Tên đề tài: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long”.
Tác giả: Hồng Minh Hoàng, Khóa: 2017
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn; Mã số: 62620116. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí - Trường Đại học Cần Thơ
Người hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Hồng Tín - Trường Đại học Cần Thơ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam nhưng nguồn nước mặt ở ĐBSCL phụ thuộc khoảng 80% từ thượng nguồn sông Mekong. Vì thế, sự thay đổi nguồn tài nguyên nước mặt ở thượng nguồn sông Mekong sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi nguồn tài nguyên nước ở mặt và hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL trong tương lai. Dưới tác động của sự thay đổi tài nguyên nước mặt ở thượng nguồn sông Mekong kết hợp với ảnh hưởng của BĐKH sẽ làm cho nguồn tài nguyên nước mặt ở ĐBSCL gia tăng sự biến động ngày càng khó dự báo và tạo ra nhiều sự thay đổi bất định có thể xảy ra trong tương lai và điều này gây nhiều áp lực cho công tác quản lý. Vì thế, cách tiếp cận trong quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước hiện nay cần hướng đến việc quản lý rủi ro thích ứng với sự biến đổi bất định trong tương lai. Do vậy, đề tài nghiên cứu “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở vùng ngập lũ ĐBSCL thích ứng với sự bất định của sự thay đổi nguồn tài nguyên nước mặt ở thượng nguồn sông Mekong. Luận án tiến sĩ này bao gồm ba nội dung được thực hiện riêng biệt.
Nội dung 1: Phân tích hiện trạng ảnh hưởng của sự thay đổi nguồn tài nguyên nước mặt đến hoạt động sản xuất lúa của nông dân ở tiểu vùng nghiên cứu. Trong nội dung này, nghiên cứu áp dụng khung phân tích hệ thống DPSIR (Driving forces – Pressure – State – Impact – Response) để phân tích tác động của sự thay đổi nguồn tài nguyên nước mặt ở thượng nguồn sông Mekong đến hoạt động sản xuất lúa ở tiểu vùng nghiên cứu. Qua đó, nghiên cứu xác định các tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất lúa của nông dân và từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng phù hợp, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững cho tiểu vùng nghiên cứu đến 2030.
Nội dung 2: Phân tích hiện trạng ảnh hưởng của hệ thống CTTL đến sinh kế của người dân canh tác lúa ở tiểu vùng nghiên cứu. Trong nội dung này, nghiên cứu áp dụng khung sinh kế bền vững SLF (Sustainable livelihood framework) của tổ chức DFID (Department for International Development) để đánh giá tác động của hiện trạng hệ thống CTTL đến các nguồn vốn sinh kế của nông dân ở tiểu vùng nghiên cứu. Từ đó, kết quả phân tích làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp liên quan đến thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất lúa ở tiểu vùng nghiên cứu phục vụ cho định hướng phát triển sản xuất lúa ở tiểu vùng nghiên cứu đến 2030.
Nội dung 3: Xây dựng lộ trình thực hiện các giải pháp thích ứng với sự thay đổi bất định của nguồn tài nguyên nước mặt ở thượng nguồn sông Mekong phục vụ cho định hướng phát triển sản xuất lúa ở tiểu vùng nghiên cứu đến năm 2030. Trong nội dung này, nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận hỗ trợ ra quyết định thích ứng với sự thay đổi bất định trong quản lý tài nguyên nước DAPP (Dynamic adaptive policy pathways) để xây dựng lộ trình thực hiện các giải pháp được đề xuất thông qua phân tích những thuận lợi và khó khăn ở nội dung 1 và nội dung 2 phục vụ cho định hướng pháp triển sản xuất lúa trong bối cảnh thay đổi bất định của tài nguyên nước mặt và BĐKH ở tiểu vùng nghiên cứu đến 2030.
Nghiên cứu đóng góp một cách tiếp cận khoa học mới vào công tác quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước mặt ở vùng lũ nói riêng và ĐBSCL nói chung. Cụ thể, đây là cách tiếp cận về xây dựng lộ trình thực hiện các giải pháp để phục vụ cho định hướng phát triển nông nghiệp thích ứng với sự thay đổi bất định của nguồn tài nguyên nước mặt ở thượng nguồn sông Mekong.
Cách tiếp cận hỗ trợ hỗ trợ ra quyết định thích ứng với sự thay đổi bất định (DAPP) có thể góp phần vào việc hỗ trợ ra quyết định trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt và từng bước thích ứng với sự thay đổi bất định của nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở vùng ngập lũ ĐBSCL trong tương lai.
Lộ trình thực hiện các giải pháp được xây dựng theo cách tiếp cận DAPP trong nghiên cứu này là lộ trình thực hiện thay đổi động (thay đổi về giải pháp thực hiện và thời gian thực hiện) để thích ứng với sự thay đổi bất định trong quá trình thực hiện các giải pháp. Vì thế, các giải pháp trong lộ trình có thể thay đổi khi bối cảnh không phù hợp với điều kiện thực hiện để lộ trình thực hiện các giải pháp luôn đi đúng hướng với mục tiêu ban đầu đặt ra.
Cách tiếp cận hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên nước DAPP được áp dụng trong nghiên cứu này hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tiễn trong việc hỗ trợ quản lý tài nguyên nước mặt và sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL. Ngoài lĩnh vực quản lý tài nguyên nước mặt, cách tiếp cận áp dụng trong nghiên cứu có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau trong việc xây dựng lộ trình thực hiện các giải pháp thích ứng và phát triển. Việc thực hiện các giải pháp theo lộ trình giúp khắc phục hạn chế việc thực hiện các giải pháp đơn lẻ trong thực tiễn ở ĐBSCL, đặc biệt là giúp cho công tác quản lý nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi bất định trong tương lai.
Giới hạn của đề tài là không thể đánh giá hết được tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như công tác quản lý vận hành hệ thống CTTL tại địa điểm nghiên cứu. Do vậy, dựa trên kết quả của nghiên cứu này, các nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện phân tích chi tiết tác động ở từng khía cạnh khác nhau nhằm làm rõ về hiện trạng của địa điểm nghiên cứu; từ đó, đưa ra các giải phù hợp và dựa trên cách tiếp cận DAPP để xây dựng lộ trình thực hiện cho các giải pháp đề xuất. Các nghiên cứu tiếp theo có thể áp dụng cách tiếp cận này để mở rộng cho các tiểu vùng khác ở ĐBSCL liên quan đến việc thích ứng với sự thay đổi bất định.
Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục phát triển dựa trên kết quả nghiên cứu này trong việc xây dựng các kịch bản ứng phó để thay đổi các giải pháp cũng như xây dựng các chỉ tiêu đánh giá giải pháp làm cơ sở cho việc theo dõi và thay đổi giải pháp mới khi giải pháp thực hiện không đáp ứng mục tiêu đặt ra. Thêm vào đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể ứng dụng của công nghệ kết hợp với lộ trình thực hiện các giải pháp để số hóa các chỉ tiêu theo các quy hoạch phát triển đặt ra làm cơ sở để xây dựng lộ trình thực hiện các giải pháp theo dõi đánh giá, từ đó, giúp nâng cao kết quả thực hiện quy hoạch.
Thesis title: Integrated water resource management for sustainable agriculture development in the flood-prone areas of the Vietnamese Mekong Delta
- Major: Rural Development Code: 62 62 0116
- Full name of PhD student: Hong Minh Hoang Year: 2017
- Scientific supervisor
Scientific supervisor 1: Assoc. Prof. Dr. Van Pham Dang Tri
Scientific supervisor 2: Dr. Nguyen Hong Tin
- Educational institution: Mekong Delta Development Institute - Can Tho University.
The Vietnamese Mekong Delta (VMD) is a key agricultural production area of Vietnam, but surface water in the VMD depends on 80% from the upstream Mekong River. Therefore, the change of surface water resources in the upstream Mekong River and the impacts on climate change will significantly affect the change of surface water resources and agricultural production in the VMD in the future. Under the impact on climate change and changes in surface water resources in the upstream Mekong River, surface water resources in the VMD will be becoming increasingly unpredictable and creating many uncertain changes that may occur in the future and put a lot of pressure on management. Therefore, the current approach to integrated water resources management should be geared towards adaptive risk management to future uncertainty. Therefore, the research topic "Integrated water resources management for sustainable agricultural development in the flood-prone areas of the Vietnamese Mekong Delta" was carried out to contribute to improve the efficiency of integrated surface water resources management for agricultural production in the flood-prone areas of the VMD to adapt the uncertainty of changing surface water resources in the upstream Mekong River.
Content 1: Analyzing the current situation of changes in surface water resources on farmers' rice production activities in the study area. In this content, the study applied the system analysis framework DPSIR (Driving forces - Pressure - State - Impact - Response) to analyze the impact of the changing in surface water resources in the upstream Mekong River to rice production in the study area. Thereby, the study identifies the negative impacts on rice production of local farmers and then proposes appropriate adaptation solutions towards sustainable agricultural development for the study area until 2030.
Content 2: Analyzing the influence of the current situation of the irrigation system on rice farmer’s livelihood in the study area. In this content, the study applied the sustainable livelihood framework SLF of the Department for International development (DFID) to assess the impact of the status of the irrigation system on the livelihood capital of farmers in the study area. From there, the analysis results as a basis for proposing solutions related to irrigation for rice production activities in the study area, serving the orientation of rice production development in the study area to 2030.
Content 3: Developing a roadmap to implement solutions for the orientation of rice production development in the study area to adapt to the uncertain changes of surface water resources in the upstream Mekong River up to 2030. In this content, the research applied the approach to support decision-making to adapt to uncertain changes in water resource management (DAPP) to build a solutions implementation roadmap that was proposed through analyzing the advantages and disadvantages of content 1 and content 2 to serve the orientation of rice production development in the context of uncertain changes of surface water resources and climate change in the study area to 2030.
The research contributes a novel scientific approach to integrated surface water resource management in flood-prone areas of the VMD in specific and the broader Mekong Delta region in general. Specifically, this involves developing a roadmap for implementing solutions to support agricultural development that adapts to the uncertain changes in surface water resources in the Mekong River.
The dynamic adaptive policy pathway (DAPP) approach can support decision-making in surface water resources management for agricultural production in the flood-prone areas of the Vietnamese Mekong Delta to adapt to the uncertainty of surface water resources in Mekong River in the future.
The solutions roadmap developed using the DAPT approach in this study involves the dynamic implementation of changes, including modifications to solutions and the timing of implementation, to adapt to uncertain changes throughout the solution implementation process. Consequently, the solutions outlined in the roadmap may undergo alterations in response to changes in the contextual conditions of implementation, ensuring that the solutions roadmap aligns with the initial objectives.
The decision support approach in water resource management (DAPP) applied in this study can be fully applied in practice to support the management of surface water resources and agricultural production in the VMD. In addition to surface water resource management, the DAPP approach can be applied to different fields in developing a roadmap for implementation adaptation and development solutions. The implementation of solutions according to the roadmap will help to overcome the limitation of the implementation of individual solutions in the Mekong Delta and will especially support the management to improve the ability to adapt to uncertain changes in the future.
The limitation of the study is that it is impossible to fully evaluate all factors affecting agricultural production activities as well as the management and operation of the irrigation system at the study area. Therefore, future studies need to conduct a detailed analysis of impacts in each different aspect to clarify the current status of the study area, thereby providing the appropriate solutions and based on the DAPP approach to developing an implementation roadmap for proposed solutions. Further studies can apply this approach to expand to other sub-regions in the VMD related to adaptation to uncertain change.
Further studies can continue applying the DAPP approach to develop response scenarios as well as solution evaluation criteria to serve for monitoring and changing new solutions when the implemented solution does not meet the set goals. In addition, further studies can apply the DAPP approach to extend to other regions or to general development in the VMD in relation to adaptation to uncertainty.