Tên đề tài: “Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Đồng bằng sông Cửu Long”.

 Tác giả: Lê Phước Hương, Khóa: 2015

 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

 Người hướng dẫn chính: TS. Lưu Tiến Thuận - Trường đại học Cần Thơ

 Người hướng dẫn chính: TS. Huỳnh Quang Linh - Trường đại học Trà Vinh

 

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Nghiên cứu nhằm đo lường các tác động của trách nhiệm xã hội và giá trị thương hiệu đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần dựa trên lý thuyết các bên liên quan. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đa số các khía cạnh của nhận thức trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Thêm vào đó, nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt về giới tính của nhóm khách hàng và sự khác biệt giữa nhân viên và quản lý. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội tác động tích cực vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến hiệu quả tài chính thông qua giá trị thương hiệu. Trên cơ sở phân tích và đánh giá nhận thức của khách hàng, nhân viên, luận án đề xuất một số hàm ý quản trị để giúp các nhà quản lý ngân hàng trong quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội nhằm tăng cường giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính.

  1. Những kết quả mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhóm khách hàng cho thấy khía cạnh cộng đồng và khía cạnh khách hàng tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính; còn lại khía cạnh nhân viên, cổ đông, đạo đức pháp lý phù hợp với lý thuyết đưa ra rằng nhận thức về trách nhiệm xã hội càng cao sẽ làm tăng giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính cho ngân hàng. Thêm vào đó, nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt về giới tính trong mối quan hệ giữa khía cạnh pháp lý đạo đức của trách nhiệm xã hội với giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính; mối quan hệ giữa khía cạnh khách hàng và giá trị thương hiệu; mối quan hệ giữa giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính. Ba khía cạnh của trách nhiệm xã hội tác động trực tiếp đến hiệu quả tài chính, nhưng với sự hỗ trợ của giá trị thương hiệu nên mức độ tác động mạnh hơn. Khía cạnh pháp lý đạo đức và khách hàng của trách nhiệm xã hội tác động tích cực vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến hiệu quả tài chính thông qua giá trị thương hiệu.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhóm nhân viên cho thấy khía cạnh cổ đông của trách nhiệm xã hội tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính; còn lại khía cạnh nhân viên và khía cạnh khách hàng đều thống nhất với lý thuyết đưa ra rằng nhận thức về trách nhiệm xã hội càng cao sẽ làm tăng giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính cho ngân hàng. Hơn nữa, nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt giữa nhân viên và quản lý. Khía cạnh nhân viên của trách nhiệm xã hội tác động tích cực vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến hiệu quả tài chính thông qua giá trị thương hiệu. Tác động tích cực của khía cạnh pháp lý đạo đức đối với hiệu quả tài chính là gián tiếp thông qua giá trị thương hiệu. Khía cạnh khách hàng, cổ đông của trách nhiệm xã hội đều tác động trực tiếp đến hiệu quả tài chính.

 

 

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin khoa học chủ đề trách nhiệm xã hội, đưa ra sự hiểu biết rõ hơn về các khía cạnh của trách nhiệm xã hội, như một nguồn tham khảo trong lĩnh vực marketing và quản lý. Kế thừa cơ sở lý thuyết, nghiên cứu hoàn thiện bộ thang đo nhận thức trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực ngân hàng dựa vào khung lý thuyết các bên liên quan và kiểm định tác động của trách nhiệm xã hội và giá trị thương hiệu đến hiệu quả tài chính với bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu và các hàm ý quản trị là nguồn tham khảo có ý nghĩa cho các ngân hàng thương mại và ngành ngân hàng vận dụng để tăng lợi thế cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển bền vững.

Trong quá trình nghiên cứu, luận án sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chính vì thế, một vấn đề nghiên cứu tiếp theo được gợi mở từ giới hạn của kết quả nghiên cứu của luận án: nghiên cứu không xem xét tác động của hiệu quả tài chính đến các khía cạnh của TNXH. Tác giả đề xuất các nghiên cứu sắp tới có thể kiểm tra mối quan hệ ngược chiều này hoặc dùng số liệu bảng để nghiên cứu tiếp.

 

  1. Summary of dissertation content

This thesis is carried out to investigate the impacts of corporate social responsibility (CSR) and brand equity on financial performance in the context of banking which based on stakeholder theory. The empirical results showed that most dimensions of CSR perception have a positive impact on brand equity and financial performance. In addition, the study found gender differences in customers group and the differences between employee and employer. The CSR’s dimension impact directly as well as indirectly on financial performance through brand equity. Through analyzing and evaluating the perception of customers, employees and managers, the thesis proposes some recommendations for managers to conduct effectively CSR practices for enhancing brand equity and financial performance.

  1. New findings of the dissertation

The empirical results of customers group show that customer and community dimensions have negative effects on financial performance; the employee dimension, shareholder dimension and legal and ethical requirement are consistent with the literature review that higher perception of CSR will increase brand equity and financial performance. In addition, the study found gender differences in the link between legal and ethical requirement dimension, brand equity and financial performance; between customer dimension and brand equity; between brand equity and financial performance. Three dimensions of corporate social responsibility directly impact on financial performance. However, the relationship is stronger with the support of brand equity. The legal and ethical requirement dimension and customer dimension impacts directly as well as indirectly on financial performance through brand equity.

The empirical results of the staff group showed that the employees' perception of shareholder dimension has a negative impact on financial performance; the employee dimension and customer dimension are consistent with the literature review that higher perception of CSR will increase brand equity and financial performance. Moreover, the study found the differences between employee and employer. Employee dimension of corporate social responsibility has positive impacts on financial performance directly as well as indirectly through brand equity. The positive impact of legal and ethical requirements on financial performance is indirectly through brand equity. The customer and shareholder dimensions of corporate social responsibility have a direct impact on financial performance.

 

  1. 3. Applications/Applicability’s in practice and issues need to be further studied:

The research findings contribute to existing CSR literature by offering a deeper understanding of CSR dimensions as a reference for the marketing and management field. Based on the literature review, this study developed a new scale to measure the perception of corporate social responsibility based on a stakeholder framework as well as demonstrate how CSR and branding equity influence financial performance in the context of the Vietnamese banking industry. The research results and administrative implications are a meaningful reference for commercial banks and the banking industry to enhance competitive advantage and sustainable development.

Within the scope of the study, the dissertation could not avoid certain restrictions. Therefore, the issue suggested for further study from the limitations and the research results of the dissertation as follows: the reverse relationship between CSR and financial performance is not included in the present study. Future studies can check this relationship or use panel data to reaffirm these results.

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19608610
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
16609
124549
383370
19608610
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x