Tiêu đề: “Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
Tác giả: Phạm Công Kỉnh, Khóa 2010 đợt 1.
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản, Mã ngành: 62620301; Nhóm ngành: Nông - Lâm - Ngư nghiệp.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Ngọc Hải, Trường Đại học Cần Thơ.
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Trương Hoàng Minh, Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian bảo vệ: 14 giờ 00, Thứ tư ngày 18 tháng 01 năm 2017.
Địa điểm bảo vệ: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ (Phòng họp 3, lầu 2, Nhà điều hành), Khu II – Trường Đại học Cần Thơ.
1. Tóm tắt nội dung luận án:
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2016 thông qua (1) phỏng vấn 91 cơ sở nuôi tôm sú thâm canh, tại 3 tỉnh: Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre để phân tích và đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh (2) Phân tích và đánh giá các hoạt động liên kết trong sản xuất cũng như hiệu quả kỹ thuật, tài chính của các hình thức tổ chức sản xuất được khảo sát; (3) xây dựng và theo dõi các mô hình thực nghiệm nuôi tôm sú thâm canh theo các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau: trang trại (TT), công ty (Cty), tổ hợp tác (THT), hộ nông dân (HND) để so sánh, kiểm chứng với kết quả khảo sát; (4) trên cơ sở các kết quả đó, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của các hình thức tổ chức sản xuất, để đề xuất một số giải pháp về sản xuất, quản lý và phát triển nghề nuôi tôm sú thâm canh trong thời gian tới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Kết quả khảo sát về hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh ở 3 tỉnh trên địa bàn nghiên cứu cho thấy các mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh ở Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang, diện tích ao nuôi trung bình 0,43-0,58 ha/ao, mật độ thả giống tôm nuôi là 29,5-36 con/m2, năng suất tôm nuôi đạt từ 5,02-5,51 tấn/ha/vụ và lợi nhuận đạt từ 237-330 triệu đồng/ha/vụ. Đa số cơ sở nuôi đều có lợi nhuận. Bến Tre có diện tích ao nuôi nhỏ nhất và mật độ nuôi là cao nhất, tuy nhiên lợi nhuận ở Kiên Giang cao hơn hai tỉnh còn lại. Tuy vậy, sự khác biệt này hầu hết không có ý nghĩa thống kê. Độ tuổi bình quân của các cơ sở nuôi tôm là từ 43,7 đến 47,5 tuổi, đây là độ tuổi thích hợp cho việc nuôi tôm thâm canh thương phẩm. Số năm bình quân nuôi tôm ở 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bến tre, Kiên Giang lần lược là 9,44; 7,64 và 7,35, thời gian tham gia nuôi như thế thì sẽ có kinh nghiệm nuôi rất tốt và có tác động lớn đến hiệu quả nuôi. Số người trong gia đình tham gia vào nuôi và quản lý ở các cơ sở nuôi từ 4.04 đến 5.20 cũng có ý nghĩa lớn đến hiệu quả sản xuất.
Kết quả khảo sát và phân tích các hình thức sản xuất trong nuôi tôm sú thâm canh cho thấy, hiện có các hình thức chính là (i) Hộ nông dân (HND), (ii) Tổ hợp tác (THT), (iii) Trang trại (TT) và (iv) Công ty (Cty). Hình thức HND và THT chủ yếu là theo qui mô nhỏ lẻ, nhân lực chủ yếu là từ lao động gia đình, trong khi TT và Cty có qui mô lớn, lao động tham gia sản xuát và quản lý từ thuê mướn, có kỹ thuật tốt. Trong khi hệ thống công trình của TT và Cty khá hoàn chỉnh thì các HND và THT có hệ thống công trình đơn giản. Trong quá trình sản xuất, liên kết dọc và liên kết ngang đặc thù cho mỗi hình thức tổ chức sản xuất. Các Cty có liên kết chọn lọc và giới hạn với một số đối tác chính trong một số hoạt động, TT có liên kết khá đa dạng và chặt chẽ trong các hoạt động với các đối tác, THT có năng lực liên kết hoạt động tốt nhưng vẫn cần được tiếp tục hỗ trợ hoạt động để có hiệu quả hơn, trong khi HND liên kết kém nhất trong sản xuất. Phân tích các yếu tố kỹ thuật cho thấy, diện tích bình quân ở hình thức hộ nông dân (HND) (1,36 ha) thấp hơn đáng kể so với các hình thức khác (29,04-45,28 ha), diện tích trung bình ao nuôi không có sự khác biệt đáng kể (0,45-0,59 ha/ao). Mật độ tôm nuôi ở hình thức HND (33,12 con/m2), tổ hợp tác (THT) (36,25 con/m2) và TT (31,57 con/m2) cao hơn hình thức công ty (Cty) (26,88 con/m2). Phân tích hiệu quả sản xuất cho thấy, năng suất tôm nuôi cao nhất ở hình thức TT và Cty, lần lượt là 6,52 tấn/ha/vụ và 6 tấn/ha/vụ. Giá thành sản xuất cao nhất ở hình thức HND (76.100 đồng/kg). Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở hình thức TT (374,7 tr.đ/ha/vụ, 89,2 ± 48%) và Cty (346,8 tr.đ/ha/vụ, 90,1 ± 25,8%) và tỷ suất lợi nhuận thấp nhất là ở hình thức HND (55,6 ± 46,7%).
Kết quả thực nghiệm ở các mô hình nuôi tôm theo các hình thức tổ chức khác nhau tại Bến Tre cho thấy, với các yếu tố kỹ thuật cơ bản tương tự nhau (diện tích ao, mật độ…), sau thời gian nuôi 120-140 ngày, tôm thu hoạch đạt kích cỡ 21,8-26,7 g/con, không khác biệt đáng kể giữa các mô hình. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ở TT (1,23) thấp hơn so với các hình thức sản xuất còn lại (1,41-1,59). Năng suất tôm nuôi (từ 5,9-7,73 tấn/ha/vụ) không khác biệt giữa các HTSX.. Giá thành tôm ở TT thấp hơn và giá bán cao hơn các hình thức khác. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở TT và Cty cao hơn HND và THT. Tương tự kết quả khảo sát, các kết quả thực nghiệm ở hình thức TT và Cty có hiệu quả sản xuất và hiệu quả tài chính tốt hơn so với HND và THT. Tuy nhiên, so với kết quả khảo sát, mặc dù năng suất tôm nuôi ở các mô hình thực nghiệm cao hơn, nhưng hiệu quả tài chính thấp hơn so với khảo sát, chủ yếu là do biến động lớn về giá vật liệu đầu vào ở thời điểm bố trí thực nghiệm tăng cao hơn so với thời điểm khảo sát và sản phẩm đầu ra ở thời điểm bố trí thực nghiệm tụt giảm thấp hơn nhiều so với thời điểm khảo sát. Điều này cho thấy giá cả thị trường có quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nuôi.
Nghiên cứu này cũng phân tích sâu các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của các hình thức tổ chức trong nuôi tôm thâm canh (HND, HTH, TT, CTy), đồng thời đề ra được các giải pháp cho các hình thức tổ chức trên, góp phần vận dụng vào sản xuất và quản lý phát triển nghề nuôi tôm sú thâm canh trong thời gian tới.
Từ khóa: Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngành hàng tôm sú, hình thức tổ chức sản xuất, tôm sú Penaeus monodon.
2. Những kết quả mới của luận án:
Đây là công trình nghiên cứu vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn. Những điểm mới quan trọng của luận án là:
- Đánh giá được hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh ở 3 tỉnh Bến Tre, Sóc trăng và Kiên Giang.
- Công trình nghiên cứu này, lần đầu tiên phân tích và đánh giá sâu được hiện trạng liên kết dọc và liên kết ngang trong hoạt động sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất nuôi tôm sú thâm canh (Hộ nông dân – HND, Tổ hợp tác – THT, Trang trại – TT và Công ty – CTy). Qua đó, cho thấy liên kết sản xuất là rất quan trọng và mỗi hình thức tổ chức sản xuất có mức độ liên kết khác nhau trong các hoạt động. Trong khi các Cty có liên kết chọn lọc với các đối tác và hạn chế trong các hoạt động, TT có liên kết khá rộng với đối tác và khá toàn diện các mặt, THT có năng lực liên kết, hợp tác tốt, tuy nhiên cần nâng cao hiệu quả hơn nữa, còn HND liên kết rất hạn chế.
- Thông qua khảo sát thực tế và thực hiện các mô hình thực nghiệm, nghiên cứu này lần đầu tiên so sánh, đánh giá được đặc điểm quản lý, đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất (Hộ nông dân – HND, Tổ hợp tác – THT, Trang trại – TT và Công ty – CTy), qua đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL. Từ đó đề ra giải pháp cụ thể cho phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nuôi tôm sú thâm canh nói riêng và của nghề nuôi tôm biển nói chung.
3. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
Nghiên cứu này, cung cấp nhiều thông tin, dẫn liệu khoa học và thực tiễn về nghề nuôi tôm sú thâm canh, đặc biệt là phân tích được hiện trạng các mối liên kết, hiệu quả kỹ thuật và tài chính của các hình thức tổ chức sản xuất. Nghiên cứu này, đồng thời phân tích sâu các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú thâm canh, làm cơ sở để đề xuất được các giải pháp ổn định và phát triển nuôi tôm biển. Các kết quả, kết luận và giải pháp đề xuất sẽ góp phần làm cơ sở cho vận dụng vào thực tế sản xuất đối với người nuôi, quản lý và phát triển nghề nuôi tôm sú. Các kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để tham khảo hữu ích cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
(i) Để phát triển ổn định và bền vững nghề nuôi tôm sú thâm canh trong thời gian tới cần có những quy hoạch vùng nuôi, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho tốt, kiểm soát được chất lượng các yếu tố đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc và hóa chất), kiểm soát chất lượng sản phẩm nuôi đầu ra cho chặt chẽ hơn.
(ii) Để gia tăng hiệu quả sản xuất của từng HTSX cần tăng cường mối liên kết trong sản xuất (ngang và dọc), nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn và trình độ quản lý của các HTSX nuôi tôm sú thâm canh.
(iii) Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các hoạt động liên kết và quản lý trong sản xuất của các HTSX nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề nuôi tôm sú thâm canh.
(iv) Cần nghiên cứu các mô hình nuôi tôm sú thâm canh kết hợp hay luân canh với các đối tượng nuôi thủy sản khác để hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả sản xuất và giảm bớt rủi ro cho nghề nuôi tôm trong thời gian tới.
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh
PGS.TS. Trần Ngọc Hải Phạm Công Kỉnh
PGS.TS. Trương Hoàng Minh
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
Research title: Assessing the effectiveness of financial and technical forms of production and propose solutions tiger prawns (Penaeus monodon) intensive in Mekong Delta.
Major: Aquaculture Code:62620301
PhD student: Pham cong Kinh
Instructor 1: Dr. Tran ngoc Hai
Instructor 2: Dr. Truong hoang Minh
Training Facility: CanTho University
1. Research Abstract
This study was carried out from June 2010 to May 2016 by (1) interviewing 91 intensive shrimps farmers in 3 provinces of Kien Gang, SocTrang and Ben Tre to analyze and assess the intensive shrimp farming status (2) and also analyze and assess the cooperation possibility as well as technical and financial efficiency of the surveyed production forms, (3) conduct and monitor the experimental models of farming intensive shrimp according to different production forms: farms, companies, cooperatives, households to compare and verify with the survey results; and based on that, (4) analyze the strengths, weaknesses, opportunities and threats (SWOT) of the production forms in order to suggest some solutions of production, management and development for shrimps farming industry in Mekong River Delta area (MRD).
Result of survey on the status quo of intensive shrimp farming in 3 provinces in locations studied shows that the commercial model of intensive shrimp farming in Ben Tre, SocTrang and KienGiang, the average pond area is 0,43 to 0.58 ha/pond, the culture density is 29.5 to 36 pieces /m2, the shrimp productivity achieved is from 5.02 to 5.51 tons/ha/crop and profit from VND 237- 330 million/ha/crop. Most of farms are profitable. Ben Tre has the smallest area of ponds with highest culture density, but profits of farms in Kien Gang is higher than that in the remaining 2 provinces. However this difference is not almost significance in statistic. The average age of farmers is from 43.7 to 47.5, this is the suitable age for farming commercial intensive shrimp. The average years of experience in 3 SocTrang, Ben Tre, KienGiang in turn as 9.44; 7.64 and 7.35, such experienced farmers is very good and effecting on culturing process. The number of family members attending in feeding and management in each farm system from 4:04 to 5:20 is also great significance on production efficiency.
Result of survey and analysis on the intensive shrimp farming models shows main production forms are (i) the households, (ii) cooperatives, (iii) farms and (iv) companies. Households and cooperatives are mainly small, human labor mainly from families while farms and companies, the labor attending production and management are hired and experienced. While the infrastructure system of farms and companies are fairly completed, those of households and cooperatives are simple. During culture process, vertical and horizontal cooperation are specific to another production form. The companies are working on horizontal cooperation with some key partners limited in some activities, farms are very various and solid activities with partners, cooperatives is good ability in operation but should be continued supporting to operate more effectively while households is the weakest cooperation in production. Analyzing technical factors shows that the average culture area of households (1.36 ha) is significantly smaller than that of other cooperatives (29.04 to 45.28 ha), the average area of ponds is not different (from 0.45 to 0.59 ha/pond). The culture density of households (33.12 pcs/m2), cooperatives (36.25 pcs/m2) and farms (31.57 pcs/m2) is higher than that of companies (26.88 pcs/m2). Analyzing production efficiency shows that the shrimp productivity of farms and companies are the highest as 6.52 tons/ha/crop and 6 tons/ha/crop. The highest production cost is in the households (VND 76,100/kg). Profit and its rate in farms is the highest (374.7 million VND/ha/crop, 89.2 ± 48%) and that of companies (346.8 million VND/ha/crop, 90.1 ± 25.8%) and the lowest of households (55.6 ± 46.7%).
The experimental results of different shrimp farming forms in Ben Tre shows that, with the similar technical elements (pond area, density …), after the culture time of 120-140 days, the harvested shrimp size reaches 21.8 to 26.7 g/piece, not significantly different between cooperatives. The food conversion rate (FCR) of farms (1.23) is lower than that of other cooperatives (1.41 to 1.59). The shrimp productivity (from 5.9 to 7.73 tons/ha/crop) is not different between cooperatives. Production cost of farms is lower and its sale price is higher than that of other cooperatives. Profits and its rate of farms and companies is higher than that of households and cooperatives. Similar to the survey results, the experimental results of production and financial efficiency of farms and companies is better than that of households and cooperatives. However in comparison with the survey results, although the shrimp productivity of experimental models is higher but financial efficiency is lower than those of the surveyed cooperatives mainly due to increasing prices of input materials at the time of setting experimental models and dropping sale prices of harvested shrimps at the time of survey results announced. This shows that market price has greatly affected on production efficiency.
This study also deeply analyzes the strengths, weaknesses, opportunities and threats (SWOT) of intensive shrimp farming cooperatives (households, cooperative, farms, company), it also suggests solutions for the above mentioned cooperatives and contribute & apply to the production and developing management the intensive shrimp farming in the coming time.
Keywords: Mekong Delta, shrimp production chain. Management firms, Black tiger shrimp, Penaeus monodon.
2. Research Creativeness
This research is both scientifically realistic medium. These important new feature of the thesis are:
- Assessment of the current situation intensive shrimp farming in the 3 Ben Tre, Soc Trang and Kien Giang.
- The study, the first to analyze and assess the current state of deep vertical and horizontal links in the production of the forms to organize production intensive shrimp farming (peasant households, cooperative group, farm and company). Thereby, shows links production is crucial and every form of organization of production associated with different levels of activity. While the company has associated with selective and limited partners in the operation, farm has links with partners fairly broad and comprehensive aspects, tht has link capacity, good cooperation, but need to further improve efficiency, Family farmer also linked very limited.
- Through field survey and carry out experimental model, this study first comparative assessment management features, specification and production efficiency of the organizational forms of production (Family farmer, cooperative group, farm and company), which evaluated the strengths, weaknesses, opportunities and threats (SWOT) of the organized forms of production production in intensive shrimp farming in the Mekong Delta. From that set out specific measures to develop the forms of organizing production intensive shrimp farming in particular and in general marine shrimp farming.
3. Practical implications from study
This study provides a variety of information, scientific data and practical for intensive shrimp farming, especially the analysis of the current situation linkages, technical efficiency and financial aspects of the forms of production office. This study, as well as in-depth analysis of the strengths, weaknesses, opportunities and challenges of the organizational forms of intensive shrimp farming, as the basis for the proposal is the solution stability and development of shrimp farming sea. The results, conclusions and proposed solutions will contribute to the basis for actual use in production for farmers, management and development of prawn farming. The results of this study are the basis for useful reference for research, teaching and learning.
(i) To develop a stable and sustainable intensive shrimp farming in the future should have adopted regional planning, investment and development of infrastructure for good, quality control of inputs (seed, feed, drugs and chemicals), quality control products for animal output closely.
(ii) To increase the efficiency of production of each type of production need to strengthen linkages in production (horizontal and vertical), raise awareness, qualification and management level of product forms intensive shrimp farming production.
(iii) It should continue further studies on the active links in the production and management of production forms
intensive shrimp farming in the Mekong Delta, in order to contribute to improving the production efficiency of intensive shrimp farming.
(iv) the model should be studied intensive prawn farming in combination or rotation with other seafood farmed to reduce diseases, increase production efficiency and.
Scientific supervisor PhD student
Dr. TRAN NGOC HAI Dr. TRUONG HOANG MINH PHAM CONG KINH
>> Xem chi tiết nội dung luận án.
>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.