• Tên đề tài: “Thái độ đốivới rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long”.
  • Tác giả: Lê Văn Dễ, Khóa: 2016
  • Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
  • Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Phạm Lê Thông – Trường đại học Cần Thơ
    1. Tóm tắt nội dung luận án

    Nghiên cứu này đo lường thái độ đối với rủi ro và phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro đến hiệu quả kinh tế trong canh tác bắp lai của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ một cuộc khảo sát 256 nông hộ trồng bắp lai ở các tỉnh sản xuất hàng đầu là An Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thái độ đối với rủi ro được đo lường bằng phương pháp thực nghiệm của Eckel & Grossman, bằng trò chơi lựa chọn rủi ro có trả thưởng thật sự. Hệ số e sợ rủi ro trong trò chơi được xác định dựa vào hàm hữu dụng với giả định rủi ro từng phần không đổi (CPRA). Nghiên cứu này còn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy logit thứ tự (Ordered logit Regression) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với rủi ro của nông hộ. Việc kiểm định mức sử dụng các yếu tố đầu vào tối ưu theo các mức thái độ đối với rủi ro khác nhau dựa trên tỉ số hiệu quả phân phối (k) được thiết lập theo điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong sử dụng đầu vào. Ngoài ra, nghiên cứu này còn ước lượng hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, được ước lượng từ hệ phương trình đồng thời của hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas và hàm phi hiệu quả.

    Nội dung chính của nghiên cứu được thực hiện gồm: Thứ nhất, đo lường thái độ đối với rủi ro và sự phân bố mức thái độ đối với rủi ro của nông hộ sản xuất bắp lai ở ĐBSCL. Bên cạnh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với rủi ro và quan hệ của thái độ đối với rủi ro với việc sử dụng các đầu vào tối ưu trong sản xuất của nông hộ. Thứ hai, phân tích ảnh hưởng của thái độ rủi ro, các đặc điểm của hộ đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Cuối cùng, đề xuất các giải pháp góp phần giảm thái độ e sợ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

    1. Những kết quả mới của luận án

    Kết quả nghiên cứu cho thấy các nông hộ tham gia sản xuất bắp lai trên địa bàn nghiên cứu phần lớn có đặc điểm thái độ e sợ rủi ro, bởi có đến có 46,48% nông dân có thái độ cực kỳ e ngại với rủi ro; 21,88% có thái độ rất e ngại với rủi ro; 13,28% có thái độ e ngại rủi ro trung bình; 6,25% có thái độ e ngại vừa phải đối với rủi ro; 2,34% có thái độ ít e ngại đến trung dung rủi ro và 9,77% có thái độ thích rủi ro. Kết quả không tìm thấy rõ mối quan hệ của thái độ đối với rủi ro với quyết định sử dụng đầu vào tối ưu của các nông hộ, hầu hết nông dân không thể chọn mức đầu vào tối ưu. Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy logit thứ tự (Ordered logit Regression) cho thấy rằng, các yếu tố: học vấn, sự tham gia các tổ chức đoàn thể tại địa phương, kinh nghiệm sản xuất, tham gia tập huấn sản xuất của nông dân và sự đa dạng hóa thu nhập có ảnh hưởng đến thái độ rủi ro của nông hộ.

    Kết quả ước lượng hiệu quả kinh tế thấy mức hiệu quả kinh tế trung bình các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu đạt được là 70,65%. Hiệu quả kinh tế có sự chênh lệch giữa giữa một số nhóm nông hộ có thái độ đối với rủi ro khác nhau. Nhóm hộ có thái độ không sợ rủi ro có mức hiệu quả kinh tế bình quân đạt được là 78,05%, cao hơn nhóm nông hộ có thái độ rất sợ rủi ro (68,85%) có ý nghĩa về mặt thống kê. Hiệu quả kinh tế mà các nông hộ đạt được bị ảnh hưởng bởi: địa bàn sản xuất, trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ, diện tích sản xuất, tỉ lệ thu nhập từ hoạt động sản xuất bắp lai, đặc biệt là thái độ đối với rủi. Nông hộ có thái độ càng e sợ rủi ro thì thu nhập đạt được càng thấp, mức thu nhập thất thoát do kém hiệu tạo ra sẽ càng cao.

    1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

    Kết quả nghiên cứu đóng góp vào lý luận thực nghiệm về thái độ đối với rủi ro cũng như thực tiễn, ở các khía cạnh sau. Thứ nhất, tác giả có thể là tiên phong thiết kế trò chơi thực nghiệm theo phương pháp của Eckel và Grossman (2002) để đo lường thái độ đối với rủi ro của nông hộ trồng bắp lai tại ĐBSCL. Trò chơi có trả thưởng thật sự được thiết kế đơn giản phù hợp với trình độ của nông dân trong vùng nên có thể cho kết quả đáng tin cậy về hành vi của nông dân. Do vậy, phương pháp này, sau đó, có thể được vận dụng rộng rãi để đo lường thái độ đối với rủi ro của các nông hộ với các hoạt động sản xuất khác nhau trong vùng. Thứ hai, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với rủi ro của nông hộ giúp tăng cường hiểu biết về hành vi của nông hộ. Thái độ đối với rủi ro của nông hộ có thể thay đổi theo các điều kiện kinh tế, xã hội đặc thù của vùng nghiên cứu. Việc nhận dạng đúng đắn nông dân với thái độ đối với rủi ro khác nhau giúp hoạch định quản lý sản xuất, chuyển giao công nghệ và xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhóm nông hộ khác nhau. Thứ ba, tác giả phân tích mối quan hệ về thái độ đối với rủi ro, đặc điểm hộ và hoạt động sản xuất với hiệu quả kinh tế trong sản xuất nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Cuối cùng, nghiên cứu được thực hiện trên các nông hộ trồng bắp lai. Đây là loại cây trồng được Chính Phủ khuyến khích phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, việc sản xuất loại cây trồng này còn nhiều rủi ro cho nên việc hiểu rõ thái độ của nông hộ và sự phân phối các hộ theo thái độ giúp tham khảo thiết kế các chính sách hỗ trợ nông hộ hạn chế e sợ rủi ro và tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất.

    Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chính vì thế, một số vấn đề nghiên cứu tiếp theo được gợi mở từ giới hạn trong kết quả nghiên cứu của luận án: tác giả kiến nghị cần có nghiên cứu khác được thực hiện trên cơ mẫu lớn hơn. Đặc biệt, trò chơi thực nghiệm đo lường thái độ đối với rủi ro được thiết kế qua nhiều mức thanh toán khác nhau hơn, điều này có thể giúp phản ánh xác thực hơn về đặc điểm thái độ rủi ro của nông hộ. Đồng thời, tác giả cũng kiến nghị cần có nghiên cứu được thực hiện trên nền tảng dữ liệu thời gian để xem xét diễn biến đặc điểm thái độ đối với rủi ro của nông hộ qua thời gian. Tác giả cũng kiến nghị cần mở rộng nghiên cứu thái độ đối với rủi ro của nông hộ cho một số sản phẩm nông nghiệp khác trên địa bàn trong thời gian tới.

  1. Summary of dissertation content

This study attempts to measure the risk attitudes of hybrid maize farmers and analyze the influence of farmers' risk attitudes on the economic efficiency in hybrid maize cultivation in the Mekong Delta. The study uses the data collected from a household survey of 256 hybrid maize farmers in the leading production provinces, namely An Giang, Dong Thap and Tra Vinh in the Mekong Delta. Attitudes towards the risk of maize farmers are measured by Eckel Grossman's empirical method, using an experimental gambling approach with real payoffs. Risk aversion coefficients are determined by the utility function under the constant partial risk assumption (CPRA). This study uses the logit order regression model to analyze factors influencing farmers' risk attitudes. This study also test the relationship of farmers' risk attitudes and optimal use of inputs is based on an allocative efficiency ratio (k) established conditions for maximizing profit on inputs. In addition, this study also attempts to estimate economic efficiency and its determinants by jointly estimating the Cobb-Douglas stochastic profit frontier function and the inefficiency function.

The study has been done in three steps: Firstly, measure attitudes towards risks and distribution of attitudes towards risks among hybrid maize farmers in the Mekong Delta. In addition, analyzing the factors influencing attitudes to risks and the relationship of attitudes to risks with the optimal use of inputs in production by the farmer. Secondly, analyzing the effects of risk attitudes and household characteristics on economic efficiency in production. Finally, based on the estimated results, the thesis has proposed solutions to contribute to reducing risk aversion, improve the efficiency of production activities and improve income for households.

  1. New findings of the dissertation

The research results show that the households involved in hybrid maize production in the area mostly belong to a group of risk aversion. The percentage of extremely risk-averse farmers is 46.48%; 21.88% of farmers are severely risk-averse; 13.28% are intermediate; 6.25% are moderate; 2.34% are slight to neutral toward risk and 9.77% are neutral to preferring risk. The results do not clearly find the relationship of attitudes toward risk with farmer's choices of optimal use of inputs, most the farmers are unable to choose the optimal levels of inputs. The estimation results of the Ordered logistic regression model show that education, participation in social organizations and in training programs, production experience of the farmers and household income diversification are the main factors influencing the risk attitudes of the farmers

 The estimation results show that the economic mean of efficiency is 70.65%. Farmers group have attitudes toward "Risk-loving” has the average economic efficiency achieved is 78.05%, higher than farmers group have attituded toward "Risk aversion” (68.85%) and statistically significant. In addition, significant determinants of efficiency are the risk attitude of farmers: production area, education level of the household head, number of laborers in the household, cultivated area, ratio of maize income to total household income. The more risk-averse farmers are the lower farmers' incomes gain from production activities maize. This leads to higher income loss due to inefficiency

  1. 3. Applications/Applicability’s in practice and issues need to be further studied

This research result contributes to literature and practice in respects. Firstly, we are the first to conduct empirical research using the method of Eckel & Grossman (2002) in order to measure attitudes towards the risks of farmers in the Mekong Delta.  Games with real payoff is simply designed in accordance with the level of calculation of the farmer in the area, so it can give reliable results on the farmer's behavior. This method can be extended to measure farmers' attitudes toward risks with different production activities in the region. Secondly, the analysis of factors influencing the farmer's attitude to risk enhances the farmer's understanding of the farmer's behavior. Farmers' attitudes towards risks may vary according to specific socio-economic conditions of the study area. The correct identification of farmers with different risk attitudes helps in production management planning, technology transfer and policy formulation to support agricultural production that is appropriate for different groups of farmers. Thirdly, the author analyzes the relationship of attitudes toward risks, household characteristics and production activities with economic efficiency in production in order to find solutions to improve economic efficiency. Finally, the study was conducted on hybrid maize farmers. Hybrid maize is encouraged to develop by the State to meet domestic demand. Nevertheless, hybrid maize production in the Mekong Delta involves many potential risks and fluctuations in productivity. Therefore, understanding the farmer’s attitudes and the distribution of the households according to the attitude helps policymakers develop policies that support farmers and restrict the negative effects of risk aversion.

Within the scope of the research, the dissertation could not avoid certain limitations. Therefore, the suggested issues for further research are as follows: Needing a study to be surveyed on a larger sample. In particular, the experimental game of measuring attitude towards risk is designed through more different payment levels, which can help to more accurately reflect the risk attitude characteristics of the farmer. In addition, the author recommends that research should be done on the basis of panel data to review the changes in farmers' attitudes towards risks over time. The author also recommends that the study of farmers' attitudes towards risks for some other agricultural products in the area should be expanded in the coming time.

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15797326
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
11146
73291
345670
15797326
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x