Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển Đồng bằng sông Cửu Long”.

 Tác giả: Nguyễn Thùy Trang, Khóa: 2015

 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Huỳnh Việt Khải - Trường Đại học Cần Thơ.

 Người hướng dẫn phụ: TS. Trần Minh Hải - Trường cán bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Diễn biến thời tiết thất thường và xâm nhập mặn cùng với sự bất ổn định về thị trường, giá bán thấp trong khi giá vật tư tăng cao làm cho việc thay đổi mô hình sản xuất để thích ứng diễn ra như là một hiện tượng tất yếu. Chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp là một trong những giải pháp để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này chứa đựng nhiều rủi ro và cần nhiều nghiên cứu để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất (kinh tế và môi trường) đồng thời hạn chế rủi ro cho những nông hộ khu vực này. Do vậy nghiên cứu được thực hiện nhằm (1) phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); (2) Phân tích hiệu quả kinh tế, môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển ĐBSCL và (3) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển ĐBSCL.

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 294 nông hộ vùng chuyển đổi ven biển khu vực ĐBSCL để tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi mô hình sản xuất và so sánh hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả kinh tế và môi trường. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận phân tích giới hạn biên ngẫu nhiên theo hướng một bước (one-step stochastic frontier analysis) để ước lượng hiệu quả kinh tế và môi trường cho mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng nuôi tôm của nông hộ đạt lợi nhuận trung bình 430 triệu đồng/ha/vụ tại tỉnh Sóc Trăng và 394 triệu đồng/ha/vụ tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hiệu quả kinh tế và môi trường của nông hộ nuôi tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển đạt ở mức khá cao, cụ thể là hiệu quả môi trường trung bình khoảng 91,77% và hiệu quả kinh tế trung bình đạt khoảng 87,8%. Hiệu quả kinh tế và môi trường của nông hộ nuôi tôm thâm canh tỉnh Sóc Trăng đều cao hơn ở tỉnh Sóc Trăng.

  1. Những kết quả mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với trường hợp tỉnh Sóc Trăng (chuyển đổi mô hình từ mía sang tôm), các biến Lao động nữ, Vay vốn, Tham gia tổ chức, Diện tích đấtKhoảng cách ảnh hưởng tỷ lệ nghịch đến quyết định chuyển đổi mô hình trong khi Trình độ là biến duy nhất có ảnh hưởng tỷ lệ thuận. Đối với trường hợp tỉnh Kiên Giang (chuyển đổi từ lúa-tôm sang tôm thâm canh), cho thấy Khoảng cách từ ruộng đến sông cũng ảnh hưởng tỷ lệ nghịch trong khi Trình độKinh nghiệm nuôi tôm có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến quyết định chuyển đổi mô hình sản xuất.

Về hiệu quả kinh tế, kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình nuôi tôm tỉnh Kiên Giang là 89,98%, khác biệt không có ý nghĩa so với hiệu quả kinh tế tỉnh Sóc Trăng là 86,95%. Với mức hiệu quả kinh tế trung bình này, nông hộ nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang có thể giảm lần lượt khoảng 13,05% và 10,02% tổng chi phí đầu tư trong khi đầu ra không thay đổi.

Về hiệu quả môi trường, mức hiệu quả trung bình của mô hình tôm chuyển đổi tại địa bàn nghiên cứu đạt khoảng 91,77%, cụ thể đạt 89,73% ở tỉnh Sóc Trăng và 97,02% ở tỉnh Kiên Giang. Kết quả này cho thấy nông hộ nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang có thể giảm lần lượt khoảng 10,27% và 2,08% tổng lượng đầu vào các yếu tố có ảnh hưởng đến môi trường (thức ăn, thuốc và nhiên liệu) mà không làm giảm đầu ra trong điều kiện các đầu vào khác không đổi.

Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế theo mô hình một bước cho thấy 03 yếu có ảnh hưởng ý nghĩa đến mức hiệu quả kinh tế của nông hộ gồm số ao, diện tích ao và mật độ, trong đó số ao có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch và hai yếu tố còn lại có ảnh hưởng tỷ lệ thuận. Ngoài ra, kết quả hồi quy Tobit cho thấy có 05 yếu có ảnh hưởng ý nghĩa đến hiệu quả môi trường, trong đó ba biến kinh nghiệm, diện tích ao và mật độ có ảnh hưởng tỷ lệ thuận và hai biến Địa bànSố ao có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với hiệu quả môi trường.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi mô hình canh tác, ước lượng hiệu quả kinh tế và môi trường cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức hiệu nhằm góp phần giúp cho các cơ quan chuyên môn và lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh tại 2 địa bàn Sóc Trăng và Kiên Giang đề xuất giải pháp quản lý tình hình chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp vùng ven biển cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho nông hộ nuôi tôm vùng chuyển đổi.

Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho quá trình đào tạo các chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở bậc đại học và sau đại học.

1. Summary of thesis content Weather variation and salinity intrusion along with market instability, low selling prices while rising input prices lead to farming system changes in the coastal regions as an inevitable phenomenon. Transformation to appropriate farming systems is considered as one of the possible solutions to adapt to climate change. However, this transition contains many hidden risks and needs more research to contribute to improving production efficiency (economic and environmental aspects) while reducing risks for farmers in this area. Therefore, the study was conducted and aimed at (1) Assessing the situation and affecting factors of changes in the farming system to intensive shrimp cultivation in the coastal areas of ​​the Mekong Delta (MD); (2) Estimating economic and environmental efficiency and investigating factors affecting economic and environmental efficiency of intensive shrimp farming in the coastal area of ​​the MD and (3) Proposing solutions to improve economic and environmental efficiency for intensive shrimp farming in coastal transformation areas in the MD.

The study conducted face-to-face interviews with 294 households in the coastal transition areas in the MD to investigate the factors affecting the changes in farming systems and to conduct an analysis and to compare financial indicators as well as economic and environmental efficiency indexes. The study used a one-step stochastic frontier analysis approach to estimate the economic and environmental efficiency for intensive shrimp farming in coastal transformation areas of the MD.

The study results show that the average profit of shrimp farming was 430 million VND/ha/season in Soc Trang province and 394 million VND/ha/season in Kien Giang province. The study also showed that the economic and environmental efficiency of intensive shrimp farming areas in coastal areas was quite high, specifically, the average environmental efficiency was about 91.77% and the average economic efficiency was about 87.8%. The economic and environmental efficiency of intensive shrimp farming households in Soc Trang province was higher than that in Soc Trang province.

  1. New findings of the dissertation

The study shows that in the case of Soc Trang province (change from sugarcane to shrimp), the variables namely female labor, credit access, participation in the organization, total land area and distance from filed to river affect negatively the transformation decision while the educational level was the only variable having a positive effect. In the case of Kien Giang province (conversion from rice-shrimp to intensive shrimp), the study shows that the distance from field to the river also has a negative effect while the educational level and experience of shrimp farming have a positive correlation with the transformation decision. Regarding economic efficiency, the study shows that the average economic efficiency of the shrimp farming in Kien Giang province was 89.98%, which is insignificantly different from that in Soc Trang province with 86.95%. With this average economic efficiency, shrimp farmers in Soc Trang and Kien Giang provinces can reduce by 13.05% and 10.02% of the total variable costs, respectively, while the output is unchanged. Regarding to environmental efficiency, the average efficiency of the converted shrimp farmers in the study sites was about 91.77%, specifically 89.73% in Soc Trang province and 97.02% in Kien Giang province. These results show that shrimp farmers in Soc Trang and Kien Giang provinces can reduce by 10.27% and 2.08% of the total environmentally detrimental inputs (feed, aquatic medicine and fuel) without compromising output level while other inputs are constant. Regression results of factors affecting economic efficiency in the one-step model show that numbers of shrimp ponds, shrimp pond size and density have significant correlations with economic efficiency, in which the number of shrimp ponds has a negative effect while the others have positive effects on economic efficiency. For factors affecting environmental efficiency, Tobit regression results show that there are five significant determinants, in which three variables, namely experience, shrimp pond size and density have positive effects while the other two variables, including the number of shrimp ponds and location, have negative effects on environmental efficiency.3. Practical applications/applicability, issues to be studied further: The research results on investigating the factors affecting the transformation decision, estimating economic and environmental efficiency as well as investigating the factors affecting the efficiency gaps will be important empirical evidence for specialized agencies and provincial leaders in charge of the agricultural sector in Soc Trang and Kien Giang provinces to propose solutions to manage the transformation situation in coastal areas as well as to improve the resource use efficiency and to mitigate environmental pollution for shrimp farmers in transition areas. The dissertation is useful reference material for students who major in Agricultural Economics and Rural Development at both undergraduate and postgraduate levels.

  

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19607624
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
15623
123563
382384
19607624
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x