Tên đề tài: “Nghiên cứu bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious bronchitis, IB) trên gà nuôi theo hướng công nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long”.

Tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Loan, Khóa: 2016

Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi; Mã số: 62640102. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Ngọc Bích - Trường Đại học Cần Thơ

1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án được thực hiện nhằm nghiên cứu bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) trên gà tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thời gian thực hiện từ tháng 05 năm 2018 đến tháng 05 năm 2020. Mục tiêu của nghiên cứu: Xác định tình hình dịch tễ và bệnh lý của IB trên gà thịt nuôi theo hướng công nghiệp; Xác định mối quan hệ di truyền của các chủng virus lưu hành với các chủng virus trên thế giới và virus vaccine; Đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà sau khi chủng ngừa vaccine IB.

Khảo sát thực trạng công tác phòng chống bệnh tại 83 trang trại chăn nuôi thuộc các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Hậu Giang thông qua điều tra, phỏng vấn cho thấy biện pháp sử dụng vaccine và thuốc để phòng bệnh IB được 100% số trại áp dụng. Số trại áp dụng biện pháp vệ sinh chuồng trại, định kỳ sát trùng, thay lớp độn chuồng còn ít, chiếm tỷ lệ từ 43,37% đến 55,42%, chỉ có 28,92% số trại áp dụng tất cả các biện pháp trên.

          Mẫu bệnh phẩm gồm khí quản, phổi và thận được thu thập từ 249 con gà có biểu hiện bệnh hô hấp nghi do nhiễm virus viêm phế quản truyền nhiễm (IBV). IBV được xác định bằng kỹ thuật RT-PCR phát hiện gene N của virus. Kết quả có 43,37% số mẫu nhiễm IBV. Tỷ lệ đàn gà bị bệnh là 59,04%.

Khảo sát đặc điểm dịch tễ của bệnh IB cho thấy các yếu tố địa lý, nhóm giống gà, lứa tuổi và kiểu chuồng không liên quan đến tỷ lệ đàn bệnh IB. Đàn gà có khả năng bệnh IB vào mùa mưa cao hơn 2,78 lần so với mùa nắng. Những đàn không chủng ngừa vaccine đầy đủ và điều kiện vệ sinh thú y không tốt có khả năng bệnh IB cao hơn so với những đàn được chủng ngừa đầy đủ và vệ sinh thú y tốt lần lượt là 2,88 lần và 2,66 lần.

Khảo sát biến đổi bệnh lý của IB thông qua mổ khám 108 con gà và làm 10 tiêu bản vi thể. Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là âm rít khí quản (91,67%). Ngoài ra, gà ủ rũ, giảm ăn, hắt hơi, khó thở, chảy nước mũi, nước mắt, đôi khi tiêu chảy nhiều nước và sưng đầu. Bệnh tích đại thể phổ biến nhất là xuất huyết khí quản với nhiều dịch nhầy (92,59%), kế đến là sung huyết, xuất huyết phổi, viêm túi khí và xoang mũi, sưng và xuất huyết thận, tích urate ở niệu quản. Bệnh tích vi thể bao gồm thâm nhiễm tế bào viêm (100%), sung huyết, xuất huyết (80%-100%), hoại tử tế bào (20%-60%) và phì đại tế bào Goblet (40%).

Các chương trình Mega 7.0, Bioedit 7.2 và RDP4 được sử dụng để phân tích trình tự nucleotide, amino acid đoạn gene S1 của 10 chủng IBV lưu hành, phân tích tái tổ hợp di truyền và xây dựng cây phả hệ di truyền. Kết quả xác định được 10 chủng IBV thuộc 05 kiểu gene gồm TC07-2-Like, QX-Like, Q1-Like, Mass và 793/B. Tuy 05/10 trình tự gene tương đồng cao với các chủng vaccine nhưng trình tự amino acid ở các chủng IBV lưu hành có nhiều vị trí sai khác, xóa hoặc chèn thêm amino acid. Chủng IBV-VNTG20 ở Tiền Giang có tiềm năng là kết quả của sự tái tổ hợp di truyền giữa hai chủng thuộc Q1-Like và QX-Like.

Kỹ thuật xét nghiệm ELISA gián tiếp được thực hiện để phát hiện kháng thể IBV của gà Nòi lai và gà Tam Hoàng ở 04 quy trình chủng ngừa vaccine IB. Tỷ lệ gà có kháng thể thụ động mẹ truyền trước khi chủng ngừa đạt từ 86,67 đến 100% và GMT đạt từ 1.217 đến 1.463,8. Ba tuần sau khi chủng ngừa lần đầu tiên, tỷ lệ gà có kháng thể và GMT giảm thấp lần lượt là 0%-23,33%, 107,8-244,9. Gà ở tất cả các quy trình đều đạt tỷ lệ bảo hộ đàn (70%-90%) và hàm lượng GMT trên 1.000 sau tái chủng 02 tuần (38 ngày tuổi) đối với giống Tam Hoàng và 03 tuần (52 ngày tuổi) đối với giống Nòi lai. Đặc biệt, quy trình chủng vaccine hỗn hợp IB-ND và vaccine đơn giá 4/91 có một số ưu điểm hơn các quy trình còn lại.

  1. Những kết quả mới của luận án

Bệnh IB được chẩn đoán ở đối tượng gà thịt nuôi theo hướng công nghiệp tại một số tỉnh ĐBSCL trên cơ sở phát hiện gene N, khẳng định có sự lưu hành, tỷ lệ bệnh đáng kể mặc dù đàn gà đã được chủng ngừa vaccine.

Mối quan hệ di truyền dựa trên đoạn gene S1 của 10 chủng IBV lưu hành ở ĐBSCL so với 33 chủng IBV trên thế giới và các chủng virus trong vaccine được phân tích thông qua phép so sánh mức độ tương đồng và sự sai khác trong trình tự gene; Phát hiện được hiện tượng tái tổ hợp di truyền của IBV ở ĐBSCL.

Đánh giá được đáp ứng miễn dịch sau chủng ngừa vaccine phòng bệnh IB trên đối tượng gà Nòi lai và gà Tam Hoàng tại ĐBSCL.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Ý nghĩa thực tiễn

Bệnh vẫn xảy ra ở đàn gà thịt mặc dù đã được chủng ngừa vaccine. Để hạn chế bệnh, các yếu tố mùa vụ, tình trạng chủng ngừa và vệ sinh thú y cần được kiểm soát tốt.

Sự lưu hành 05 kiểu gene IBV cho thấy việc chủng ngừa vaccine phòng bệnh IB cho gà cần phải có kháng nguyên tương đồng với IBV lưu hành để đàn gà được bảo hộ tốt nhất.

Kết quả thí nghiệm các quy trình chủng ngừa vaccine phòng bệnh IB cho gà Nòi lai và gà Tam Hoàng đều cho đáp ứng miễn dịch tốt, có thể áp dụng trong thực tế. Trong đó, quy trình sử dụng vaccine hỗn hợp IB-ND và vaccine đơn giá 4/91 có thuận lợi và hiệu quả hơn.

Đề xuất

Thường xuyên xác định kiểu gene của IBV lưu hành để đánh giá mối quan hệ di truyền và sự tiến hóa của virus nhằm khuyến cáo sử dụng vaccine phù hợp; Áp dụng rộng rãi quy trình chủng ngừa vaccine hỗn hợp IB-ND và tái chủng vaccine chủng 4/91 trong chăn nuôi gà thịt.

  1. Summary

The thesis was conducted to study infectious bronchitis (IB) disease in chickens in some provinces in the Mekong Delta, Vietnam. Research period: from May 2018 to May 2020. The objectives were: To determine the epidemiology and pathological changes of IB in broiler chickens reared under industrial trends; to determine genetic relationships of virus strains circulating in the world and vaccine viruses; to evaluate immune response of chickens to IB vaccination programs.

Surveying disease prevention at 83 farms in Tien Giang, Vinh Long, Soc Trang, and Hau Giang provinces through investigation and interviews showed that using vaccines and other drugs to prevent IB was applied by 83/83 (100%) of the farms. The rate of farms applying methods such as cleaning barns, disinfecting periodically and replacing the litter represented from 43.37% to 55.42%, only 28.92% of the farms using all of the above methods.

Tissue samples from the trachea, lungs, and kidneys were collected from 249 broilers showing respiratory signs with a suspected infectious bronchitis virus (IBV) infection. IBVs were determined by the N gene based on the RT-PCR technique. The results showed that there were 43.37% of samples infected with IBV. The prevalence of infected flocks was 59.04%.

   An epidemiological investigation of IB disease showed that geographical factors, breed groups, chicken stage and house types did not relate to the proportion of infected flocks. Chicken flocks were at risk of IB in the rainy season 2.78 times higher than in the dry season. The inadequate vaccinated and poor veterinary hygiene flocks were at a higher risk of IB than adequate vaccinated and good veterinary hygiene flocks 2.88 times and 2.66 times, respectively.

A survey of the pathological changes was carried out by gross post-mortem examinations on 108 broilers and microscopic examination of 10 tissue samples. The most common clinical sign was tracheal rales (91.67%). In addition, infected chickens were depressed, reduced feed consumption, sneezing, dyspnea, nasal discharge, watery eyes, sometimes watery diarrhea, and swollen head. The most common gross lesion was tracheal hemorrhage with excessive mucus (92.59%), followed by lung congestion and hemorrhage, airsacculitis, sinusitis, swollen, hemorrhage kidneys, and urate crystal deposition in the ureters. The microscopic lesions were inflammatory cell infiltrates (100%), congestion, hemorrhage (80%-100%), presented necrosis (20%-60%), and hypertrophic goblet cells (40%).

Some programs consisting of Mega 7.0, Bioedit 7.2 and RDP4 were used to construct the phylogenetic tree of IBV strains, to analyze the nucleotide and amino acid sequences of the S1 gene, to analyze the recombination of viruses. The results identified that there were 10 IBV strains circulating in chicken flocks that belonged to 05 different genotypes including TC07-2-Like, QX-Like, Q1-Like, Mass, and 793/B. Although 05/10 virus strains were a high similarity to vaccine strains, the amino acid sequence of circulating IBV strains had many variant positions with deletion or insertion of amino acid. IBV-VNTG20 strain in Tien Giang province was the potential of genetic recombination between Q1-Like strain and a QX-Like strain.

Indirect ELISA was performed to detect IBV antibodies of Noi hybrid and Tam Hoang chickens in 04 immunization programs with IB vaccines. The percentage of chickens with maternal antibodies before vaccination in all treatments was from 86.67 to 100% and GMT was from 1,217 to 1,463.8. Three weeks after the first vaccination, the rate of chickens with antibodies and GMT decreased by 0%-23.33%, 107.8-244.9, respectively. Chickens in all programs achieved flock immunity (> 70%) and GMT was over 1,000 after 02 weeks of re-vaccination (38 days old) in Tam Hoang and 03 weeks (52 days old) in Noi hybrid chickens. Especially, the vaccination program with IB-ND bivalent and 4/91 monovalent vaccine showed some better advantages than the others.

  1. Novel aspects

IB disease was diagnosed in broilers raised under the industrial trends in some provinces in the Mekong Delta on the basis of the gene N detection, confirming the IBV circulating and the rate of disease significantly despite the vaccinated chickens.

Genetic relationships based on the S1 gene segment of 10 IBV strains circulating in the Mekong Delta with 33 strains of IBV in the world and the vaccine strains were analyzed by comparing the genetic homology and different locations in the amino acid sequences; Detecting the genetic recombination of IBV in the Mekong Delta.

The immune response after vaccination against IB disease in the Noi hybrid and Tam Hoang chickens in the Mekong Delta was evaluated well. 

  1. Applicability in practice and issues to study next

Applicability in practice

The disease occurred in broiler flocks despite vaccination. To limit disease, seasonal factors, immunization status, and veterinary hygiene need to be well controlled.

The circulating of several IBV genotypes shows that the vaccination against IB requires homologous antigens to circulate IBV to the best chicken protection.

The experimental results of vaccination programs against IB disease in the Noi hybrid and Tam Hoang chickens both showed good immune responses and could be applied in practice. In particular, the procedure by using the bivalent IB-ND with monovalent 4/91 vaccines was more convenient and effective.

Issues to study next

The genotypes of circulating IBV need to be regularly determined to assess the genetic relationship and viral evolution to recommend appropriate vaccines using; The vaccination program by using bivalent IB-ND vaccine and the 4/91 vaccine should be widely applied in broiler chicken farms.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19615476
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
4012
131415
390236
19615476
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x