Tên đề tài: “Nghiên cứu tiêu chí phân vùng thích nghi đất đai ứng dụng công nghệ cao cho sản xuất lúa và rau màu (Nghiên cứu cụ thể trong điều kiện tỉnh An Giang)”.

Tác giả: Phan Chí Nguyện, Khóa: 2016

Chuyên ngành: Quản lý đất đai; Mã số: 62850103. Nhóm ngành: Môi trường và bảo vệ môi trường.

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Phạm Thanh Vũ - Trường Đại học Cần Thơ.

Người hướng dẫn phụ: GS.TS. Lê Quang Trí - Hội Khoa học đất Việt Nam.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Nghiên cứu thực hiện nhằm bước đầu xây dựng bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho việc phân vùng khả năng thích nghi đất đai cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao. Kết quả là cơ sở khoa học giúp phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tương đồng như tỉnh An Giang.

Nghiên cứu hệ thống hóa các lý luận về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài nước, kết hợp với các văn bản quy phạm pháp luật đề tài nghiên cứu để xây dựng các tiêu chí cho yêu cầu trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trên cơ sở đó, tiến hành tham vấn 114 chuyên gia bao gồm người dân, nhà quản lý và nhà khoa học để xác định các yêu cầu chất lượng và tiêu chí chẩn đoán cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang bởi phương pháp đánh giá đa mục tiêu của Sharifi (1990). Qua đó, nghiên cứu cũng xây dựng bảng phân cấp tiêu chí chẩn đoán cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao thông qua việc kế thừa các nghiên cứu trước đây, tham vấn ý kiến chuyên gia và người dân. Bên cạnh đó, nghiên cứu khảo sát điều kiện thực tế tại địa phương và xây dựng các đặc tính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang thông qua 11 cuộc đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành phân vùng thích nghi đất đai cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở của quy trình và phương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1976 và 2007).

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các văn bản quy phạm pháp luật công nghệ cao, nghiên cứu xây dựng được bốn yêu cầu chung và 20 yêu cầu cụ thể cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trên cơ sở các yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nghiên cứu tham vấn ý kiến của các chuyên gia bao gồm người nông dân, nhà quản lý và nhà khoa học đã xây dựng được 9 yêu cầu chất lượng cho canh tác lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang. Qua đó, nghiên cứu cũng đã thiết lập được 21 tiêu chí chẩn đoán cho canh tác lúa và 20 tiêu chí chẩn đoán cho canh tác ngô ứng dụng công nghệ cao.

Trên cơ sở các yêu cầu về chất lượng và tiêu chí chẩn đoán cho sản xuất lúa, ngô ứng dụng công nghệ cao. Kết quả đã xây dựng được bảng phân cấp tiêu chí cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao tại điều kiện thực tiễn của tỉnh An Giang. Từ đó, kết quả cũng đã xây dựng được quy trình xây dựng bảng phân cấp tiêu chí cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với bốn bước thực hiện cơ bản bao gồm (1) Xác định các yêu cầu cơ bản (sơ bộ) cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao; (2) Xác định yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang; (3) Xây dựng yêu cầu chất lượng và các tiêu chí chẩn đoán cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao; (4) Xây dựng bảng phân cấp khả năng phù hợp cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở tham vấn ý kiến chuyên gia và kế thừa các số liệu đã được công bố.

Dựa vào quy trình thực hiện đánh giá đất đai của FAO (1976 và 2007), kết quả đã xây dựng được 03 vùng khả năng cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao từ 192 đơn vị đặc tính đất đai về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, vùng có khả năng phù hợp cao nhất cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao với mức thích nghi trung bình (S2), và vùng có diện tích thích nghi chiếm nhiều nhất cho phát triển lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh An Giang là vùng không thích nghi (N). Từ đó cho thấy trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ở tỉnh An Giang vẫn chưa đạt tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ yếu tố giới hạn của vùng thích nghi cho canh tác lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao, những hạn chế và khó khăn trong thực hiện sản xuất ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang. Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp về công trình và phi công trình nhằm nâng cao khả năng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

  1. Những kết quả mới của luận án

- Nghiên cứu đã tổng hợp và xây dựng được các tiêu chí cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho cây lúa và ngô trên địa bàn tỉnh An Giang; Từ kết quả tổng hợp và xây dựng các tiêu chí trên đã ứng dụng để phân vùng khả năng phát triển lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao cho tỉnh An Giang.

- Nghiên cứu đã đưa ra được quy trình các bước thực hiện bảng phân cấp khả năng phù hợp cho việc xác định vùng có khả năng phát triển sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở nghiên cứu thực tế cụ thể.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

- Nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả về năng suất và chất lượng sản phẩm, thân thiện với môi trường, tạo điều kiện ổn định về thị trường tiêu thụ. Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân của tỉnh An Giang.

- Góp phần phục vụ cho các công trình nghiên cứu khoa học, trong giáo dục cũng như góp phần xây dựng các điều kiện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Bước đầu tổng hợp và xây dựng được các tiêu chí ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, do vậy nên làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo khi các ứng dụng công nghệ cao ngày càng phát triển.

- Nghiên cứu này chỉ xét đến các nhóm chủ thể là người dân, nhà quản lý và nhà khoa học mà chưa xét đến nhà doanh nghiệp, nhà xuất khẩu. Do vậy, trong những nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu thêm các chủ thể trên và mối quan hệ giữa các chủ thể để có các yêu cầu thống nhất nhằm hướng đến sản xuất ứng dụng công nghệ cao mang tính bền vững hơn.

  1. Summary of thesis

The study aimed to initially build criteria for high-tech application in agricultural production which served the zoning of land suitability for high-tech application of rice and corn production. The result was a scientific basis to help the development of the high-tech application in agricultural production at the Mekong delta, and provinces with similar natural, economic, social and environmental conditions like An Giang province.

Research systematized theories about the high-tech application in agriculture at the national and abroad, combined with legal documents of Vietnam to build criteria for requirements in the high-tech application of agricultural production. Based on consultation 114 experts including farmers, managers and scientists, which are to determine quality requirements and diagnostic criteria for high-tech application of rice and corn production in the An Giang province by multi-objective evaluation method (Sharifi., 1990). Thereby, the study also built a hierarchy of diagnostic criteria for high-tech application of rice and corn production, which were through literature review, consultation experts and farmer interview. In addition, the study surveyed local actual conditions and built up the characteristics of natural, economic, social and environmental conditions, which served the development of hi-tech application in agriculture at An Giang province by organizing 11  participatory rural appraisals. On that basis, the study zoned land suitability for high-tech application of rice and corn production by land evaluation procedure and method of FAO (1976 and 2007).

The results of systematizing the theoretical basis of hi-tech application agriculture and legal documents have built four general requirements and 20 specific requirements for hi-tech application agricultural production. The basis on of the requirements for hi-tech agricultural production, the study consulted experts including farmers, managers and scientists who had been built 9 quality requirements for high-tech application rice and corn cultivation. The results have established 21 diagnostic criteria for rice cultivation and 20 diagnostic criteria for corn cultivation using high-tech.

The basis on quality requirements and diagnostic criteria for high-tech application of rice and corn production. The results have built the criteria rating for high-tech application of rice and corn production in the practical conditions of An Giang province. Since then, the results have built the process of building the table of criteria hierarchy for high-tech application in agricultural production with four basic steps including (1) Identification of basic (preliminary) requirements for high-tech application of rice and corn production; (2) Identify general requirements and specific requirements for high-tech application of rice and corn in An Giang province; (3) Develop quality requirements and diagnostic criteria for high-tech application of rice and corn production; (4) Develop the table of suitable ability hierarchy for rice and corn production using high-tech that implemented based on expert consultation and literature review data.

Based on the land evaluation procedure of FAO (1976 and 2007), the results of the study have built three areas suitable for high-tech application of rice and corn production from 192 units of land characteristics which are natural, economic, social and environmental conditions. In which, the most suitable region of high-tech application for rice and corn production, where it was moderate adaptation (S2), and the region gave the largest adaptive area of high-tech application for rice and corn development in An Giang province is the not-suitable area (N). From that presented under An Giang production condition was almost not achieved for hi-tech application of agricultural production. On the basis of the limiting factors of the adaptive regions for high-tech application rice and corn cultivation, the limitations and difficulties implementing the hi-tech application of agricultural production. Research has built the structural and non-structural solutions to improve the ability of high-tech application in agricultural development at An Giang province, which towards sustainable agricultural development, climate change adaptation.

  1. The new point of the thesis

- Research has synthesized and built the criteria for the development of high-tech application of rice and corn production in An Giang province; Based on this study has applied to zoning the development ability of rice and corn high-tech application for the province.

- The research has established a process to implement the ability hierarchy suitable for identifying areas capable of developing high-tech applications of rice and maize production.

  1. In practically/applicability in practice, issues that need further research.

- Research contributes to enhancing the efficiency in productivity and product quality, friendly environment, creating stable conditions for the consumer market. It also enhances the efficiency of land use as well as improving the quality of people's life at An Giang.

- Contribute to scientific research and education projects as well as contribute to the construction of conditions for hi-tech agricultural production in the Mekong delta, which it suitable practical conditions.

- Initially synthesizing and building high-tech application criteria in agricultural production, it should serve as a foundation for further research when high-tech applications are increasingly developed.

- This study only the groups of experts were farmers, managers and scientists, but not yet considered entrepreneurs and exporters. Therefore, in the next study, it will be necessary to pay attention to the above-mentioned subjects and evaluate the relationship between the stakeholders to have unified requirements which will towards more sustainable of high-tech application of rice and corn production.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19620710
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
9246
136649
395470
19620710
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x