Nam nói chung và cà phê Arabica Lâm Đồng nói riêng đang ở khâu đáy của toàn chuỗi - khâu trồng trọt, là khâu tạo ra GTGT thấp nhất.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nông hộ trồng cà phê là tác nhân tạo ra GTGT và lợi nhuận cao nhất (trên 65%) ở hầu hết các kênh phân phối (trừ kênh 1 là kênh rang xay). Tuy nhiên, họ được phân phối lợi nhuận lại rất thấp so với các tác nhân khác trong chuỗi, chiếm chưa tới 2% của toàn chuỗi. Trong khi đó, lợi nhuận của toàn chuỗi được phân phối phần lớn cho các công ty xuất khẩu và công ty chế biến từ 74-96% tùy từng kênh. Các thương lái cũng chỉ chiếm từ 3,5-4,1% và nhà bán lẻ chỉ có 0,5%.

  1. Những ứng dụng trong thực tiễn và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

3.1 Những ứng dụng trong thực tiễn

Trên cơ sở lý thuyết về cách tiếp cận phân tích CGT của GTZ (2007) và mô hình SCP mở rộng, việc phân tích các chỉ tiêu về cấu trúc thị trường, thực hiện thị trường và kết quả thị trường cà phê Arabica một cách đầy đủ và có độ tin cậy cao, luận án sẽ là cơ sở để cho các nghiên cứu sau tham khảo.

Các giải pháp nâng cấp CGT cà phê Arabica ở Lâm Đồng sẽ là tài liệu tham khảo để giúp cho các nhà lập chính sách, các nhà quản lý cũng như các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê Arabica ở Lâm Đồng khắc phục những hạn chế, hỗ trợ và phát triển CGT cà phê Arabica ở Lâm Đồng.

3.2 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở của những hạn chế trong luận án, tác giả có một số gợi ý về hướng nghiên cứu tiếp theo như sau: (i) Nghiên cứu phản ứng của nông hộ trước sự biến động của giá cà phê Arabica ở Lâm Đồng; (ii) Phân tích sức mạnh thị trường của các tác nhân tham gia trong CGT cà phê Arabica ở Lâm Đồng; (iii) Phân tích nhu cầu tiêu dùng cà phê Arabica Lâm Đồng tại một số thành phố lớn trong cả nước; (iv) Đánh giá sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đối với CGT cà phê Arabica Lâm Đồng.

Thesis: “Analysis of Arabica coffee value chain in Lam Dong province”

Major: Agricultural Economics

Code No: 9620115

PhD. Student: Nguyen Thi Tuoi

Supervisor: Assoc. Prof. PhD. Nguyen Phu Son

Training Institution: Can Tho University

SUMMARY OF THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

  1. Summary of the thesis

The thesis analyzing the value chain of Arabica coffee in Lam Dong is carried out based on the value chain analysis approach of GTZ (2007) and the expanded SCP analysis framework. The study aims to analyze and propose solutions to upgrade the value chain of Arabica coffee in Lam Dong province. Primary data was collected from the survey of 10 input suppliers, 200 coffee farmers, 60 traders, 16 processers, 15 retailers, and five exporters in Lam Dong. On that basis, descriptive statistics method, market power analysis by stochastic frontier analysis (SFA), PEST model, Porter's five competitive forces model, and SWOT matrix were applied to implement research content and objectives.

The analysis results show that Lam Dong province's Arabica coffee value chain has five main actors: coffee farmers, traders, processors, retailers, and exporters. The value chain of Arabica coffee products is operated through 5 different market channels, one of which is for processing and domestic consumption. The other four channels are for exporting raw coffee beans form for the roasters in the world.

The mark-up, market power, and Lerner index of farmers and traders are negligible, almost zero. These indexes indicate that the coffee market in Lam Dong is close to the perfect competitive market. The analysis results of the market concentration ratio of processing companies are also shallow (CR4=12.9%). Meanwhile, the market concentration ratio of Arabica coffee exporters is relatively high (CR4=67.1%).

Total added value generated in channels with processing is very high, five times higher than in channels without processing. Coffee farmers are the actors that create the highest value and profits (over 65%) in most channels (except for roasting). However, the profit distribution ratio of actors/year is primarily concentrated in export companies and processing companies from 74-96%, depending on each channel. The rest of the farmers, retailers, and traders account for a low proportion because of the actors' different production scales and investment levels. On that basis, the study has pointed out four solutions to upgrade the value chain of Arabica coffee in Lam Dong.

  1. New findings of the thesis

Firstly, the study has inherited and combined GTZ (2007)'s value chain analysis approach and some factors in the expanded SCP analysis framework of Figueirêdo Junior (2014) into the value chain analysis of Arabica coffee in Lam Dong.

Second, the thesis has expanded the analysis of market power and mark-up’s each actor through the market power analysis method of Kumbhakar et al. (2012).

Thirdly, the study has inherited and combined three analysis tools of Porter's five competitive forces model, PEST model and SWOT analysis to strengthen the basis for proposing solutions to upgrade the value chain Arabica coffee in Lam Dong.

Fourth, the analysis results of mark-up, market power, and Lerner index of farmers and traders are negligible, almost zero. These indexes indicate that the coffee market in Lam Dong is close to the perfect competitive market. The analysis results of the market concentration ratio of processing companies are also shallow (CR4=12.9%). Meanwhile, the market concentration ratio of Arabica coffee exporters is relatively high (CR4=67.1%).

Fifth, the Arabica coffee value chain operates through different market channels with five main channels: Channel 1 is the channel for processing and domestic consumption but only accounts for 3.2% of the volume of Arabica coffee in the whole chain. The rest four channels are the export channels of unprocessed, coffee beans with the participation of farmers, traders, processing companies, and exporting companies. Products on these channels are distributed to major roasters around the world.

Sixth, total value-added created in the processing channel is high, approximately 254 thousand dongs/kg, five times higher than that in the non-processing channel (54-64 thousand/kg). However, the share of the processing channel is small, accounting for only 3.2% of the whole chain. Thus, it can be seen that when participating in the global coffee value chain, Vietnam in general and Arabica Lam Dong, in particular, are at the bottom level, cultivating, creating the lowest added value.

Seventh, the profit distribution across actors in the Arabica coffee value chain in Lam Dong, coffee farmers, who are always the actors, created the highest value (over 65%) in most distribution channels except channel 1 is the roasting channel). However, the profit rate of farmers per year is shallow, accounting for 2% of the whole chain. Meanwhile, the profit of the whole chain serves most exporters and processors with more than 74-96% of each channel. Traders also have 3.5-4.1%, and retailers have only 0.5%.

Finally, the thesis will be the basis for future research, policymakers, managers, and actors in the Arabica coffee value chain in Lam Dong for reference.

 3 Applications/Applicability’s in practice and issues need to be further studied

3.1 Ability to apply in practice

Based on GTZ (2007)'s value chain analysis approach (2007) and the extended SCP model, the analysis of market structure, market conduct, and Arabica coffee market performance adequately and the high reliability of the thesis will be the basis for further research reference.

Solutions to upgrade the value chain of Arabica coffee in Lam Dong will be a reference to help policymakers, managers, and actors overcome these weaknesses, supporting, and developing the value chain Arabica coffee in Lam Dong.

3.2. The problem left open to further research

On the basis of the limitations in the thesis, the researcher has some suggestions for further study as follows: (i) Research on the response of farmers to the fluctuation of Arabica coffee prices in Lam Dong; (ii) Analysis of market power of actors involved in the value chain Arabica coffee in Lam Dong; (iii) Analysis of consumer demand for Lam Dong's Arabica coffee in some big cities in the country; (iv) Assessing the impact of the Covid-19 on Lam Dong province's Arabica coffee value chain.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19598875
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
6874
114814
373635
19598875
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x